M&A và IPO (Từ 25/3 - 29/3): VN-Index cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Đầu tư và Tiếp thị
08:31 AM 30/03/2024

Khép lại phiên giao dịch ngày 29/3, VN Index giảm 6,09 điểm (0,47%) còn 1284,09 điểm với 159 mã tăng và 296 mã giảm. HNX Index giảm 1,33 điểm (0,55%) còn 242,58 điểm với 84 mã tăng và 90 mã giảm. UPCoM Index tăng 0,09 điểm (0,1%) đạt 91,57 điểm với 192 mã tăng và 129 mã giảm.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 25,6 nghìn tỷ đồng, trong đó sàn HoSE đạt hơn 23,2 nghìn tỷ và rổ VN30 đạt hơn 9,8 nghìn tỷ. Khối ngoại tiếp tục xả hàng mạnh khi bán ròng gần 800 tỷ đồng trên HoSE, trong khi mua ròng gần 80 tỷ trên HNX và UPCoM.

M&A và IPO (Từ 25/3 - 29/3): VN-Index cẩn trọng trước áp lực chốt lời- Ảnh 1.

Trong tuần này có 8 thương vụ M&A được thực hiện.

1. Chủ tịch CTCP Thực phẩm Hữu Nghị (UPCoM: HNF) thông báo tiếp tục gom cổ phiếu HNF

Vì mục đích đầu tư, ông Trịnh Trung Hiếu - Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Hữu Nghị (UPCoM: HNF) đăng ký mua hơn 814 ngàn cp HNF trong giai đoạn từ 26/03-23/04/2024.

Hiện, ông Hiếu đang nắm giữ hơn 5,72 triệu cp HNF, tương đương tỷ lệ 19,07%. Nếu giao dịch thành công, ông sẽ nắm hơn 6,5 triệu cp HNF, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 21,8%. Ước tính ông Hiếu cần chi khoảng 17 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

2. Cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Xây dựng Hà Nội (UPCoM: HCI) thông báo bán cổ phiếu HCI

Ngày 22/03/2024, bà Vũ Hoàng Yến - cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Xây dựng Hà Nội (UPCoM: HCI) - đã bán 265,792 cp HCI, với mục đích chuyển nhượng cổ phiếu.

Trước giao dịch, bà Yến nắm 662,676 cp HCI, tương ứng 12,67% vốn điều lệ. Với lượng cổ phiếu bán ra như trên, bà Yến hạ tỷ lệ sở hữu tại HCI về 7,59%, tương đương 396,884 cp.

3. Người thân của CTCP City Auto (HOSE: CTF) thông báo muốn bán gần 900 ngàn cp

2 con trai ông Trần Ngọc Dân - Chủ tịch HĐQT CTCP City Auto (HOSE: CTF) muốn bán bớt tổng cộng hơn 876 ngàn cp CTF nhằm mục đích tài chính cá nhân.

Cụ thể, ông Trần Lâm - Thành viên HĐQT City Auto đăng ký bán hơn 634 ngàn cp CTF, còn ông Trần Long (em ruột ông Lâm) đăng ký bán hơn 241.9 ngàn cp CTF, với mục đích tài chính cá nhân.

Cả hai giao dịch đều được thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh, trong thời gian từ 01-29/04/2024. Trước giao dịch, ông Lâm đang sở hữu hơn 7,5 triệu cp CTF (tỷ lệ 8,4%). Nếu bán thành công, ông Lâm sẽ giảm sở hữu xuống còn hơn 6.8 triệu cp, (tỷ lệ 7,69%); còn ông Long giảm sở hữu từ hơn 7,1 triệu cp (tỷ lệ 8,01%) xuống còn hơn 6.9 triệu cp (tỷ lệ 7,74%).

4. Người thân lãnh đạo của CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) thông báo tiếp tục bán cổ phiếu POM

Trong giai đoạn ngày 26/02-22/03, bà Nguyễn Thị Tuyết, vợ ông Đỗ Xuân Chiểu – Thành viên HĐQT Thép Pomina (HOSE: POM), bán ra 2,86 triệu cp trong số 8,16 triệu cp đã đăng ký trước đó. Sau giao dịch này, bà Tuyết tiếp tục đăng ký bán 5,3 triệu cp còn lại từ ngày 28/03 đến 26/04. Nếu giao dịch thành công, bà sẽ không còn sở hữu cổ phiếu nào của hãng thép này.

5. Nhóm quỹ Bảo Việt thông báo trở thành cổ đông lớn của CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (HOSE: IJC)

Ngày 25/03, Quỹ Đầu tư Giá trị Bảo Việt (BVIF) đã mua vào hơn 2,9 triệu cp IJC, qua đó đưa nhóm quỹ Bảo Việt trở thành cổ đông lớn của CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (HOSE: IJC).

