M&A và IPO (Từ 1/ 8 - 5/ 8): Xu hướng TTCK bứt phá trong "Tháng Ngâu"
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/8/2022, VN-Index đã tích cực hồi phục và hướng thẳng về mức tham chiếu. Tuy nhiên bán ròng lại khiến chỉ số kết phiên ở dưới tham chiếu.
Chốt lại, VN-Index giảm 1,41 điểm (0,11%) về 1.252,74 điểm, HNX-Index tăng 2,17 điểm (0,73%) lên 299,9 điểm, UPCoM-Index tăng 0,45 điểm (0,5%) đạt 91,32 điểm.
Trong tuần này có 10 thương vụ M&A được thực hiện.
1. Chủ tịch CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long ước tính chi 13 tỷ đồng gom mua cổ phiếu TIG.
Ông Nguyễn Phúc Long - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (HNX: TIG) mua thành công 1 triệu cp từ ngày 30/06 - 22/07.
Chiếu theo giá trung bình giai đoạn 30/06 - 22/07, ước tính thương vụ có giá trị khoảng 13 tỷ đồng.
Theo đó, Chủ tịch Long tăng sở hữu từ 30.5 triệu cp (19.06%) lên thành 31.5 triệu cp (19.68%).
2. Người thân Chủ tịch DBC dự thu hàng chục tỷ đồng từ bán cổ phiếu
Tại CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC), bà Nguyễn Thị Tân Hòa - con gái Chủ tịch HĐQT Nguyễn Như So - đăng ký bán 2 triệu cp từ ngày 28/07-26/08/2022.
Bà Hòa hiện nắm 7.4 triệu cp, tương đương 3.05% vốn tại DBC. Nếu bán thành công, tỷ lệ nắm giữ của bà Hòa sẽ hạ xuống mức 2.23%. Chiếu theo giá 26,400 đồng/cp chốt phiên 26/07, ước tính thương vụ có giá trị khoảng 53 tỷ đồng.
Cá nhân Chủ tịch Nguyễn Như So đang nắm 68.5 triệu cp, tương đương 28.3% vốn và vẫn là cổ đông lớn nhất tại DBC.
3. Chủ tịch KHG đăng ký mua vào 3 triệu cp
Ông Nguyễn Khải Hoàn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG) đã đăng ký mua thêm 3 triệu cp KHG từ ngày 02 - 31/08/2022.
Ông Hoàn đang sở hữu gần 136 triệu cp KHG, tương đương tỷ lệ sở hữu 30.61%. Nếu giao dịch thành công, ông Hoàn sẽ nắm gần 139 triệu cp, tương đương 31.29%.
4. Cổ đông lớn SPD gom thêm gần 1 triệu cp
Tại CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung (UPCoM: SPD), ông Nguyễn Hoàng Giang vừa mua thêm 999,000 cp, nâng sở hữu lên gần 17%.
Giao dịch của ông Giang diễn ra vào ngày 25/07. Theo đó, cổ đông lớn nâng số lượng nắm giữ từ 1 triệu cp (8.43%) lên thành 2 triệu cp (16.75%).
Đây là lượng cổ phiếu do một cổ đông lớn khác là ông Lâm Văn Đỉnh bán ra. Kết thúc giao dịch, ông Đỉnh không còn sở hữu tại SPD. Thương vụ có giá trị gần 7 tỷ đồng.
5. Vilico gom 5.4 triệu cp của doanh nghiệp sản xuất rượu vang Đà Lạt
Giao dịch được thực hiện ngày 25/07, Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam - CTCP (Vilico, UPCoM: VLC) trở thành cổ đông lớn tại CTCP Thực phẩm Lâm Đồng (HNX: VDL) sau khi mua 5.4 triệu cp (38.3%).
6. Phó Chủ tịch TVB muốn gom thêm 1 triệu cp
Ông Phạm Thanh Tùng - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Trí Việt (HOSE: TVB) đăng ký mua 1 triệu cp từ ngày 04-31/08.
