M&A và IPO (Từ 2/5 - 3/5 ): VN-Index sau kỳ nghỉ lễ

Đầu tư và Tiếp thị
07:17 AM 04/05/2024

Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/5, VN-Index tăng 4,67 điểm (0,38%), lên mức 1221,03 điểm; HNX-Index tăng 0,73 điểm (0,32%), lên mức 228,22 điểm. Thị trường nghiêng về bên mua với 478 mã tăng và 328 mã giảm. Sắc xanh chiếm phần lớn trong rổ VN30 với 16 mã tăng, 12 mã giảm và 2 mã tham chiếu.

Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt gần 657 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 15 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 55 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1 ngàn tỷ đồng.

M&A và IPO (Từ 2/5 - 3/5 ): VN-Index sau kỳ nghỉ lễ- Ảnh 1.

Trong tuần này có 4 thương vụ M&A được thực hiện.

1. Thành viên HĐQT CTCP Camimex (UPCoM: CMM) thông báo muốn mua 3.4 triệu cp CMM

Ông Bùi Đức Dũng - Thành viên HĐQT CTCP Camimex (UPCoM: CMM) muốn mua 3.4 triệu cp CMM với mục đích đầu tư trong thời gian từ 24/04-02/05/2024.

Nếu giao dịch thành công, ông Dũng sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty từ 0.025% (24,000 cp) lên 3.62% (hơn 3.4 triệu cp). Ước tính ông Dũng cần chi xấp xỉ 30 tỷ đồng để gia tăng sở hữu.

2. Một tổ chức thông báo muốn thoái toàn bộ vốn tại CTCP Rau quả Thực phẩm An Giang (UPCoM: ANT)

Công ty TNHH Baby Corn đăng ký thoái toàn bộ gần 1.8 triệu cp nắm giữ tại CTCP Rau quả Thực phẩm An Giang (UPCoM: ANT) từ ngày 26/04-24/05/2024, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Hiện, Baby Corn đang nắm gần 1,8 triệu cp ANT, tương đương tỷ lệ 9,72% vốn. Nếu giao dịch thành công, Baby Corn sẽ không còn sở hữu cổ phiếu, hay không còn là cổ đông của ANT.Ước tính Baby Corn có thể thu về gần 18 tỷ đồng nếu thương vụ hoàn tất.

3. Chủ tịch HĐQT CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (Saigontel, HOSE: SGT) thông báo muốn sang tay 25 triệu cp SGT

Ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (Saigontel, HOSE: SGT) đăng ký bán 25 triệu cp SGT nhằm giảm tỷ lệ sở hữu. Cùng số lượng cổ phiếu đó, CTCP Đầu tư và Phát triển DTT đăng ký mua vào nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.

Cả 2 giao dịch trên đều thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận, trong thời gian từ 06/05-04/06/2024.

Nếu giao dịch thành công, ông Tâm sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại SGT từ hơn 35 triệu cp, tỷ lệ 23,69%, xuống còn hơn 10 triệu cp, tỷ lệ 6,8%; còn Đầu tư và Phát triển DTT tăng tỷ lệ sở hữu lên 16,89%, tương ứng 25 triệu cp. Trước đó, doanh nghiệp này không nắm cổ phiếu SGT nào.

4. Thương mại N.T.P thông báo muốn rời ghế cổ đông lớn của CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM)

Tại CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM), tổ chức liên quan đến người nội bộ là Công ty TNHH Thương mại N.T.P muốn rời ghế cổ đông lớn

Thương mại N.T.P đăng ký bán 2 triệu cp TDM từ ngày 06/05-04/06/2024 với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Nếu hoàn tất giao dịch, tổ chức này sẽ không còn là cổ đông lớn tại TDM sau khi giảm sở hữu từ 6,6 triệu cp (tỷ lệ 6%) xuống 4,6 triệu cp ( tỷ lệ 4,6%).

Về mối liên hệ, ông Nguyễn Thanh Phong - Thành viên HĐQT TDM đồng thời là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại N.T.P. Hiện, ông Phong không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu TDM nào.

Trong tuần này không có thông tin IPO.

M&A và IPO (Từ 2/5 - 3/5 ): VN-Index sau kỳ nghỉ lễ- Ảnh 2.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam_là chủ đề nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Sự dịch chuyển các chuỗi sản xuất toàn cầu, nhất là trong các ngành công nghệ lõi, công nghệ chip, công nghệ của tương lai đang mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam thu hút vốn FDI công nghệ cao. Quý I/2024, Việt Nam tiếp tục đón nhận 6,17 tỷ USD vốn FDI trong 17/21 ngành kinh tế, tăng 13,4% so cùng kỳ.

Thu hút dự án công nghệ cao

Hiện nay, một số chuỗi sản xuất của Trung Quốc như dệt may, đồ gia dụng, đồ gỗ… đã chuyển sang Việt Nam. Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, nhất là trong lĩnh vực điện tử. Nhiều doanh nghiệp phụ trợ của Trung Quốc cung cấp sản phẩm cho các hãng điện tử lớn toàn cầu như Samsung, Apple cũng đặt nhà máy ở Việt Nam sau khi khảo sát tại những quốc gia cạnh tranh khác.

Trong thực tế, việc hình thành hệ sinh thái hỗ trợ tại Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng để thu hút dòng vốn FDI đang dịch chuyển. Khi tìm hiểu cơ hội đầu tư tại một địa phương, nhà đầu tư nước ngoài thường xem xét yếu tố ưu tiên là đã có doanh nghiệp FDI lớn đầu tư tại địa phương đó hay chưa. Do đó, việc thu hút được các công ty lớn đến làm việc hay động thái mở rộng quy mô sản xuất của các nhà đầu tư hiện hữu có ý nghĩa rất quan trọng.

Các chuyên gia nhận định tiêu chí thu hút đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn này là hướng đến công nghệ cao, công nghệ mới, không tiếp nhận dự án công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn ô nhiễm môi trường, thâm dụng lao động. Làn sóng đầu tư thứ tư dự kiến còn được bồi đắp bởi dòng vốn đầu tư của Mỹ khi rất nhiều đoàn doanh nghiệp đang khảo sát hệ sinh thái về chíp bán dẫn tại Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, nhiều đoàn doanh nghiệp châu Âu xúc tiến đầu tư vào Việt Nam và rất quan tâm đến chiến lược tăng trưởng xanh, hiện thực hóa cam kết giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050.

Khép lại phiên giao dịch ngày 3/5/2024, mã PGT đóng cửa với mức 3,600 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.