M&A và IPO (Từ 19/6 - 23/6): VN-Index_Duy trì sự tích cực trong ngắn hạn

Đầu tư và Tiếp thị
07:20 AM 24/06/2023

Chốt phiên giao dịch ngày 23/6, sàn HOSE có 235 mã tăng và 200 mã giảm, VN-Index tăng 4,08 điểm (0,36%), lên 1129,38 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 906,63 triệu đơn vị, giá trị 18,193 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,38% về khối lượng và 2,37% về giá trị so với phiên hôm ngày 22/6.

Sàn HNX có 89 mã tăng và 104 mã giảm, HNX-Index giảm 0,37 điểm (0,16%) xuống 231,54 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 122,05 triệu đơn vị, giá trị 2,099 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 16,83 triệu đơn vị, giá trị 221,4 tỷ đồng.

UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (0,25%), lên 85,71 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 86,2 triệu đơn vị, giá trị 814,96 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm xấp xỉ 9 triệu đơn vị, giá trị 118,51 tỷ đồng.

photo-1687532425083

Trong tuần này có 8 thương vụ M&A được thực hiện.

1. CTCP Chứng khoán Quốc Gia thông báo thoái sạch vốn tại TCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (HOSE: SJS)

CTCP Chứng khoán Quốc Gia đăng ký bán toàn bộ 513,000 cp đang nắm giữ tại CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (HOSE: SJS), tương đương 0,44% vốn, từ ngày 22/06-19/07/2023.

Nếu giao dịch thành công, Chứng khoán Quốc gia sẽ không còn là cổ đông của SJS. Lý do bán ra được cổ đông này cho biết là vì muốn cơ cấu danh mục.

Ông Bùi Quang Bách - Thành viên HĐQT SJS đang đồng thời giữ chức vụ tương tự tại Chứng khoán Quốc Gia. Ông Bách hiện không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào tại SJS. Tổng giá trị giao dịch ước gần 17 tỷ đồng.

2. Thành viên HĐQT LCG bán thành công 5 triệu cp

Ông Nguyễn Văn Nghĩa - Thành viên HĐQT CTCP Lizen (HOSE: LCG) đã bán thành công 5 triệu cp đã đăng ký từ ngày 08-16/06, với mục đích giảm tỷ lệ sở hữu.

Trước giao dịch, ông Nghĩa giữ gần 14.8 triệu cp LCG (tỷ lệ 7,71%). Dẫu bán đi 5 triệu cp, thương vụ chỉ làm giảm mức nắm giữ của ông xuống gần 9,8 triệu cp, tương đương tỷ lệ 5,1% và vẫn là cổ đông lớn duy nhất hiện tại ở LCG. Ước tính ông Nghĩa thu về 65 tỷ đồng.

3. CTCP Đầu tư Ngành nước DNP thông báo mua hơn 12 triệu cp của CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn (Saigon Water, UPCoM: SII)

CTCP Đầu tư Ngành nước DNP đăng ký mua gần 12.3 triệu cp của CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn (Saigon Water, UPCoM: SII) trong thời gian từ 21/06-20/07/2022 với mục đích gia tăng tỷ lệ sở hữu.

Về mối liên hệ, ông Lều Mạnh Huy - Phó Tổng Giám đốc, Ủy viên HĐQT SII, kiêm Phó Tổng Giám đốc của Đầu tư Ngành nước DNP; ông Ngô Đức Vũ - Chủ tịch HĐQT SII, kiêm Chủ tịch HĐQT DNP; bà Phan Thùy Giang - Ủy viên HĐQT SII, kiêm Phó Tổng Giám đốc DNP.

Trước giao dịch, Đầu tư ngành nước DNP chưa nắm cổ phiếu nào tại SII. Nếu giao dịch thành công, ước tính Doanh nghiệp sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại SII lên 19%.

4. Phó Chủ tịch CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) thông báo mua 1 triệu TNG

Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) - ông Nguyễn Đức Mạnh đăng ký mua 1 triệu cp nhằm tăng số lượng cổ phần sở hữu. Giao dịch dự kiến bắt đầu từ ngày 21/06 và kết thúc ngày 19/07.

Trước giao dịch, ông Mạnh đang nắm giữ gần 8,1 triệu cp TNG (7,7%). Nếu giao dịch thành công, ông Mạnh sẽ tăng nắm giữ tăng lên 9,1 triệu cp (8,6%). Ước tính ông Mạnh cần chi hơn 18 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu đã đăng ký.

5. CTCP Thiết bị Điện (THIBIDI, HOSE: THI) thông báo chi 688 tỷ đồng mua hơn 7 triệu cp TBD

HĐQT CTCP Thiết bị Điện (THIBIDI, HOSE: THI) đã thông qua việc chào mua công khai cổ phiếu của Tổng Công ty Thiết bị Điện Đông Anh - CTCP (UPCoM: TBD). Mục đích nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.

Số lượng dự kiến chào mua hơn 7,1 triệu cp, tương đương 22,05% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của TBD, với giá chào mua 96,200 đồng/cp. Trong quá trình chào mua công khai, Công ty có thể tăng giá chào mua (nếu cần) để đảm bảo lợi ích của Công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thị trường từng thời điểm. Ước tính, Công ty cần chi gần 688 tỷ đồng để mua số cổ phiếu nói trên.

6. Cổ đông lớn Fairfax Asia thông báo tăng tỷ lệ sở hữu tại Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BIC) lên mức 36,2%

Fairfax Asia Limited - cổ đông lớn của Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BIC) dự kiến mua thêm hơn 1,42 triệu cp BIC trong thời gian từ 22-23/06/2023.

