M&A và IPO trong tuần: (Từ 7/3 - 11/3) Những thương vụ chuyển nhượng chịu tác động từ việc Fed nâng lãi suất trong tháng 3
Diễn biến tại phiên giao dịch cuối tuần thứ 6 ngày 11/3, áp lực điều chỉnh từ nhóm cổ phiếu trụ rổ VN30 khiến VN-Index rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại 1.470 điểm.
Sắc đỏ áp đảo khiến 2/3 mã chứng khoán giảm điểm trên sàn HOSE. Đóng cửa, VN-Index giảm 12,54 điểm (0,85%) còn 1.466,54 điểm, HNX-Index giảm 5,44 điểm (1,22%) xuống 442,2 điểm, UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (0,07%) lên 115,37 điểm.
Trong tuần này có 12 thương vụ M&A đã diễn ra.
1. Tập đoàn Mường Phăng đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu TNT
CTCP Tập đoàn Mường Phăng vừa đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu CTCP Tập đoàn TNT (Hose: TNT), tương đương gần 2% vốn. Giao dịch dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 10/03-08/04.
Trước giao dịch, Mường Phăng chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu của CTCP Tập đoàn TNT (HOSE: TNT). Nếu gom thành công trọng vẹn, Mường Phăng sẽ sở hữu 1.96% vốn tại TNT. Chiếu theo giá 18,050 VNĐ ước tính thương vụ có giá trị hơn 18 tỷ đồng.
2. Chứng khoán Nhất Việt chuẩn bị chào đón thêm 1 cổ đông lớn
Sau hàng loạt đăng ký giao dịch của cổ đông nội bộ thì mới đây, CTCP Amber Capital Holdings - đơn vị liên quan đến Tổng Giám đốc của CTCP Chứng khoán Nhất Việt (UPCoM: VFS) đã có động thái đăng ký mua 8.8 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 09/03-07/04.
Hiện, Amber Capital Holdings không nắm giữ bất kỳ cổ phần nào tại VFS. Tuy nhiên, nếu giao dịch diễn ra thành công, tổ chức này sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của VFS với tỷ lệ sở hữu 10.96%.
3. Sông Đà chào bán lô cổ phiếu SJS với giá khởi điểm 101,900 VNĐ
Tổng Công ty Sông Đà chào bán toàn bộ gần 42 triệu cổ phiếu sở hữu tại CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, HOSE: SJS) qua hình thức đấu giá. Giá khởi điểm là 101,900 đồng/cp.
Ngày 07/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đấu giá 41.7 triệu cổ phiếu tương đương 36.7% vốn tại SJS do Tổng Công ty Sông Đà - CTCP (UPCoM: SJG) sở hữu. Với mức giá khởi điểm 101,900 VNĐ, lô cổ phiếu này có giá trị tối thiểu 4,249 tỷ đồng.
Đối tượng tham gia đấu giá gồm nhà đầu tư là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân trong, ngoài nước theo quy định. Cuộc đấu giá dự kiến tổ chức ngày 05/04 tới, tại HNX.
Trước đó, Sông Đà từng lên kế hoạch thoái vốn Sudico với giá khởi điểm 80,000 VNĐ vào giữa năm 2021 tuy nhiên đã bất thành.
4. Chứng khoán APG chính thức rút khỏi GKM
Ngày 03/03 vừa qua, cổ đông lớn thứ 2 của CTCP Khang Minh Group (HNX: GKM) – CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) đã có động thái thoái sạch vốn khi bán thành công gần 2.8 triệu cổ phiếu GKM, tương đương 11.58% vốn của Công ty.
Chiếu theo thị giá bình quân của cổ phiếu GKM, ước tính APG đã thu về hơn 143 tỷ đồng từ thương vụ.
5. Thành viên HĐQT Hòa Phát có thể thu về hơn 50 tỷ đồng sau khi thoái bớt vốn
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG), đã bán khớp lệnh 1 triệu cp HPG trong thời gian 18/02 - 07/03/2022.
Sau giao dịch, ông Quang giảm sở hữu tại Công ty từ 84.7 triệu cp (tỷ lệ 1.89%) xuống còn 83.7 triệu cp (tỷ lệ 1.87%). Ước tính ông Quang có thể thu về hơn 51 tỷ đồng.
6. Cổ đông lớn hoàn tất bán ra hơn 1,6 triệu cổ phiếu DC4
Trong ngày 01/03 và 02/03/2022, CTCP Phát triển và Kinh doanh nhà đã bán ra hơn 1.6 triệu cổ phiếu DC4 của CTCP Xây dựng DIC Holdings (HOSE: DC4).
Sau giao dịch, cổ đông lớn này giảm tỷ lệ sở hữu tại DC4 từ 20.11% (hơn 10 triệu cổ phiếu) xuống còn 16.89% (hơn 8 triệu cổ phiếu). Ước tính đơn vị này đã thu về hơn 42 tỷ đồng sau thương vụ.
7. HMH: Ủy viên HĐQT muốn trở thành cổ đông lớn
Để gia tăng đầu tư, ông Trần Quang Tiến - Ủy viên HĐQT CTCP Hải Minh (HNX: HMH) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HMH trong thời gian 10/03-07/04/2022.
Nếu giao dịch thành công, dự kiến ông Tiến sẽ tăng sở hữu tại Công ty từ 588,000 cổ phiếu (tỷ lệ 4.58%) lên mức 1.6 triệu cp, tương đương tỷ lệ vốn là 12.4%, chính thức trở thành cổ đông lớn của HMH.
8. CII tiếp tục thoái thêm 9 triệu cổ phiếu NBB, chính thức không còn là công ty mẹ
Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) vừa có báo cáo kết quả giao dịch tại Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (HoSE: NBB).
Theo đó, CII đã bán 2,14 triệu cổ phiếu NBB để giảm sở hữu từ 51,14% về còn 49% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 7/3 đến 8/3.
Trước đó, CII thông qua kế hoạch giảm sở hữu tại NBB để chuyển từ công ty con sang công ty liên kết. Như vậy, sau giao dịch, CII không còn là công ty mẹ của NBB.
9. PV Power muốn thoái sạch vốn tại Công ty cổ phần điện Việt Lào
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, HoSE: POW) vừa công bố thông tin về việc thông qua phương án chuyển nhượng cổ phần của ty tại Công ty Cổ phần điện Việt Lào (VLP).
Theo đó, PV Power dự kiến thoái toàn bộ 30.805.200 cổ phiếu Công ty Cổ phần điện Việt Lào.
10. Một cá nhân chi hơn 76 tỷ đồng mua 51% vốn của HUD1
Phiên đấu giá 5,1 triệu cổ phần của Công ty Cổ Phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 (HoSE: HU1) do Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) sở hữu đã diễn ra vào ngày 9/3 vừa qua.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), HUD đã thoái vốn thành công tại HUD1 sau khi tiến hành đấu giá 5,1 triệu cổ phiếu HU1.
Trước đó, HNX cho biết có tổng cộng 5 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá với số lượng đặt mua là 25,5 triệu đơn vị.
Kết quả, một nhà đầu tư là cá nhân đã đấu giá thành công với mức giá là 76,6 tỷ đồng cho cả lô 5,1 triệu cổ phiếu HU1, tương đương 15.019 đồng/cổ phiếu. Được biết, số cổ phần này chiếm 51% vốn của HUD1.
11. Ba cổ đông bán hết hơn 12% vốn Nhựa Sài Gòn trong cùng ngày
Công ty TNHH Thương mại Á Châu vừa thông báo đã bán toàn bộ 165.864 cổ phiếu NSG (tương đương 1,92% vốn điều lệ).
Ông Trần Tráng,người liên quan tới HĐQT thông báo đã bán toàn bộ 378.804 cổ phiếu (tương đương 4,38% vốn điều lệ).
