M&A và IPO trong tuần (Từ 4/4 - 8/4): Doanh nghiệp Bất động sản làm thị trường chao đảo
Khép lại phiên giao dịch ngày 8/4, VN-Index giảm 20,35 điểm (1,35%) còn 1.482 điểm, HNX-Index giảm 9,59 điểm (2,17%) xuống 432,02 điểm, UPCoM-Index giảm 1,97 điểm (1,7%) xuống 113,84 điểm.
Nhà đầu tư ngỡ ngàng vì áp lực bán đột ngột dâng cao và cứ thế kéo chỉ số chính sàn HOSE bốc hơi hơn 20 điểm khi đóng cửa. Sàn HOSE đỏ rực với 370 mã giảm, trong đó có tới 25 mã giảm sàn. Theo quan sát, nhiều các mã nằm sàn thuộc nhóm bất động sản, xây dựng như BCG, FLC, KBC, ROS, TGG, VGC, LHG.
1. Đồng Tâm Dotalia hoàn tất bán 9 triệu cổ phiếu CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành
Vào ngày 01/04/2022, CTCP Đồng Tâm Dotalia đã bán 9 triệu cp TTF của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE: TTF).
Sau giao dịch, Đồng Tâm Dotalia đã giảm tỷ lệ sở hữu tại TTF từ 2.84% (hơn 11 triệu cp) xuống còn 0.56% (hơn 2 triệu cp).
Ước tính đơn vị này đã thu về hơn 150 tỷ đồng sau thương vụ.
2. Cổ đông lớn nhất bán 1.5 triệu cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên
CTCP Berlays Holdings báo cáo vừa bán 1.5 triệu cp của CTCP Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên (HNX: CTC), hạ sở hữu xuống còn mức 10%.
Trước giao dịch, Berlays Holdings sở hữu 3.1 triệu cp tương ứng 19.62% vốn và là cổ đông lớn nhất tại CTC.
Mới đây nhằm mục đích cần vốn sử dụng, Berlays Holdings vừa bán 1.5 triệu cp vào ngày 30/03, theo đó hạ sở hữu xuống còn 1.6 triệu cp (10.13%).
3. Ủy viên HĐQT CTCP Tập đoàn Sơn Đại Việt tiếp tục muốn thoái 3.5 triệu cổ phiếu của công ty
Sau khi bán ra 5 triệu cp CTCP Tập đoàn Sơn Đại Việt (HNX: DVG), ông Bùi Văn Thụy - Ủy viên HĐQT tiếp tục đăng ký bán 3.5 triệu cp DVG từ ngày 06/04 đến ngày 29/04/2022.
Nếu thương vụ thành công, ông Thụy sẽ không còn là cổ đông lớn tại DVG sau khi giảm tỷ lệ sở hữu từ 15.17% (hơn 4 triệu cp) xuống còn 2.67% (747,845 cp).
Ước tính ông Thụy sẽ thu về hơn 48 tỷ đồng nếu hoàn tất giao dịch.
Trước đó, ông Thụy đã bán 5 triệu cp, tương đương gần 16% vốn, từ ngày 17 đến ngày 24/03, nhằm giảm sở hữu từ 33% (hơn 9.2 triệu cp) xuống còn 15%.
4. Quỹ ngoại có thể sẽ thoái sạch vốn tại YEG
Nhằm cơ cấu danh mục đầu tư, DFJ VinaCapital Venture Investment Ltd (DFJV) đăng ký bán hơn 1.5 triệu cp YEG của Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) từ ngày 06/04 đến ngày 03/05/2022.
Nếu thương vụ thành công, quỹ ngoại này sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu YEG nào (hiện đang sở hữu 4.87% vốn tại YEG).
Ước tính quỹ ngoại sẽ thu về hơn 42 tỷ đồng từ thương vụ.
5. CII bán xong 9 triệu cổ phiếu quỹ, thu về 290 tỷ đồng
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (Mã: CII) vừa cho biết đã hoàn tất bán 9 triệu cổ phiếu quỹ như đã đăng ký từ ngày 22/3 đến 6/4 theo hình thức khớp lệnh.
Giá giao dịch bình quân là 32.222 đồng/cp, ước tính công ty đã thu về khoảng 290 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu quỹ. Sau giao dịch này, CII còn khoảng 31,79 triệu cổ phiếu quỹ.
Trong khoảng hơn 3 tháng kể từ đầu năm 2022, đây là lần thứ hai CII đem bán cổ phiếu quỹ. Trước đó, từ ngày 24/1 đến 22/2, CII đã bán hơn 3,5 triệu cổ phiếu quỹ với giá giao dịch bình quân là 35.128 đồng/cp, thu về khoảng 124 tỷ đồng.
6. Gemadept muốn phát hành hơn 100 triệu cp, giá chỉ bằng 1/3 thị giá
HĐQT GMD_ CTCP Gemadept (HOSE: GMD) cũng dự kiến trình cổ đông thông qua việc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu năm 2022. GMD sẽ chào bán tối đa hơn 100 triệu cp với giá 20,000 đồng/cp, chỉ bằng 1/3 thị giá.
Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của GMD sẽ tăng từ 3,014 tỷ đồng lên hơn 4,018 tỷ đồng. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2022, sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành là 2,009 tỷ đồng.
