M&A và IPO (Từ 22/4 - 26/4): Nhà đầu tư tránh mua đuổi cổ phiếu
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/4, VN-Index tăng 4,55 điểm (0,38%), lên mức 1209,52 điểm; HNX-Index giảm 0,75 điểm (0,33%), về mức 226,82 điểm. Thị trường nghiêng về bên mua với 403 mã tăng và 384 mã giảm. Rổ VN30 cân bằng với 13 mã tăng, 13 mã giảm và 4 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 574 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 14 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 60 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1,2 ngàn tỷ đồng.
Trong tuần này có 5 thương vụ M&A được thực hiện.
1. Công ty TNHH quản lý quỹ KIM Việt Nam thông báo ngồi ghế cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Đạt Phương (HOSE: DPG)
Công ty TNHH quản lý quỹ KIM Việt Nam chính thức ngồi vào ghế cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Đạt Phương (HOSE: DPG), sau khi mua vào tổng cộng 800 ngàn cp để nâng tỷ lệ sở hữu lên 5,69%.
Cụ thể, 2 thành viên thuộc quỹ này là KIM Vietnam Growth Equity Fund và TMAM Vietnam Equity Mother Fund đã mua thêm lần lượt 500 ngàn cp và 300 ngàn cp DPG, qua đó nâng tổng sở hữu của KIM Việt Nam lên gần 3,6 triệu cp, tương ứng tỷ lệ 5,69%, chính thức ngồi vào ghế cổ đông lớn tại DPG.
2. Thành viên HĐQT CTCP Camimex (UPCoM: CMM) thông báo muốn mua 3,4 triệu cp CMM
Ông Bùi Đức Dũng - Thành viên HĐQT CTCP Camimex (UPCoM: CMM) muốn mua 3.4 triệu cp CMM với mục đích đầu tư trong thời gian từ 24/04-02/05/2024.
Nếu giao dịch thành công, ông Dũng sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty từ 0,025% (24,000 cp) lên 3,62% (hơn 3,4 triệu cp).
3. Hai công ty thông báo muốn củng cố vị thế cổ đông lớn tại CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH)
Viconship (VSC) vừa chi hàng chục tỷ đồng để sở hữu thêm 1.24 triệu cp của HAH vào ngày 19/04, nâng tỷ lệ sở hữu lên 6.63% chỉ sau vài tháng trở thành cổ đông lớn. Trước đó vào ngày 16/04, cổ đông lớn khác là CTCP Đầu tư và Vận tải Hải Hà đăng ký mua thêm 3 triệu cp HAH.
Cụ thể, CTCP Container Việt Nam (HOSE: VSC) đã mua hơn 1,24 triệu cp của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) trong phiên 19/04 vừa qua, đồng nghĩa tăng tỷ lệ nắm giữ từ 5,45% (gần 5,76 triệu cp) lên 6,63% (gần 7 triệu cp). Ước tính VSC đã chi khoảng 47 tỷ đồng.
Từ ngày 22/04-21/05/2024, CTCP Đầu tư và Vận tải Hải Hà đăng ký mua thêm 3 triệu cp HAH (thông tin công bố ngày 16/04). Nếu thành công, cổ đông lớn này sẽ tăng tỷ lệ sở hữu từ 14,5% (hơn 15,3 triệu cp) lên 17,4% (hơn 18,3 triệu cp).
4. Một tổ thông báo chức muốn thoái toàn bộ vốn tại CTCP Rau quả Thực phẩm An Giang (UPCoM: ANT)
Công ty TNHH Baby Corn đăng ký thoái toàn bộ gần 1.8 triệu cp nắm giữ tại CTCP Rau quả Thực phẩm An Giang (UPCoM: ANT) từ ngày 26/04-24/05/2024, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Hiện, Baby Corn đang nắm gần 1,8 triệu cp ANT, tương đương tỷ lệ 9,72% vốn. Nếu giao dịch thành công, Baby Corn sẽ không còn sở hữu cổ phiếu, hay không còn là cổ đông của ANT. Ước tính Baby Corn có thể thu về gần 18 tỷ đồng nếu thương vụ hoàn tất.
5. Bain Capital thông báo đầu tư vào Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN)
Tập đoàn Masan mới đây đã chính thức nhận khoản đầu tư 250 triệu USD bằng tiền mặt từ Bain Capital, nâng số vốn đã huy động được lên 1,5 tỷ USD trong vòng 2 năm qua. Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) chính thức hoàn tất thành công việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital.
Trong tuần này chưa có thông tin IPO.
Bứt phá của doanh nghiệp nhờ chuyển đổi số_là chủ đề mà nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, đóng góp của kinh tế số đạt 25% trong tổng sản phẩm quốc gia (GDP) và con số này sẽ tăng lên 30% vào năm 2030.
Thực tế này kéo theo nhu cầu ngày càng tăng về phát triển dữ liệu số, công nghệ số, kinh tế số và chuyển đổi số rộng khắp cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước ở khắp các lĩnh vực như tài chính, giáo dục, y tế, thương mại điện tử, nông nghiệp... Đây chính là dư địa thị trường tiềm năng nếu các doanh nghiệp chuyển đổi số khai thác hiệu quả.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, về phía các doanh nghiệp cần đồng nhất tư duy và ứng dụng quản trị số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Còn về phía các cơ quan chức năng, phải thực hiện mục tiêu kép là vừa kiến tạo và kiểm soát hoạt động chuyển đổi số. Cùng với đó, cần có hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nền tảng số phát triển, đồng thời nâng cao an ninh mạng.
Được biết, mức tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo cuối năm nay đạt khoảng 2,4%, thấp hơn 0,2% so với năm 2023. Riêng Việt Nam thì tăng trưởng kinh tế khả quan hơn khi được dự báo có mức tăng 6% - 6,5%. Nguyên nhân là đỉnh lạm phát đã qua và sẽ duy trì mức khoảng trên dưới 4% vào cuối năm nay. Giá dầu sẽ tương đối không thay đổi và áp lực nguồn cung giảm do có nhiều nguồn năng lượng thay thế. Còn về giá cả hàng hóa trên toàn cầu sẽ đi ngang.
Đặc biệt, lãi suất ngân hàng trung ương các nước trên toàn cầu sẽ giảm mạnh. Đây là những tín hiệu để kinh tế phục hồi. Tuy nhiên, để nâng cao sức cạnh tranh và duy trì sự bền vững của các doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp cần nhanh chóng ứng dụng chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động của mình. Và đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp cung ứng nền tảng chuyển đổi số tăng tốc phát triển"
Khép lại phiên giao dịch ngày 26/4/2024, mã PGT đóng cửa với mức 3,700 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Dự kiến từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.