M&A và IPO (Từ 13/6 - 17/6): TTCK thận trọng trước "rủi ro" từ điều chỉnh Fed
Khép lại phiên giao dịch ngày 17/6/2022, đóng cửa, VN-Index giảm 19,33 điểm (1,56%) xuống còn 1.217,3 điểm, HNX-Index giảm 7,71 điểm (2,68%) xuống còn 280,06 điểm, UPCoM-Index giảm 2,15 điểm (2,41%) về 87,1 điểm.
Trong tuần này có 11 thương vụ M&A được thực hiện.
1. Giám đốc IDP ước tính thu 114 tỷ đồng từ bán cổ phiếu
Ông Phan Văn Thắng - Giám đốc Tài chính của CTCP Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) vừa bán 891,000 cp vào ngày 08/06.
Do nhu cầu tài chính cá nhân, ông Thắng hạ sở hữu tại IDP từ 1.2 triệu cp (2.08%) xuống còn 334,498 cp (0.6%). Giao dịch được thực hiện vào ngày 08/06 với giá trị trên 114 tỷ đồng.
2. Người thân của Tổng Giám đốc DDG đăng ký mua 1 triệu cp
Yang Kiều An đăng ký mua thỏa thuận hoặc khớp lệnh 1tr cp của CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (HNX: DDG). Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 17/06-15/07/2022.
Yang Kiều An là con của Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc DDG Trần Kim Sa (cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 5.98%) và là em ruột Yang Tuấn An - phụ trách quản trị công ty, hiện đang nắm giữ 4.21% cổ phần.
Với giá kết phiên 14/06 là 39,000 đồng/cp, ước tính Yang Kiều An cần bỏ ra 39 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.
3. CTCP Đầu tư Công nghệ Smartech Việt Nam vừa mua thành công cổ phiếu CTCP Simco Sông Đà
Tại CTCP Simco Sông Đà (HNX: SDA), CTCP Đầu tư Công nghệ Smartech Việt Nam vừa mua thành công 1 triệu cp từ ngày 11/05-09/06.
Smartech Việt Nam là đơn vị liên quan đến Chủ tịch HĐQT SDA - Nguyễn Lương Phương. Cá nhân ông Phương chưa sở hữu cổ phiếu SDA. Sau giao dịch, Công ty này nắm giữ 3.82% vốn tại SDA (chưa sở hữu trước giao dịch).
Ước tính, thương vụ có giá trị khoảng 22 tỷ đồng.
4. EVN công bố lộ trình sẽ thoái vốn tại PGV?
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 tổ chức sáng 14/06/2022, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về lộ trình giảm, thoái vốn tại Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGENCO 3, HOSE: PGV) trong giai đoạn 2022-2025.
Vị đại diện cho biết EVN hiện đang nắm giữ hơn 99% cổ phần tại PGV. Theo quy định hiện hành, một doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ cần phải quyết toán xong phần vốn Nhà nước trước khi tiến hành quá trình giảm vốn. Thêm vào đó không giống với các nhà đầu tư thông thường, doanh nghiệp Nhà nước như EVN muốn giảm vốn phải đăng ký kế hoạch với Thủ tướng Chính phủ.
Theo lời vị đại diện, EVN đã hoàn thành đăng ký thoái vốn trong giai đoạn 2022-2025. Tập đoàn kỳ vọng rằng quá trình quyết toán sẽ được hoàn thành trong năm 2022, và nếu thành công, quá trình thoái vốn sẽ diễn ra vào năm 2023.
Tuy nhiên, EVN dự kiến đến năm 2025 sẽ vẫn giữ cổ phần chi phối - cụ thể là 51%.
5. Cổ đông lớn NHP liên tục bán cổ phiếu
Tại CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP (UPCoM: NHP), bà Nguyễn Thị Hà Phương đã bán tổng cộng 700,000 cp trong 1 tháng gần đây.
Trong giai đoạn từ 20/05-03/06, Nguyễn Thị Hà Phương đã thực hiện 3 giao dịch bán cổ phiếu NHP, tổng cộng 700,000 cp. Theo đó, cổ đông lớn hạ sở hữu từ 3.6 triệu cp (12.88%) xuống còn 2.9 triệu cp (10.34%).
Ước tính, tổng giá trị các thương vụ khoảng 1.2 tỷ đồng.
6. Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của DPM
Ngày 08/06 vừa qua, nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã mua vào 1.4 triệu cp của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HOSE: DPM), trở thành cổ đông lớn tại đây.
Cụ thể, hai quỹ thuộc Dragon Capital là Amersham Industries Limited và Vietnam Enterprise Investments Limited đã mua vào mỗi quỹ 700,000 cp DPM trong ngày 08/06. Sau giao dịch, tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm tại DPM đã tăng từ 4.73% lên 5.09%, qua đó trở thành cổ đông lớn của Công ty.
Ước tính nhóm quỹ đã chi hơn 94 tỷ đồng cho số cổ phiếu.
7. Một tổ chức tăng tỷ lệ sở hữu tại MHC
CTCP Thương mại và Đầu tư HT Đông Nam Á vừa mua thành công 700,000 cp của CTCP MHC (HOSE: MHC) vào ngày 10/06/2022.
Sau giao dịch, HT Đông Nam Á nâng tỷ lệ sở hữu tại MHC từ 14.195% (gần 5.88 triệu cp) lên 15.89% (gần 6.58 triệu cp).
Ước tính HT Đông Nam Á phải chi gần 5.2 tỷ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu tại MHC.
8. Phó Tổng Giám đốc đăng ký mua 5 triệu cp EVG
Ông Lê Đình Tuấn - Phó Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Everland (HOSE: EVG) đăng ký mua 5 triệu cp trong thời gian từ 20/06-19/07/2022.
Nếu giao dịch thành công, ông Tuấn sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại EVG từ 0.78% (gần 1.7 triệu cp) lên 3.1% (gần 6.7 triệu cp).
Ước tính ông Tuấn phải chi 32 tỷ đồng để gom số cổ phiếu này.
9. Hai cá nhân ngồi vào ghế cổ đông lớn PAP
Ông Nguyễn Quốc Quân và ông Trần Văn Nguyện vừa mua tổng cộng 25.8 triệu cp của CTCP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (UPCoM: PAP), trở thành cổ đông lớn.
Ông Quân báo cáo mua thành công 13.8 triệu cp PAP (9.2%) vào ngày 07/06.
Ngày 08/06, ông Nguyện mua vào 12 triệu cp (8%).
Lượng cổ phiếu trên do cổ đông lớn là Công ty TNHH Hoành Sơn thoái vốn. Theo đó, Hoành Sơn hạ sở hữu từ mức 66 triệu cp (44%) còn 40.2 triệu cp (26.8%).
Giá trị các thương vụ đạt khoảng 165 tỷ đồng và 144 tỷ đồng.
10. KPF có thể bán 15 triệu cổ phần TTC Deluxe Sài Gòn, dự thu tối đa 165 tỷ
Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (HoSE: KPF) vừa thông qua phương án chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Cổ phần TTC Deluxe Sài Gòn.
Theo đó, KPF sẽ chuyển nhượng 15 triệu cổ phần của TTC Deluxe Sài Gòn với giá 10.500 đồng – 11.000 đồng/cổ phần.
Tổng giá trị chuyển nhượng cổ phần dự kiến đạt 157,5 tỷ đồng - 165 tỷ đồng.
11. Vinafood II muốn thoái vốn AFX, dự thu tối thiểu 141 tỷ đồng
Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II, UPCoM: VSF) muốn thoái toàn bộ hơn 7 triệu cổ phiếu AFX của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (UPCoM: AFX).
Theo đó, Vinafood II sẽ bán đấu giá hơn 7,1 triệu cổ phiếu AFX với giá khởi điểm 19.700 đồng/cổ phiếu, tương đương cả lô là 141 tỷ đồng.
Trong tuần này có 1 thông tin về IPO
1. Công ty bất động sản thuộc nhóm Hoàng Huy chuẩn bị niêm yết sàn HOSE
Ngày 08/06, HOSE cho biết đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của CTCP Tập đoàn Bất động sản CRV. Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết là 672.4 triệu cp, tương đương vốn điều lệ gần 6,724.2 tỷ đồng.