Cụ thể, nhóm quỹ Bảo Việt gồm 3 đơn vị đang nắm giữ cổ phiếu IJC gồm: Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo Việt (Bao Viet Fund), Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Triển vọng Bảo Việt (BVPF) và BVIF.

Trước giao dịch ngày 25/03, Bao Viet Fund nắm hơn 8,3 triệu cp (3,31%), BVPF nắm 235,000 cp (0,09%) và BVIF nắm hơn 2,8 triệu cp (1,13%) IJC. Tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ là 4,53%.

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của BVIF tại IJC tăng lên 2,29%, qua đó đưa tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ vượt ngưỡng 5%, cụ thể là 5,69%, trở thành cổ đông lớn của IJC. Ước tính giá trị thương vụ đạt hơn 45.5 tỷ đồng.

6. Chủ tịch CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) thông báo muốn mua 2 triệu cp HQC

Ông Trương Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) đã đăng ký mua 2 triệu cp HQC từ ngày 02-29/04/2024 với lý do phục vụ kế hoạch tài chính cá nhân.

Ông Tuấn hiện đang không sở hữu bất kỳ cổ phiếu HQC nào. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của ông tại Công ty được nâng lên 0,35%.

7. Nhóm cổ đông Kaibuok Shipyard thông báo muốn tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSE: SKG)

Hiện, Kaibuok Shipyard đang sở hữu hơn 3 triệu cp SKG, tương đương 4,89% vốn. Nếu giao dịch thành công, đơn vị này sẽ trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 6,47%.

8. Cổ đông lớn CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (HNX: MAC) thông báo muốn bán bớt 2 triệu cp

Đầu tư Sao Á D.C vừa đăng ký bán 2 triệu cp CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (HNX: MAC) theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh, dự kiến trong thời gian từ 02-26/04/2024.

Trước giao dịch, Đầu tư Sao Á D.C đang sở hữu 4,25 triệu cp, tỷ lệ 28,07%. Nếu giao dịch thành công, cổ đông lớn này sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 14,86%, tương ứng 2,25 triệu cp.

Trong tuần này chưa có thông tin về IPO.

M&A và IPO (Từ 25/3 - 29/3): VN-Index cẩn trọng trước áp lực chốt lời- Ảnh 2.

Bất động sản được dự đoán đang vào chu kỳ tăng mới?_là chủ đề mà nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Bất động sản Việt Nam vẫn là điểm đến đáng chú ý của nhà đầu tư ngoại

Với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc bất động sản, Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư.

Việt Nam thể hiện sự ổn định không chỉ về tình hình chính trị mà còn trong bối cảnh vĩ mô, nơi kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, với mức lạm phát duy trì thấp và tỷ giá được Nhà nước kiểm soát ổn định hơn trong tương quan với các quốc gia khác trong khu vực.

Do vậy, với lĩnh vực bất động sản, Việt Nam vẫn duy trì là điểm đến đầu tư đáng chú ý của các nhà đầu tư và nhà phát triển bất động sản nước ngoài tại những vị trí và phân khúc có dư địa phát triển tốt.

Năm 2023, nhiều nghị định, nghị quyết được thông qua nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản. Các chính sách này được kỳ vọng tăng tính dự báo và ổn định cho thị trường bất động sản, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án đầu tư.

Mỗi phân khúc bất động sản của thị trường Việt Nam trong năm 2024 đều có những điểm nhấn đầu tư riêng thu hút nhà đầu tư ngoại. Đơn cử, đối với phân khúc bất động sản nhà ở, nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư và có xu hướng phát triển các dự án mang thương hiệu riêng của mình trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và nhu cầu nhà ở của người dân cao.

Lợi thế của các chủ đầu tư nước ngoài là về thương hiệu, ý tưởng thiết kế, cùng tiêu chuẩn và chất lượng xây dựng nên các sản phẩm phát triển dù ở phân khúc cao cấp vẫn luôn được thị trường đón nhận tích cực.

Bên cạnh đó, phân khúc bất động sản văn phòng cũng nhận được nhiều sự chú ý. Thị trường chứng kiến tăng trưởng nguồn cầu từ khối doanh nghiệp năng lượng, sản xuất và tư vấn, góp phần duy trì tỷ lệ lấp đầy ổn định.

Đặc biệt, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM, xu hướng thị trường văn phòng mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư nước ngoài có năng lực đầu tư và định vị sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh…

M&A và IPO (Từ 25/3 - 29/3): VN-Index cẩn trọng trước áp lực chốt lời- Ảnh 3.

Khép lại phiên giao dịch ngày 29/3/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,000 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn