M&A và IPO (Từ 12/6 - 16/6): Dòng tiền đang chuyển động ra sao trên TTCK?

Đầu tư và Tiếp thị
07:29 AM 17/06/2023

Chốt phiên giao dịch ngày 16/6, VN-Index giảm 1,75 điểm xuống 1115,2 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 22,425,1 tỷ đồng. Toàn sàn có 170 mã tăng giá, 258 mã giảm giá và 54 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 1,09 điểm xuống 228,44 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 153 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2,456 tỷ đồng. Toàn sàn có 85 mã tăng giá, 109 mã giảm giá và 56 mã đứng giá.

UPCOM-Index tăng 0,07 điểm lên 84,62 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 127 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,138 tỷ đồng. Toàn sàn có 179 mã tăng giá, 187 mã giảm giá và 110 mã đứng giá.

Thanh khoản toàn thị trường đạt tới hơn 26,019 tỷ đồng (tương ứng hơn 1 tỷ USD tính theo tỷ giá hôm nay).

photo-1686925351700

Trong tuần này có 8 thương vụ M&A được thực hiện.

1. Hai quỹ đầu tư thông báo bán ra hàng chục triệu cổ phiếu của Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (Vinapharm, UPCoM: DVN)

Giai đoạn cuối tháng 05 - đầu tháng 06/2023, 2 quỹ thuộc CTCP PVI (HNX: PVI) là Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI (POF) và Quỹ Đầu tư Hạ tầng PVI (PIF) đã bán ra hàng chục triệu cổ phiếu của Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (Vinapharm, UPCoM: DVN).

Lý do cả 2 quỹ đưa ra đều là "giảm tỷ trọng đầu tư". Cụ thể, từ ngày 25-26/05 và ngày 31/05, PIF đã bán tổng cộng 1,85 triệu cp DVN - tương ứng toàn bộ cổ phần nắm giữ tại đây - hạ tỷ lệ sở hữu từ 0,78% về 0%. Ước tính POF đã thu về khoảng 32,4 tỷ đồng sau khi hoàn tất giao dịch.

2. Phó Tổng Giám đốc của CTCP Tập Đoàn PC1 (HOSE: PC1) thông báo bán 1,1 triệu cp

Ông Nguyễn Minh Đệ đăng ký bán 1,1 triệu cp của CTCP Tập Đoàn PC1 (HOSE: PC1) từ ngày 16/06-14/07/2023, vì nhu cầu tài chính cá nhân.

Hiện, ông Đệ đang là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc PC1. Trước giao dịch, ông Đệ nắm gần 3,6 triệu cp, tương đương 1,3% vốn điều lệ. Nếu giao dịch thành công, ông Đễ chỉ còn nắm giữ gần 2,5 triệu cp, tương ứng tỷ lệ 0,92%. Ước tính ông Đệ sẽ thu về hơn 32 tỷ đồng.

3. Công ty con của CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) thông báo liên tục thoái bớt vốn tại CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC)

Từ ngày 11/05-08/06, Công ty TNHH Năng lượng REE - công ty con do CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) sở hữu 100% - đã bán 1,3 triệu cp của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC). Ngay sau đó, Năng lượng REE tiếp tục đăng ký bán thêm cổ phiếu nhằm giảm tỷ lệ sở hữu.

Năng lượng REE hiện là cổ đông lớn của PPC. Trong giai đoạn trên, Năng lượng REE bán được hơn 1,3 triệu cp trên tổng số 3,2 triệu cp đã đăng ký. Ước tính Doanh nghiệp đã thu về khoảng 20,3 tỷ đồng, qua đó hạ tỷ lệ nắm giữ từ 24,14% xuống còn 23,73%, tương đương gần 76,1 triệu cp.

4. Một cá nhân và một tổ chức không còn là cổ đông lớn của CTCP DNP Holding (HNX: DNP).

Gần đây, 2 cổ đông lớn, gồm 1 cá nhân và 1 tổ chức, đã thoái bớt vốn tại CTCP DNP Holding (HNX: DNP).

Ngày 08/06/2023, ông Hoàng Văn Toàn bán ra gần 2,18 triệu cp DNP, giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,04% (gần 7,18 triệu cp) xuống còn 4,21% (5 triệu cp), và không còn là cổ đông lớn của DNP. Ước tính theo giá 23,300 đồng/cp (phiên 08/06) của cổ phiếu DNP, ông Toàn thu về gần 51 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 26/05/2023, CTCP Chứng khoán Quốc Gia cũng bán ra hơn 5 triệu cp DNP, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,33% (6,3 triệu cp) xuống còn 1,11% (1,3 triệu cp), và thu về xấp xỉ 116 tỷ đồng.

5. Người thân Chủ tịch của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) thông báo mua thành công 3 triệu cp

Theo báo cáo giao dịch, ông Nguyễn Hùng Cường - Phó Chủ tịch HĐQT đồng thời là con trai Chủ tịch Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) đã mua vào thành công 3 triệu cp như đăng ký trước đó. Giao dịch được thực hiện vào ngày 12/06.

Sau giao dịch, số cổ phiếu DIG mà vị này nắm giữ tăng từ 58,9 triệu cp (9,66%) lên 61,9 triệu cp (10,16%). Ước tính ông Cường đã chi khoảng gần 61 tỷ đồng để mua số cổ phiếu nói trên.

6. CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (HOSE: SAV) thống báo chuyển nhượng gần 2,5 triệu cp CTCP Dệt may - Thương mại - Đầu tư Thành Công (HOSE: TCM).

HĐQT CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (HOSE: SAV) ngày 12/06 thông qua nghị quyết nhận chuyển nhượng cổ phiếu của CTCP Dệt may - Thương mại - Đầu tư Thành Công (HOSE: TCM).

Theo đó, SAV sẽ nhận chuyển nhượng 2,5 triệu cp TCM (tương đương 3% vốn điều lệ). Mức giá nhận chuyển nhượng được xác định bằng giá trung bình của 60 ngày liền trước thời điểm phê duyệt của HĐQT cộng thêm tỷ lệ tối đa 20%. Ước tính, mức giá chuyển nhượng tối đa cho thương vụ này là 60,552 đồng/cp.

7. CTCP Dược phẩm Bến Tre (HOSE: DBT) thông báo bán cổ phiếu của CTCP Dược phẩm Trung ương Codupha (UPCoM: CDP).

HĐQT CTCP Dược phẩm Bến Tre (HOSE: DBT) vừa thông qua nghị quyết về việc bán gần 757 ngàn cp của CTCP Dược phẩm Trung ương Codupha (UPCoM: CDP). Ước tính theo mức giá này, DBT có thể thu về khoảng 9 tỷ đồng.

8. Công ty liên quan IDS Equity Holdings thông báo đăng ký mua hơn 6 triệu cp của CTCP One Capital Hospitality (HNX: OCH).

CTCP Quản lý quỹ Leadvisors (Leadvisors) - công ty có liên quan tới IDS Equity Holdings - vừa đăng ký mua thêm hơn 6 triệu cp của CTCP One Capital Hospitality (HNX: OCH).

Cụ thể, Leadvisors đăng ký mua thêm gần 6,3 triệu cp OCH từ ngày 16/06-14/07/2023. Nếu giao dịch thành công, Leadvisors sẽ nắm giữ gần 12,9 triệu cp OCH, tương đương gần 6,5% cổ phần.

Trong tuần này chưa có thông tin về IPO.

Thông tin mà Fed đưa ra tuần này chính là tâm điểm và nhiều nhà đầu tư vô cùng quan tâm. Cụ thể, ngày 14/6, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất (5,00%-5,25%). Trong tuyên bố chính sách đưa ra vào cuối cuộc họp, FED cho biết việc giữ nguyên lãi suất sẽ cho phép cơ quan này đánh giá thêm thông tin và tác động đối với chính sách tiền tệ. Quyết định trên của FED đã chấm dứt chuỗi 10 lần tăng lãi suất liên tiếp được cơ quan này đưa ra nhằm kiềm chế lạm phát và giúp giữ nguyên lãi suất chính sách của Mỹ.

Ngân hàng trung ương Mỹ cũng cho biết thêm, việc tăng lãi suất cao hơn sẽ được tính đến trên cơ sở đánh giá mức độ thắt chặt tích lũy của chính sách tiền tệ, độ trễ mà chính sách tiền tệ tác động đến hoạt động kinh tế, lạm phát cũng như sự phát triển kinh tế và tài chính.

Thêm vào đó, 1 thông tin khác_ chủ đề mà các nhà phân tích của PGT Holdings muốn gửi tới nhà đầu tư đó là "ESG, CSR & CSV - Doanh nghiệp nên chọn yếu tố nào để bước đi bền vững".

photo-1686925355294

Làm thế nào để phân biệt 3 khái niệm này?

CSR (Corporate Social Responsibility): Trách nhiệm Xã Hội của Doanh nghiệp.

Trong CSR có chữ "trách nhiệm" (responsibility), nghĩa rằng doanh nghiệp phải luôn mang một phần trách nhiệm đóng góp giá trị cho xã hội dưới bất kỳ hình thức nào, ví dụ như tổ chức thiện nguyện.

CSV (Creating Shared Value): Tạo Giá trị Chung

CSV là Creating Shared Value, nghĩa là doanh nghiệp đề ra chiến lược win-win, tạo ra "giá trị chia sẻ" (shared value) cho cả nền kinh tế, xã hội, lẫn bản thân doanh nghiệp. CSV vừa đáp ứng mục tiêu sống còn của doanh nghiệp, lại giúp thực hiện các hoạt động cộng đồng.

ESG (Environmental - Social - Governance): Môi trường - Xã hội - Quản trị doanh nghiệp

ESG là viết tắt của cụm từ Environmental (môi trường), Social (xã hội), và Governance (quản trị doanh nghiệp). Đây là bộ 3 tiêu chuẩn đo lường những yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng kinh doanh bền vững trên thị trường.

Điểm số ESG sẽ được đánh giá dựa trên 3 tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội, và hiệu suất quản trị của công ty. Điểm ESG càng cao, sẽ càng tăng lợi thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Nhìn chung, CSV, CSR hay ESG đều là những khái niệm chỉ một doanh nghiệp ngoài việc tạo ra lợi nhuận, còn tạo ra tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Để biết rằng doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược nào giữa CSV, CSR, hay ESG để tối ưu nhất.

Mã PGT trên sàn HNX là 1 gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và rót vốn.

photo-1686925356028

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 16/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 4,000 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
ADB: Châu Á và Thái Bình Dương sẽ có khoảng 1,2 tỷ người cao tuổi vào năm 2050 ADB: Châu Á và Thái Bình Dương sẽ có khoảng 1,2 tỷ người cao tuổi vào năm 2050

Theo ADB, dự kiến số người từ 60 tuổi trở lên ở Châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển sẽ tăng gần gấp đôi lên tới 1,2 tỷ người vào năm 2050—tương đương một phần tư dân số—làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.