M&A và IPO trong tuần (Từ 9/5 - 13/5): TTCK khó đoán trong ngắn hạn
Đóng cửa ngày 13/5/2022, VN-Index giảm 56,07 điểm (4,53%) còn 1.182,77 điểm, HNX-Index giảm 13,13 điểm (4,16%) về 302,39 điểm, UPCoM-Index giảm 2,83 điểm (2,93%) về 93,61 điểm.
Tâm lý thị trường bi quan trong bối cảnh xu hướng bán tháo diện rộng. VN-Index mất mốc 1.200 điểm và giảm 56 điểm. Không riêng gì chỉ số sàn HOSE, HNX-Index và UPCoM-Index cũng đồng loạt lao dốc và chưa thể tìm kiếm vùng cân bằng. Trạng thái thận trọng lớn khiến các nhà đầu tư giải ngân rất ít.
Trong tuần này có 11 sự kiện M&A diễn ra.
1. Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC vừa mua 1 triệu cp của Ngân hàng TMCP Quân đội
Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) vừa mua 1 triệu cp của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HOSE: MBB), tương ứng tỷ lệ 0.0265%, trong thời gian 12/04-04/05/2022.
Trước đó, SIC không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của MB. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh. Ước tính SIC phải chi gần 30.2 tỷ đồng để thực hiện giao dịch trên.
2. Một công ty chứng khoán đăng ký mua 5 triệu cp SAM
CTCP Chứng khoán Quốc Gia vừa đăng ký mua 5 triệu cp của CTCP SAM Holdings (HOSE: SAM) từ ngày 13/05-10/06.
Chứng khoán Quốc Gia là đơn vị liên quan đến 2 lãnh đạo của SAM, gồm ông Hoàng Lê Sơn - Chủ tịch HĐQT và ông Bùi Quang Bách - Thành viên HĐQT.
Trước giao dịch, cổ đông này đang nắm 3.5 triệu cp SAM (0.97%). Nếu mua thêm thành công 5 triệu cp, Chứng khoán Quốc Gia sẽ nâng sở hữu lên thành 8.5 triệu cp (2.34%). Chiếu theo giá 11,100 đồng/cp vào phiên chiều 10/05, ước tính thương vụ có giá trị gần 56 tỷ đồng.
3. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn của ROS
Ông Lê Văn Lợi chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) sau khi hoàn tất mua hơn 10.44 triệu cp ROS, tương đương 1.84% vốn, vào ngày 04/05/2022.
Ông Lợi trở thành cổ đông lớn tại ROS khi nâng tỷ lệ sở hữu từ 3.964% (gần 22.5 triệu cp) lên 5.804% (hơn 32.94 triệu cp).
Với giá chốt phiên 04/05 tại mức 5,050 đồng/cp, ước tính ông Lợi đã chi gần 52.74 tỷ đồng cho giao dịch trên.
4. Quỹ thành viên nhóm Dragon Capital gom thêm 1 triệu cp NLG
CTBC Vietnam Equity Fund vừa mua thêm 1 triệu cp của CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG), nâng sở hữu của cả nhóm cổ đông ngoại lên mức 6.1%.
Ngày 06/05, CTBC Vietnam Equity Fund vừa mua thêm 1 triệu cp NLG, theo đó nâng sở hữu từ mức 1.4% lên 1.67%.
Tính chung cả nhóm cổ đông Dragon Capital, tỷ lệ sở hữu tăng từ 5.8% lên thành 6.1%.
5. Nhóm cổ đông ngoại nâng sở hữu tại TNH lên trên 9%
KWE Beteiligungen AG vừa mua thêm 144,900 cp của CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HOSE: TNH), theo đó nâng sở hữu cả nhóm cổ đông lên 9.22%.
Ngày 09/05, KWE Beteiligungen AG mua thêm 144,900 cp TNH. Theo đó, nhóm cổ đông nước ngoài gồm KWE Beteiligungen AG và VBF Holding AG tăng tỷ lệ nắm giữ từ 8.94% lên thành 9.22%
6. Một cá nhân bán thành công 4 triệu cp HTP
Bà Nguyễn Thị Kim Hiếu đã bán thành công 4 triệu cp của CTCP In Sách Giáo khoa Hòa Phát (HNX: HTP) vào ngày 05/05/2022 với lý do cơ cấu danh mục đầu tư.
Sau giao dịch, bà Hiếu giảm tỷ lệ sở hữu tại HTP từ 27.23% (25 triệu cp) xuống còn 22.87% (21 triệu cp). Dựa theo giá kết phiên 05/05 ở mức 42,000 đồng/cp, ước tính bà Hiếu đã thu về xấp xỉ 168 tỷ đồng sau khi thoái vốn.
7. Thành viên HĐQT muốn bán sạch cổ phiếu DHM
Ông Dương Hữu Hiếu - Thành viên HĐQT CTCP Thương mại và Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu (HOSE: DHM) đăng ký bán hết 1.28 triệu cp đang nắm giữ từ ngày 16/05-14/06.
Nếu bán ra thành công, ông Hiếu sẽ thoái toàn bộ 4.09% vốn đang sở hữu. Chiếu theo giá 10,900 đồng/cp chốt phiên 11/05, ước tính thương vụ có giá trị khoảng 14 tỷ đồng.