Ông Phạm Thanh Tùng đang sở hữu 2.9 triệu cp, tương đương tỷ lệ 2.57%. Nếu gom thành công thêm 1 triệu cp, vị lãnh đạo sẽ tăng nắm giữ lên thành 3.9 triệu cp (3.46%).
Ước tính thương vụ có giá trị khoảng 8.3 tỷ đồng.
7. Chứng khoán VIX: Người nhà tổng giám đốc mua xong 10 triệu cổ phiếu
Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX (HoSE: VIX) vừa công bố kết quả giao dịch cổ phiếu của bà Dương Thị Hồng Hạnh, em dâu của bà Nguyễn Thị Tuyết, phó chủ tịch kiêm tổng giảm đốc công ty.
Bà Dương Thị Hồng Hạnh đã mua thành công 10 triệu cổ phiếu VIX trong thời gian từ ngày 21/7 đến ngày 3/8/2022. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh. Bà Hạnh đã nâng số lượng cổ phiếu VIX nắm giữ từ 10 triệu lên 20 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu tăng tương đương từ 1,82% lên 3,64%.
8. Yeah1 (YEG) muốn thoái sạch vốn khỏi 3 công ty con và thành lập 1 công ty mới
Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) vừa thông qua kế hoạch thoái vốn tại 3 công ty và đồng thời thành lập pháp nhân mới.
Cụ thể, công ty thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Công ty Cổ phần Tập đoàn Care tại Công ty TNHH Thương mại Yeah1, tương đương 510 triệu đồng, chiếm 51% vốn điều lệ. Thời gian thực hiện dự kiến là tháng 8/2022. Như vậy, sau khi hoàn tất chuyển nhượng, Công ty TNHH Thương mại Yeah1 không còn là công ty con gián tiếp của Yeah1.
Công ty cũng dự kiến trong tháng 8/2022 sẽ chuyển nhượng 91.800 cổ phần của Công ty Cổ phần Công nghệ Thương mại Giga1 tại Công ty Cổ phần Gigagoods, chiếm 51% vốn điều lệ. Như vậy, sau giao dịch, Công ty Cổ phần Gigagoods không còn là công ty con gián tiếp của Yeah1.
Bên cạnh đó, Yeah1 cũng thông qua chủ trương chuyển nhượng 106.200 cổ phần của Công ty Cổ phần Công nghệ Thương mại Giga1 tại Công ty Cổ phần Phân phối Gigawin, chiếm 59% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Phân phối Gigawin, thời gian dự kiến trong tháng 8/2022. Như vậy, sau giao dịch, Công ty Cổ phần Phân phối Gigawin không còn là công ty con gián tiếp của Yeah1.
Công ty cũng thông qua chủ trương góp vốn thành lập công ty con của Công ty Cổ phần Công nghệ Thương mại Giga1 là Công ty TNHH Yeah1 Up với vốn điều lệ 2 tỷ đồng, thời gian dự kiến trong tháng 8/2022.
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, Công ty TNHH Yeah1 Up trở thành công ty con gián tiếp của Yeah1.
9. Gỗ Trường Thành (TTF) dự chi gần 167 tỷ đồng để sở hữu 49% vốn điều lệ Tekcom Central
Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HoSE: TTF) mới đây đã thông qua chủ trương mua cổ phần của Công ty Cổ phần Tekcom Central.
Cụ thể, Gỗ Trường Thành dự kiến mua hơn 16,6 triệu cổ phần, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 49% vốn điều lệ Tekcom Central. Tổng giá trị giao dịch dự kiến là 166,6 tỷ đồng.
10. CTCP Bảo hiểm Hùng Vương đăng ký bán 1.7 triệu cỏ phiếu SAM
Với lý do đáp ứng nhu cầu tài chính, CTCP Bảo hiểm Hùng Vương đăng ký bán 1.7 triệu cp của CTCP SAM HOLDINGS (HOSE: SAM). Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 09/08-07/09/2022.