Công ty TNHH Nhựa Nam Á thông báo đã bán 530.760 cổ phiếu (tương đương 6,14% vốn điều lệ).
Thị trường xuất hiện giao dịch thỏa thuận 1.075.428 triệu cổ phiếu NSG ở mức giá 6.500 VNĐ. Như vậy, ba cổ đông là Thương mại Á Châu, Nhựa Nam Á và ông Trần Tráng đã thu về số tiền gần 7 tỷ đồng từ hơn 1 triệu cổ phiếu NSG.
12. Nhóm quỹ Thụy Sĩ tiếp tục gom thêm, nâng sở hữu tại Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HOSE: TNH) lên hơn 7%.
Nhóm quỹ KWE Beteiligungen AG (Thụy Sĩ) vừa mua thêm cổ phần và nâng sở hữu tại Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HOSE: TNH) lên 7,31%.
Theo công bố thông tin mới đây, nhóm cổ đông lớn KWE Beteiligungen AG vừa thực hiện giao dịch mua 175.000 cổ phiếu TNH, nâng mức sở hữu từ 5,94% lên 6,27% vốn điều lệ của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên.
Giao dịch được thực hiện thông qua quỹ thành viên KWE Beteiligungen AG vào ngày 1/3 Sau giao dịch, KWE Beteiligungen AG sở hữu hơn 3,2 triệu cổ phiếu TNH, tương đương 6,27% vốn điều lệ của công ty. Theo đó, cả nhóm quỹ đã sở hữu gần 3,8 triệu cp, tương ứng với 7,31% vốn của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên.
Trong tuần này chưa có thông tin về IPO lên sàn mới.
Bên cạnh đó trong tuần này, cơ bản về thông tin chuyển nhượng PGT Holdings ( HNX: HNX) chưa có nhiều thông tin mới trên trang thông báo tới các nhà đầu tư. Nhưng tuy nhiên trên kênh thị trường chứng khoán cổ phiếu PGT lại nổi bật trong tuần này. Nếu như thị trường chứng khoán đang giằng co điểm để tạo cho thị trường những tín hiệu tích cực thì cổ phiếu PGT ngày 10/3/2022 lại tạo 1 cú hích khi tăng trần. Kéo theo tâm lý đầy hứng phần của các nhà đầu tư khi rót vốn và PGT Holdings_ doanh nghiệp với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi về M&A.
Thống kê giao dịch của cổ phiếu PGT.
Cổ phiếu PGT tại phiên ngày 11/3 tiếp tục chuỗi tăng điểm kịch trần (12,300 VNĐ) ngay khi phiên giao dịch hôm nay mở cửa. Lý giải về sự tăng trưởng này, nhiều chuyên gia chứng khoán và các nhà đầu tư đang nắm giữ mã PGT cho rằng: chính mức giá tốt, thanh khoản cao (Tại phiên giao dịch hôm nay PGT khớp lệnh thành công 334,280 cổ phiếu gấp 2,3 lần so với phiên ngày 10/3), tính minh bạch trong thông tin công bố cùng những kế hoạch được triển khai gần đây đây giúp mã PGT được các nhà đầu tư quan tâm và tìm hiểu. Các nhà đầu tư tin rằng cổ phiếu PGT sẽ tăng trưởng bền vững và sinh lời dài hạn trong tương lai.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong những năm qua PGT với lợi thế kinh doanh trong lĩnh vực M&A (mua bán & sáp nhập) và được đánh giá là kênh huy động vốn hiệu quả, động lực lớn giúp nền kinh tế trong nước tái cơ cấu tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều thương vụ M&A đã được PGT triển khai với giá trị lớn đã diễn ra bất chấp khó khăn của dịch bệnh.
Trong năm 2022 sẽ là một năm mà PGT Holdings tiếp tục đem lại những điều bất ngờ, những thương vụ giá trị hơn nữa để đem lại giá trị sinh lời cho các cổ đông. Vì vậy PGT Holdings rất đáng để nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Khi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.