8. Đầu tư IPA muốn mua 4.2 triệu cp PTI
Nếu giao dịch thành công, CTCP Tập đoàn đầu tư IPA sẽ trở thành cổ đông lớn của Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI).
Nhằm mục đích đầu tư tăng tỷ lệ sở hữu, Đầu tư IPA dự kiến mua vào 4.2 triệu cp PTI trong thời gian 13/05-10/06/2022.
Hiện, Đầu tư IPA chưa sở hữu cổ phần PTI, nếu mua thành công số cổ phiếu trên, tổ chức này sẽ trở thành cổ đông lớn của PTI với tỷ lệ sở hữu 5.22%.
9. Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Sản xuất và Thương mại HCD mua thành công 2 triệu cp HCD.
Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Sản xuất và Thương mại HCD (HOSE: HCD) sẽ trở thành cổ đông lớn của Công ty sau khi mua thành công 2 triệu cp HCD.
Ông Phùng Chí Công - Chủ tịch HCD thông báo sẽ mua vào 2 triệu cp HCD trong thời gian 18/05-16/06/2022 để nâng tỷ lệ sở hữu.
Hiện, ông Công không sở hữu cổ phần tại Công ty. Nếu mua thành công số cổ phiếu như đã đăng ký, vị Chủ tịch này sẽ trở thành cổ đông lớn của HCD với tỷ lệ sở hữu 6.33%.
10. Transimex muốn thành công ty mẹ của TJC
Tại CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại (HNX: TJC), cổ đông lớn CTCP Transimex (HOSE: TMS) vừa đăng ký mua thêm 1.7 triệu cp từ ngày 13/05-07/06.
TMS hiện đang nắm 2.8 triệu cp, tương ứng gần 33% vốn tại TJC. Nếu mua thêm thành công, TMS sẽ nâng sở hữu lên mức 4.5 triệu cp, tương ứng hơn 53% vốn, trở thành cổ đông chi phối.
Ước tính thương vụ có giá trị khoảng 32 tỷ đồng.
11. Người liên quan tới lãnh đạo DBT đăng ký mua 1.5 triệu cp
Tại CTCP Dược phẩm Bến Tre (HOSE: DBT), bà Bùi Hồng Hạnh - vợ ông Phạm Thứ Triệu - thành viên HĐQT vừa đăng ký mua 1.5 triệu cp từ ngày 17/05-16/06.
Ông Triệu đang nắm 1.8 triệu cp (12.61%), còn bà Hạnh chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào. Nếu mua vào thành công 1.5 triệu cp, bà Hạnh sẽ nắm tỷ lệ 10.56% và trở thành cổ đông lớn.
12. Một cá nhân gom 1.5 triệu cp TNC chỉ trong 2 tuần
Tại CTCP Cao su Thống Nhất (HOSE: TNC), ông Lê Trung Đức vừa mua tổng cộng 1.5 triệu cp, tương ứng 7.7% vốn, trở thành cổ đông lớn.
Ngày 28/04, ông Đức mua vào 1.1 triệu cp. Đến ngày 09/05, ông Đức tiếp tục mua thêm 342,880 cp, nâng tỷ tổng sở hữu lên thành 1.48 triệu cp (7.71%).
Cổ phiếu TNC ghi nhận khối lượng thỏa thuận các ngày trên bằng đúng lượng ông Đức mua vào. Giá trị giao dịch đạt tổng cộng 72.5 tỷ đồng.
Trong tuần này chưa có thông tin IPO.
Quay lại cơ hội đầu tư trong tuần này của cổ phiếu PGT trên sàn HNX, nếu như thị trường đang dần hồi phục nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn nghi ngờ rằng sự hồi phục này đầy sự rủi ro. Thì nội tại của cổ phiếu PGT lại có sự ổn định và phục hồi qua mỗi phiên.
Thị trường chứng khoán trong tuần này vẫn khá lưỡng lự khi trong thời gian giao dịch điểm chỉ số chung vẫn lên xuống thất thường. Tuy nhiên sự minh bạch và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được đặt lên hàng đầu.
Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kỳ vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Khép lại phiên giao dịch ngày 13/5, trong khi thị trường tiếp tục lao dốc hơn 56 điểm thì cổ phiếu của PGT vẫn đang nỗ lực bảo toàn giá trị giao dịch, hạn chế tối đa giảm điểm để vượt qua cơn bão điều chỉnh từ thị trường. Cụ thể trong suốt thời gian giao dịch mã PGT luôn giữ ở khoảng giá tham chiếu, nhưng tuy nhiên thị trường bán tháo mạnh cũng ảnh hưởng tâm lý chung. Đóng cửa PGT giao dịch trong khoảng giá 7,100 – 10,000 VNĐ, trong đó điểm cộng nhỏ vẫn có sự tham gia giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.
Thống kê giao dịch của PGT.
Do đó, mã PGT là một gợi ý hợp lí để các nhà đầu tư và tìm hiểu.Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Mã PGT đang thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư thời gian gần đây.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: : https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.