7. Công ty con của SCIC muốn mua thêm cổ phần tại MB
Công ty TNHH một thành viên Đầu tư SCIC thông báo đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu MBB, ước chi gần 34 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) Công ty TNHH một thành viên Đầu tư SCIC (SIC) thông báo đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) với nhằm mục đích đầu tư tài chính.
Giao dịch dự kiến thực hiện trong thời gian 12/4 đến 11/5, theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận. Chốt phiên giao dịch ngày 7/4, giá cổ phiếu MBB dừng ở 33.700 đồng/cp. Ước tính với giá trị này, SIC sẽ phải chi ra khoảng 33,7 tỷ đồng.
8. CTCP Đại lý Vận tải SAFI có ý định thoái vốn tại CTCP Container Việt Nam
Sáng ngày 08/04, SFI tổ chức ĐHĐCĐ và đưa ra kế hoạch thoái vốn VSC do không hoạt động chung hướng. Trong vòng mấy năm góp vốn vào VSC, mặc dù công ty VSC cùng ngành nhưng SFI lại không hoạt động chung hướng, VSC chuyên về khai thác cảng còn SFI làm về dịch vụ logistics. CTCP Tập đoàn T&D GROUP vừa nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn tại VSC nên làm giảm quyền kiểm soát của SFI. Do đó, SFI đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới mức 5%, hiện còn nắm giữ hơn 4 triệu cp VSC.
Dự kiến, SFI sẽ bán toàn bộ 1.73 triệu cp quỹ đang nắm giữ. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 2 năm 2022.
9. Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công dự kiến sẽ thoái sạch vốn tại CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa.
Nhằm cơ cấu danh mục đầu tư, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công, đăng ký bán 10 triệu cp SBT của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (HOSE: SBT) từ ngày 12/04 đến ngày 15/05/2022 theo phương thức thỏa thuận.
Nếu giao dịch thành công, ông Thành sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu SBT nào (hiện đang sở hữu 1.54% vốn). Ước tính, ông Thành sẽ thu về khoảng 230 tỷ đồng.
10. Sông Đà chính thức rút khỏi Sudico
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tổng công ty Sông Đà đã bán đấu giá thành công hơn 41,7 triệu cổ phiếu SJS với giá đấu thành công bình quân là 102.000 đồng/cổ phần. Số tiền mà Sông Đà thu về khi hoàn tất thoái vốn tại Sudico là 4.258 tỷ đồng.
Tuần này có 1 thông tin về IPO mới nhất.
1. Tập đoàn Đèo Cả tham vọng lên UPCoM trong năm nay
Ngày 6/4, tại TP HCM, CTCP Tập đoàn Đèo Cả (Đèo Cả Group) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.
Sang năm 2022, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.916 tỷ đồng, tăng hơn 21% so với năm 2021. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 472 tỷ đồng, tăng khoảng 15% so với năm ngoái.
Với các dự án trên, Đèo Cả ước tính tổng nhu cầu sử dụng vốn là 4.244 tỷ đồng cho giai đoạn 2022 - 2023, trong đó tập đoàn sẽ góp vốn đầu tư vào CTCP Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (Mã: HHV) số tiền 1.200 tỷ đồng.
Với nhu cầu trên, các cổ đông của Đèo Cả đã thông qua việc tăng vốn điều lệ thêm 4.234 tỷ đồng thông qua việc chào 404,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành 20 triệu cổ phiếu ESOP. Nếu thành công, vốn điều lệ của tập đoàn sẽ tăng lên thành 8.287 tỷ đồng.
Đáng chú ý, các đại diện cổ đông khác cũng đồng ý và mong muốn Tập đoàn Đèo Cả sớm được giao dịch trên UPCoM trong năm 2022.
Quay trở lại với cổ phiếu PGT của PGT Holdings trên sàn HNX, ngoài những tín hiệu diễn biến của chứng khoán khiến thị trường liên tục có những nhịp điều chỉnh, thì tin tức tuần này tiếp tục nhấn mạnh về tính minh bạch thông tin của thị trường chứng khoán.
PGT Holdings - một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Mã PGT đang thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư thời gian gần đây.
Đứng trước những sự kiện về minh bạch thông tin nhà lãnh đạo cao cấp của PGT Holdings chia sẻ ý kiến và quan điểm của mình.
"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."
Nắm bắt được những vấn đề cốt lõi đó PGT Holdings luôn kinh doanh theo triết lý "Giá trị bền vững" để doanh nghiệp phát triển hơn nữa.
Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kì vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, mã cổ phiếu PGT là một gợi ý hợp lí để các nhà đầu tư tìm hiểu và lựa chọn.
Khép lạo phiên giao dịch ngày 8/4/2022, cổ phiếu PGT khớp lệnh thành công 11,700 cổ phiếu với mức giá đóng cửa 10,100 VNĐ. Và tiếp tục nằm trong vùng hỗ trợ mua vào để tích lũy đầu tư dài hạn.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp vô cùng tiềm năng. Vì vậy PGT chính là một gợi ý để các nhà đầu tư giải ngân đầy hợp lý để ăn nên làm ra.
Thông tin doanh nghiệp
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.