Ông Nguyễn Minh Tùng - Phó Tổng Giám đốc SAM kiêm thành viên HĐQT - từng là thành viên HĐQT của CTCP Bảo hiểm Hùng Vương
Trước giao dịch, CTCP Bảo hiểm Hùng Vương nắm giữ gần 4.4 triệu cp SAM, tương ứng tỷ lệ 1.2%. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ nắm giữ SAM của CTCP Bảo hiểm Hùng Vương hạ xuống còn 0.74%, tương đương gần 2.7 triệu cp. Ước tính HVB có thể thu về gần 22 tỷ đồng.
Trong tuần này chưa có thông tin về IPO.
Trong tuần này, tâm lý nhà đầu tư khá thoải mái và đầy hưng phấn khi TTCK với những phiên liên tiếp lên điểm. Đúng như tình hình thực tế mà các chuyên gia chứng khoán đã nhận định:
"VN-Index đang thoát khỏi xu hướng giảm giá kéo dài từ tháng 4/2022, phục hồi trên vùng hỗ trợ tâm lý 1,200 và duy trì xu hướng tích lũy kiêm tra lại đỉnh cũ.
Thị trường trong tháng qua phân hóa khá mạnh, nhóm mã phục hồi sinh lợi ngắn hạn tốt tập trung ở nhóm mã đã có thời gian chịu áp lực giảm giá kéo dài như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, đầu tư công, nông nghiệp... Ngược lại nhóm mã chịu áp lực bán, đạt đỉnh lợi nhuận là các mã nhóm thủy sản, hóa chất, bán lẽ, phân bón... đã hưởng lợi từ lạm phát, giá cả hàng hóa gia tăng mạnh. Kỳ vọng trong tháng 8/2022 thị trường sẽ tiếp tục phân hóa phục hồi và VN-Index có thể vượt được đỉnh giá tương ứng vùng 1,211 điểm để hướng đến vùng 1,220 - 1,260."
Thị trường chứng khoán từ 1/8- 5/8/2022.
Chia sẻ vấn đề trên, với góc nhà là 1 nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là CEO của PGT Holdings, ông Kakazu Shogo chia sẻ:
"Thị trường chứng khoán luôn phản ánh kỳ vọng tương lai, những phân tích cơ bản hay kỹ thuật dựa trên các số liệu đều đến từ quá khứ. Một số doanh nghiệp khi được hưởng lợi từ các yếu tố bên ngoài sẽ giúp công ty đạt mức doanh thu cực ấn tượng tuy vậy giá cổ phiếu lại giảm.
Vì vậy, nhà đầu tư nên chọn những cổ phiếu mà có triển vọng trong tương lai hơn là xuống tiền dựa trên số liệu trên báo cáo tài chính của quá khứ. Tức là khi cầm báo cáo kết quả kinh doanh trên tay, chúng ta phải dự báo mức tăng trưởng của quý sau hay năm sau chứ không nên dựa trên các số liệu được công bố để đưa ra quyết định đầu tư."
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 5/8/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,200 VNĐ. Nối tiếp xu hướng tích cực, mã PGT tiếp tục bứt phá lên điểm. Điểm sáng lớn nhất là dòng tiền cải thiện đáng kể khi thanh khoản ghi nhận sự tăng trưởng đều dặn (2/8 đạt 44,100 cổ phiếu) so với tháng 7/2022. Tâm lý nhà đầu tư dường như được cải thiện sau những phiên giảm điểm. Các chuyên gia cùng nhiều nhà đầu tư đang nắm giữ mã PGT kỳ vọng sự hồi phục này sẽ giúp cổ phiếu bứt phá về giá trong thời gian tới.
Vì thế, mã PGT trên sàn HNX là 1 gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân trong thời gian tới.
Hồ sơ năng lực doanh nghiệp
PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Khi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.