Hiện, cổ đông lớn BIC đang sở hữu 35% vốn tại đây, tương đương hơn 41 triệu cp. Nếu mua thành công 1,42 triệu cp như đăng ký, Fairfax Asia Limited sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại BIC lên 36,2%, tương đương gần 42,5 triệu cp.

7. Một công ty trở thành cổ đông lớn của CTCP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF)

CTCP Xuất nhập khẩu Đầu tư Thương mại Dịch vụ Việt Cam đã trở thành cổ đông lớn tại CTCP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) sau giao dịch ngày 21/06.

Cụ thể, Đầu tư Thương mại Dịch vụ Việt Cam đã mua vào 2,85 triệu cp KPF trong ngày 21/06, nâng tỷ lệ sở hữu từ 1,02% lên mức 5,7%.

Trong phiên 21/06, cổ phiếu KPF ghi nhận khối lượng giao dịch thỏa thuận bằng đúng số lượng nói trên. Giá trị giao dịch là 22,8 tỷ đồng.

8. Công ty Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS) thông báo bán 15 triệu cp ủa CTCP Đầu tư Apax Holdings (HOSE: IBC)

Theo thông báo về việc bán chứng khoán cầm cố của khách hàng là người có liên quan của người nội bộ, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS) dự kiến bán 15 triệu cp của CTCP Đầu tư Apax Holdings (HOSE: IBC) do CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup sở hữu.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 22/06-12/07, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Lượng cổ phiếu này tương đương 18% vốn của CTCP Đầu tư Apax Holdings

Tính đến ngày 06/04/2023, Egroup đang sở hữu gần 29 triệu cp IBC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 34,81%.

Trong tuần này chưa có thông tin IPO.

Đầu tư vào nhóm cổ phiếu nào để ít rủi ro nhất? _là chủ đề được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm.

photo-1687532426869

Về thị trường tài chính thì thị trường chứng khoán những phiên vừa qua bắt đầu có dấu hiệu hồi phục và dòng tiền dần quay trở lại với thị trường, một phần cũng do lãi suất huy động giảm mạnh và khiến dòng tiền bắt đầu tìm kiếm các kênh đầu tư sinh lời khác trong đó có chứng khoán. Thị trường bất động sản sau một khoảng thời gian dài đóng băng thì cũng bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhẹ. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để xác định một chu kỳ rã băng cho thị trường vì dòng vốn chảy vào vẫn còn khá nhỏ giọt. Các kênh đầu tư còn lại như vàng hay ngoại hối thì cũng khá im ắng do tỷ giá trong năm nay tương đối ổn định.

Tuy vậy, nếu nhà đầu tư đang có tiền thì đây là cơ hội lớn khi đa số giá cả tài sản tài chính đặc biệt là bất động sản đã giảm giá khá sâu, có nơi lên tới hơn 50%, điều mà trong lịch sử ngành bất động sản từ trước tới nay ở Việt Nam chưa từng xảy ra (Giá bất động sản trong lịch sử được ghi nhận chỉ có tăng hoặc đi ngang hay giảm nhẹ). Đây là hệ quả của một thế hệ nhà đầu tư mạo hiểm dùng đòn bẩy tài chính cao cũng như đầu tư vào các bất động sản có độ rủi ro lớn và nhu cầu thật thấp như các bất động sản nghỉ dưỡng, second home, bất động sản vùng ven thậm chí là ở những vùng sâu vùng xa khi cơn sốt đất ở các tỉnh thành lên đến đỉnh điểm.

Do đó, các nhà đầu tư nếu có tiền mặt ở thời điểm hiện tại (nhưng chắc là sẽ không có nhiều người có) có thể cân nhắc việc đầu tư vào các bất động sản có nhu cầu thực như nhà phố, căn hộ trung tâm đầy đủ pháp lý, và tìm kiếm các bất động sản đang bị ngộp, bán tháo ở các phân khúc này để đầu tư. Kỳ vọng khi thị trường hồi phục thì các bất động sản này có khả năng tăng giá cũng như thanh khoản được cải thiện rất tốt.

Đối với các nhà đầu tư có số vốn nhỏ và chấp nhận rủi ro hơn có thể cân nhắc đầu tư 1 phần vào thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại, xem xét các ngành đang giảm giá sâu và chịu ảnh hưởng mạnh nhưng có thể phục hồi trong dài hạn, và cũng chỉ nên đầu tư vào các công ty lớn và kỳ vọng họ có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện tại. Đây cũng là thời điểm tốt để mua vào các cổ phiếu giá trị hoặc tăng trưởng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư mạo hiểm cũng có thể cân nhắc đầu tư vào các công ty công nghệ tiềm năng đang niêm yết hoặc chưa niêm yết. Vì xu hướng của công nghệ sẽ quay trở lại trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 vẫn đang diễn ra sôi động, tuy nhiên, để có thể đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi phải có tầm nhìn và kiến thức cơ bản về lĩnh vực công nghệ để có thể đánh giá được đâu là các dự án tiềm năng.

Ngoài ra với các cam kết của Việt Nam ở hội nghị COP 26 và COP 27, kỳ vọng có sự dịch chuyển từ nền kinh tế nâu hiện tại sang nền kinh tế xanh, mở ra cơ hội đầu tư vào các ngành kinh tế xanh, bền vững trong tương lai, chính vì thế đây cũng là một kênh đáng quan tâm về dài hạn, đặc biệt là khi thị trường mua bán tín chỉ Carbon được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai gần, sẽ là cơ hội tốt nếu như hiện nay chúng ta có những chiến lược đi tắt đón đầu khi đầu tư vào các ngành này.

Khép lại phiên giao dịch ngày 23/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,900 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn