M&A và IPO (Từ 1/4 - 5/4): TTCK giữ tâm lý thận trọng

Tài chính - Đầu tư
08:30 AM 06/04/2024

Đóng cửa phiên ngày 5/4, VN-Index giảm 13,14 điểm (1,04%), xuống mức 1255,11 điểm; VN30-Index dừng tại mức 1257,78 điểm, giảm 9,87 điểm (0,78%).

Trên sàn Hà Nội, đóng cửa phiên, HNX-Index giảm 2,76 điểm (1,14%), xuống mức 239,68 điểm; HNX30-Index dừng ở mức 530,46 điểm sau khi hạ 8,67 điểm (1,61%). Toàn sàn có gần 3,000 tỷ đồng được giao dịch thành công.

M&A và IPO (Từ 1/4 - 5/4): TTCK giữ tâm lý thận trọng- Ảnh 1.

Trong tuần này có 5 thương vụ M&A được thực hiện.

1. Gần 72% vốn tại CTCP Môi trường đô thị Quảng Ngãi (UPCoM: MQN) thông báo sắp được sang tên

CTCP Môi trường đô thị Quảng Ngãi (UPCoM: MQN) vừa thông báo một loạt cá nhân và tổ chức là cổ đông lớn, đồng thời có mối liên hệ mật thiết với nhau đăng ký bán tổng cộng 71,71% vốn tại MQN.

Cụ thể, CTCP Tổng Công ty Đầu tư Hợp Nghĩa đăng ký bán thỏa thuận toàn bộ gần 2.95 triệu cp đang sở hữu tại CTCP Môi trường đô thị Quảng Ngãi (UPCoM: MQN) vì nhu cầu tài chính, trong giai đoạn từ 03-29/04/2024. Nếu giao dịch thành công, Đầu tư Hợp Nghĩa sẽ giảm tỷ lệ sở hữu từ 50,81% về 0%, đồng nghĩa không còn giữ vai trò Công ty mẹ tại MQN.

2. Giá cổ phiếu tăng mạnh, cơ cấu sở hữu tại CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (Maserco, HNX: MAC) sắp biến động lớn

Từ ngày 26-27/03, hàng loạt cá nhân và tổ chức đăng ký mua vào và bán ra lượng lớn cổ phiếu của CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (Maserco, HNX: MAC), dự kiến tạo ra nhiều thay đổi về cơ cấu sở hữu tại Công ty.

Cụ thể, Công ty TNHH Quỹ TM Holding đăng ký bán gần 2,1 triệu cp MAC nhằm tái cơ cấu đầu tư, dự kiến thực hiện từ ngày 03-26/04. Nếu thành công, Quỹ TM Holding sẽ hạ sở hữu tại MAC từ gần 4,6 triệu cp (tỷ lệ 30,02%) xuống còn 2,5 triệu cp (tỷ lệ 16.51%). Quỹ TM Holding không phải cái tên xa lạ khi Chủ tịch HĐTV Quỹ - ông Trần Tiến Dũngng thời là Tổng Giám đốc MAC.

3. CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) thông báo tiếp tục bán thành công 1 triệu cp của CTCP GKM Holdings (HNX: GKM)

Cụ thể, CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) bán thành công hơn 1 triệu cp GKM nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Ngày giao dịch thay đổi tỷ lệ sở hữu là 28/03/2024. Qua đó, APG giảm sở hữu tại GKM Holdings từ hơn 5,1 triệu cp (tỷ lệ 16,3%) xuống còn hơn 4,1 triệu cp (tỷ lệ 13,09%).

4. Lãnh đạo CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) thông báo bán ra 1 triệu cp

Theo thông tin từ HOSE, ông Quang đã bán khớp lệnh 1 triệu cp HPG trong giai đoạn từ 12/03-02/04/2024. Sau giao dịch, vị này còn nắm giữ gần 103 triệu cp HPG, tương đương tỷ lệ sở hữu 1,77%.

Giao dịch trên được thực hiện trong bối cảnh giá cổ phiếu HPG hồi phục mạnh từ đáy tháng 11/2023. Từ đó đến nay, giá cổ phiếu này đã tăng hơn 30%.

5. Nhóm Dragon Capital thông báo không còn là cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB)

Nhóm cổ đông có liên quan đến quỹ Dragon Capital vừa bán xong 2 triệu cp của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) và không còn là cổ đông lớn của Ngân hàng.

Cụ thể, ngày 02/04/2024, Dragon Financial Holdings Limited thuộc Dragon Capital đã bán 2 triệu cp ACB, hạ tỷ lệ sở hữu tại đây từ gần 3,68% (142,7 triệu cp) xuống còn 3,62% (140,7 triệu cp).

Trong tuần này chưa có thông tin IPO.

M&A và IPO (Từ 1/4 - 5/4): TTCK giữ tâm lý thận trọng- Ảnh 2.

Phục hồi chậm nhưng chắc

Phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua, với hàng nghìn khu nghỉ dưỡng, resort và các dự án được hấp thụ, trước khi rơi vào trạng thái ảm đạm kéo dài từ giữa năm 2022 đến nay. Song, với tình hình ngành Du lịch đang khởi sắc mạnh, phân khúc này được các doanh nghiệp BĐS xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn từ năm 2024.

Theo thống kê của Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA), từ năm 2022, BĐS du lịch nghỉ dưỡng đã đón đầu làn sóng du lịch hậu COCVID-19, hàng loạt doanh nghiệp BĐS lớn dồn dập công bố, đề xuất đầu tư, tài trợ lập quy hoạch những dự án nghỉ dưỡng từ hàng trăm đến vài chục nghìn ha. Nhưng từ giữa năm 2022, phân khúc này trầm lắng do các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp bị siết chặt, khiến nhiều dự án phải tạm dừng triển khai.

Thực tế này khiến nhiều doanh nghiệp phải "trả giá" vì phát triển ồ ạt, sản phẩm tồn kho tăng mạnh, trong khi nguồn cung mới sụt giảm nghiêm trọng. Riêng năm 2023, cả nước có khoảng 3,165 sản phẩm BĐS du lịch nghỉ dưỡng mới, giảm hơn 80% so với năm 2022. Tới thời điểm hiện tại, trong khi các phân khúc khác đều đã có nhiều dấu hiệu phục hồi, phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi trạng thái "ảm đạm".

Tuy nhiên, khảo sát của VNREA cho thấy, việc hoàn thiện khung pháp lý, công bố quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng, nhất là "hấp lực" từ ngành Du lịch, trên nền tảng tiếp tục phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn .

Khép lại phiên giao dịch ngày 5/4/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,800 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

PV
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.