M&A và IPO (Từ 24/7 - 28/7): TTCK dưới tác động của chính sách Fed

Đầu tư và Tiếp thị
07:23 AM 29/07/2023

VN-Index kết phiên giao dịch ngày 28/7 với mức tăng hơn 10 điểm (tương đương 0,86 %) lên mốc 1.,07 điểm - đây cũng là mức điểm cao nhất của chỉ số trong vòng 10 tháng qua.

Thanh khoản tiếp tục cải thiện với giá trị khớp lệnh trên HOSE vượt 20,500 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên mua khi số cổ phiếu tăng lên đến 676 mã, trong đó có 77 mã tăng trần, áp đảo hoàn toàn so với mã giảm điểm.

photo-1690553101600

Trong tuần này có 8 thương vụ M&A được thực hiện.

1. Cổ đông lớn nhất của CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) thông báo mua thêm cổ phiếu REE.

Từ 22/06-21/07/2023, quỹ ngoại Platinum Victory Pte Ltd - cổ đông lớn nhất của CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) - chỉ mua được 1,6% trên hơn 2,52 triệu cp đăng ký. Ngay sau đó, quỹ tiếp tục đăng ký mua thêm cổ phiếu REE với khối lượng tương đương lượng cổ phiếu chưa mua thành công.

Cụ thể, ngày 21/07, quỹ Platinum Victory Pte Ltd mua được 40,000 cp trên tổng số hơn 2,52 triệu cp đăng ký, qua đó nâng tỷ lệ nắm giữ tại REE từ 34,37% (tương đương 140,47 triệu cp) lên 34,38% (tương đương hơn 140,5 triệu cp). Ước tính Quỹ chi hơn 2,6 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

2. Cổ đông ngoại thông báo bán gần 3,5 triệu cp CTCP VNG (UPCoM: VNZ)

VNG Limited - công ty nước ngoài có trụ sở tại quần đảo Cayman (Cayman Islands) - vừa đăng ký bán 3,48 triệu cp của CTCP VNG (UPCoM: VNZ) theo hình thức thỏa thuận, trong giai đoạn từ 25/07-15/08/2023.

Trước giao dịch, VNG Limited nắm giữ 17,56 triệu cp VNZ, tương đương 61,12% cổ phần. Nếu giao dịch thành công, tổ chức này sẽ hạ tỷ lệ xuống còn gần 49%, tương đương hơn 14 triệu cp, qua đó chuyển VNZ thành công ty liên kết của VNG Limited. Ước tính giá trị thương vụ khoảng 2,6 ngàn tỷ đồng.

3. Lãnh đạo CTCP Tập đoàn TNT (HOSE: TNT) thông báo thoái vốn

Ông Nguyễn Gia Long - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn TNT (HOSE: TNT) đăng ký bán 5 triệu cp TNT nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 27/07-25/08/2023.

Nếu giao dịch thành công, ông Long sẽ giảm sở hữu tại TNT từ hơn 16,5 triệu cp (tỷ lệ 32,3%) xuống còn 11,5 triệu cp (tỷ lệ 22,549%). Ước tính lãnh đạo TNT có thể thu về hơn 25 tỷ đồng nếu bán hết số cổ phiếu đăng ký.

4. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn của NBB

Ông Nguyễn Văn Thịnh chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB) sau khi mua thỏa thuận gần 1,75 triệu cp trong phiên 19/07.

Trước đó, ông Thịnh sở hữu gần 3,48 triệu cp NBB, chiếm tỷ lệ 3,46% vốn. Sau khi mua thêm gần 1,75 triệu cp, tỷ lệ sở hữu của ông Thịnh tại NBB tăng lên mức 5,22%, tương đương hơn 5,22 triệu cp, chính thức trở thành cổ đông lớn tại đây.

5. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn CTCP Đô thị Cần Thơ (UPCoM: UCT)

Bà Võ Ngọc Diệp trở thành cổ đông lớn của CTCP Đô thị Cần Thơ (UPCoM: UCT) sau khi nhận 2,2 triệu cp thừa kế từ chồng.

Cụ thể, bà Diệp nhận thừa kế cổ phiếu từ chồng là ông Trịnh Quang Tiến (sở hữu 2,2 triệu cp UCT) theo di chúc được phòng Công chứng Nguyễn Thanh Đình công bố ngày 29/12/2021 và đã chuyển quyền sở hữu số cổ phiếu này tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).

Bà Diệp chính thức trở thành cổ đông lớn của UCT tại ngày 14/07/2023 với số cổ phiếu nắm giữ là 2,3 triệu cp, tỷ lệ 43,09%. Trước đó, vị này sở hữu hơn 58 ngàn cp UCT (tỷ lệ 1,09%).

6. CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (Marseco, HNX: MAC) thông báo trở thành cổ đông lớn của CTCP Logistics Cảng Đà Nẵng (UPCoM: DNL)

CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (Marseco, HNX: MAC) mới đây trở thành cổ đông lớn của CTCP Logistics Cảng Đà Nẵng (UPCoM: DNL), đồng thời đăng ký bán 1,3 triệu cp của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH).

Sau khi mua vào gần 81 ngàn cp DNL, số lượng cổ phiếu DNL mà Marseco sở hữu tăng từ gần 145 ngàn cp (tỷ lệ 3,4%) lên gần 226 ngàn cp (tỷ lệ 5,24%). Qua đó, Marseco trở thành cổ đông lớn của DNL vào ngày 20/07/2023. Ước tính Marseco cần chi gần 2.6 tỷ đồng để thực hiện thương vụ.

7. Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) thông báo còn sở hữu 2,26% vốn Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (HOSE: EIB)

Sau khi bán ra gần 133 triệu cp của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (HOSE: EIB) vào ngày 13/01/2023, giảm tỷ lệ sở hữu tại đây xuống còn 4,27%, đối tác chiến lược nước ngoài Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) tiếp tục thoái bớt vốn khỏi Eximbank khi tỷ lệ sở hữu được công bố tại thời điểm 30/06/2023 giảm xuống còn 2,26%.

8. Cổ đông lớn nhất CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (HOSE: SBT) thông báo bán thỏa thuận thành công hơn 31 triệu cp

CTCP Đầu tư Thành Thành Công, cổ đông lớn nhất CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (HOSE: SBT), đã bán xong gần 31,2 triệu cp SBT như đăng ký. Giao dịch được thực hiện từ ngày 11-24/07/2023 theo hình thức thỏa thuận.

Sau giao dịch, đơn vị này giảm tỷ lệ sở hữu tại SBT từ 25,95% (hơn 197,7 triệu cp) xuống còn 21,86% (hơn 166,5 triệu cp).

Trong tuần này chưa có thông tin IPO.

photo-1690553102417

Hai kịch bản cho nhà đầu tư BĐS cuối năm 2023_ là chủ đề rất nhiều nhà đầu tư tìm hiểu.

Thêm những điểm sáng trên thị trường trầm lắng

Tâm điểm chú ý của thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 hướng về nhà ở xã hội (NOXH). Các phân khúc còn lại tiếp tục ghi nhận lượng giao dịch thấp, nguồn cung mới nhỏ giọt và sức mua chưa thực sự cải thiện.

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện có 9 dự án NOXH đang triển khai với quy mô 6.383 căn hộ, giá bán sơ cấp dao động 1.200 - 1.400 USD/m2 (28,4 triệu - 33,1 triệu VND/m2). Nguồn cung này được đánh giá vẫn còn quá thấp so với nhu cầu nhà ở tầm trung ở TP. Hồ Chí Minh.

Hà Nội cũng đang có 40 dự án NOXH đang và sẽ mở bán trong năm nay, tập trung ở các quận Long Biên, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.

Theo thống kê, trong tháng 6/2023, Việt Nam đón gần một triệu lượt khách quốc tế và phục vụ 13,5 triệu lượt khách nội địa. Tính chung 6 tháng, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 66% mức trước dịch. Phân khúc căn hộ dịch vụ nhờ đó cũng tăng trưởng tích cực.

Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh với tỷ lệ lấp đầy của hầu hết các dự án đạt từ 80% trở lên, giá thuê hạng A và B lần lượt là 34,3 USD/m2/tháng và 24 USD/m2/tháng. Giá thuê căn hộ dịch vụ ở thị trường Hà Nội biến động nhẹ, hạng A tăng 4% lên 32,3 USD/m 2/tháng và hạng B giảm 2% xuống 19,9 USD/m 2/tháng.

Cũng trong quý II, thị trường văn phòng Việt Nam ghi nhận một số tin tức nổi bật như hãng máy bay Boeing mở văn phòng tại Hà Nội, Prudential Việt Nam khai trương văn phòng mới tại quận 7 (TP. Hồ Chí Minh) hay Netflix dự kiến mở văn phòng đại diện tại Việt Nam vào cuối năm 2023. Mức độ quan tâm cao của các doanh nghiệp nước ngoài cho thấy thị trường văn phòng Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

Nhu cầu lưu trú ngắn hạn sẽ tiếp tục tăng theo làn sóng khách du lịch, doanh nhân hay chuyên gia nước ngoài. Chúng tôi dự báo phân khúc này sẽ tăng trưởng tốt, nhất là khi Việt Nam đã thông qua chính sách thị thực thông thoáng hơn, góp phần thúc đẩy du lịch và tăng trưởng kinh tế.

Các chuyên gia dự báo, những điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, các động lực tăng trưởng vẫn duy trì vững chắc, đảm bảo quá trình hồi phục của đất nước.

Khép lại phiên giao dịch ngày 28/7/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,700 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Đà Nẵng - từ tình người đến tình yêu với thành phố đáng sống Đà Nẵng - từ tình người đến tình yêu với thành phố đáng sống

“Tôi muốn sống ở đây mãi mãi, lâu đến khi nào có thể”. Có lẽ không chỉ nữ nghệ sĩ Brazil Machini mà còn rất nhiều người trong số gần 16.000 người “xê dịch” đến Đà Nẵng mỗi năm cũng chung dự định: định cư lâu dài tại thành phố, không chỉ bởi thiên nhiên, chất lượng sống mà còn bởi một “vũ khí bí mật” khác mang tên… tình người.