Tập đoàn Bất động sản CRV có vốn điều lệ là 6.592,3 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của công ty tại ngày 4/8/2021 có 110 cổ đông, trong đó 3 cổ đông lớn nắm giữ 81,7 % vốn điều lệ của công ty gồm CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (Mã: TCH) (sở hữu 38,08%), CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (Mã: HHS) (32,43%) và CTCP Phát triển Dịch vụ Hoàng Giang (là công ty con của HHS).
Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (Mã: TCH) còn được biết đến là công ty mẹ nắm giữ hơn 51% vốn của Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (Mã: HHS). Chủ tịch HĐQT của Bất động sản CRV hiện là ông Đỗ Hữu Hạ, cũng là Chủ tịch của TCH.
Quay trở lại với cơ hội kinh doanh trong tuần này, mã PGT trên sàn HNX là một gợi ý đầy tiềm năng.
Trong tuần này, PGT Holdings tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên 2022 vào ngày 17/6/2022. Tại ĐHCĐ thường niên năm 2022, doanh nghiệp sẽ báo cáo hoạt động của HĐQT về quản trị và kết quả hoạt động kinh doanh. Điều đó như một tín hiệu đầy tích cực và vô cùng khả quan giúp các nhà đầu tư tìm hiểu về thông tin công bố minh bạch, chính xác từ doanh nghiệp này.
Thêm vào đó, câu hỏi của cổ đông về giá cổ phiếu hiện này cũng khá được quan tâm: Giá cổ phiếu của PGT đã từng lên nhưng giờ lại hạ. Triển vọng của giá cổ phiếu về sau này như thế nào? Có tăng hay không ?
Trả lời về câu hỏi trên, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo chia sẻ:
"Giá cổ phiếu là một điều vô cùng quan trọng đối với các công ty niêm yết. Chúng tôi tin rằng đối với ban lãnh đạo thì việc nâng cao giá trị cổ phiếu của một công ty là một vai trò quan trọng của ban lãnh đạo. Tôi thực sự rất vui vì năm ngoái giá cổ phiếu đạt mức giá cao nhất từ trước đến nay, kể từ khi PGT bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tôi cũng đã lấy làm tiếc khi giá cổ phiếu của PGT chịu ảnh hưởng liên động với tình hình rớt giá chung của thị trường chứng khoán thế giới cũng như sàn Hà Nội khiến cho PGT không giữ vững mức giá như năm trước.
Năm 2021, tuy chịu sự ảnh hưởng từ dịch bệnh Corona, một môi trường vô cùng khắc nghiệt nhưng nhưng sự phục hồi của giá cổ phiếu và việc xóa bỏ bảo lãnh của các công ty con là yếu tố rất lớn để quay vòng lợi nhuận.
Trong năm 2022, Thị trường chứng khoán không mấy khả quan nhưng những ảnh hưởng từ dịch bệnh Corona cùng dần lắng xuống, dự đoán rằng hoạt động kinh doanh ở Nhật Bản và Việt Nam sẽ hồi sinh. Do đó, chúng tôi có kế hoạch tăng giá trị thực của PGT bằng cách tăng hiệu quả hoạt động và giá trị của các công ty con của PGT. Ngoài ra, chúng tôi đang có kế hoạch nâng cao giá trị của công ty trong tập đoàn đồng thời huy động vốn mới và tăng thêm các đối tác cổ đông mới bao gồm các công ty con bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Rất mong nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ quý vị cổ đông."
Qua những thông tin công bố, cùng những câu hỏi tới BQT của PGT Holdings, các nhà đầu tư phần nào thấy được bức tranh kinh doanh mà PGT đang hướng tới và những kế hoạch đang được triển khai một cách hiệu quả.
Thêm vào đó trong ĐHCĐ, chia sẻ về giai đoạn quý 3, 4/2022 PGT đang dần bật mí thêm những dự án dịch vụ vươn tầm quốc tế như IPO trên sàn Nasdaq cùng các đối tác có vị thế quan trọng. PGT Holdings tin rằng những dự án khả quan sắp tới sẽ là những tín hiệu tích cực để các nhà đầu tư "ăn nên làm ra".
Thống kê giao dịch của PGT.
Khép lại phiên giao dịch ngày 17/6/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,400 VNĐ ghi nhận tín hiệu đầy khả quan khi ĐHCĐ diễn ra thành công. Đặc biệt điểm cộng của mã cổ phiếu PGT vẫn là sự mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.