M&A và IPO (Từ 25/7 - 29/7): TTCK “Mập mờ”, yếu tố nào của DN khiến NĐT giải ngân?

Đầu tư và Tiếp thị
07:48 AM 30/07/2022

Chốt phiên giao dịch ngày 29/7/2022, VN-Index giảm 1,79 điểm xuống 1.206,33 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 590,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 15.034,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 189 mã tăng giá, 239 mã giảm giá và 87 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 1,23 điểm xuống 288,61 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 63,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.265,1 tỷ đồng. Toàn sàn có 75 mã tăng giá, 108 mã giảm giá và 71 mã đứng giá.

UPCOM-Index tăng 0,11 điểm lên 89,61 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 55,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 751,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 226 mã tăng giá, 135 mã giảm giá và 91 mã đứng giá.

Thông tin quốc tế: Ngày 28/07/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ hai liên tiếp trong cuộc chiến chống lạm phát. Cụ thể, Fed nâng lãi suất lên 2.25% - 2.5%. Việc nâng lãi suất 75 điểm trong 2 cuộc họp liên tiếp là động thái cứng rắn nhất của Fed kể từ khi họ bắt đầu sử dụng loại lãi suất này làm công cụ chính của chính sách tiền tệ.

Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố trong tháng này, giá tiêu dùng đã tăng 9,1% hàng năm trong tháng 6/2022 và 1,2% trong tháng trước. Mặc dù những cú sốc về nguồn cung liên quan đến xung đột ngoài tầm kiểm soát của FED đã dẫn đến phần lớn mức tăng lạm phát trong tháng 6/2022, giá cả trên toàn nền kinh tế Mỹ đã tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều bất chấp các hành động của ngân hàng trung ương.

Thị trường cũng đã dự báo trước về động thái này sau khi các quan chức Fed truyền tải về ý định nâng 75 điểm cơ bản trong thời gian gần đây. Các quan chức Fed cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc kiểm soát lạm phát ngay cả khi phải làm giảm tốc kinh tế.

Trong tuần này có 11 thương vụ M&A được thực hiện.

1. Chủ tịch HBC tiếp tục đăng ký mua 6.6 triệu cp

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) vừa đăng ký mua 6.6 triệu cp trong đợt giao dịch mới từ ngày 27/07 - 25/08.

Trước đó, ông Hải đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu trong đợt giao dịch từ ngày 23/06 - 22/07. Tuy nhiên mới mua thành công 3.37 triệu cổ phiếu trong số đăng ký. Thương vụ có giá trị trên dưới 62 tỷ đồng.

Ông Hải tiếp tục đăng ký mua 6.63 triệu cp nhằm tăng sở hữu từ 42.3 triệu cp (17.2%) lên thành 48.9 triệu cổ phiếu (19.9%).

Ước tính cổ đông này cần chi số tiền khoảng 135 tỷ đồng để tiếp tục gom cổ phiếu.

‎2. Người thân Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Quốc Tế Holding mạnh tay bán 1.2 triệu cổ phiếu LMH

Ông Nguyễn Xuân Thùy, cha bà Nguyễn Lan Hương - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Quốc Tế Holding (UPCoM: LMH), đã bán thành công 1.2 triệu cp LMH từ ngày 11 - 18/07, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 11.05% xuống còn 6.37% (hơn 1.6 triệu cổ phiếu).

Được biết: Bà Lan Hương hiện đang nắm 505,800 cp LMH , tương đương 1.97% vốn của CTCP Quốc Tế Holding.

3. Bảo hiểm Hùng Vương mua vào gần 2.7 triệu cổ phiếu của SAM

Sau khoảng thời gian từ ngày 15/06 - 14/07, CTCP Bảo hiểm Hùng Vương đã mua vào gần 2.7 triệu cp của CTCP SAM HOLDINGS (HOSE: SAM) trong hơn 5.5 triệu cp đăng ký trước đó.

Sau khi giao dịch thành công với số cổ phiếu đã mua, tỷ lệ sở hữu của Bảo hiểm Hùng Vương tại SAM tăng từ 0.47% lên 1.2%.

‎4. Cổ đông lớn thứ 2 của VNM lại đăng ký mua gần 21 triệu cổ phiếu

F&N Dairy Investments Pte Ltd tiếp tục đăng ký mua gần 21 triệu cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM) từ ngày 26/07 - 24/08.

Nếu giao dịch diễn ra thành công, cổ đông lớn thứ 2 của VNM sẽ được nâng từ 17.69% lên 18.69%.

5. Louis Holdings thông qua chủ trương thoái sạch vốn tại Angimex (AGM)

Công ty Cổ phần Louis Holdings (Louis Holdings) vừa chính thức thông qua chủ trương thoái toàn bộ vốn và dự kiến không còn là công ty mẹ của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex – HoSE: AGM).

Hiện Louis Holdings đang nắm giữ 9.312.500 cổ phiếu, tương đương 51,17% cổ phần Angimex. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 29/7-27/8/2022.

Ước tính Louis Holdings có thể thu về hơn 270 tỷ đồng nếu bán thành công số cổ phiếu đã đăng ký.

6. Người thân Chủ tịch CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam dự thu hàng chục tỷ đồng từ bán cổ phiếu

Tại CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC), bà Nguyễn Thị Tân Hòa - con gái Chủ tịch HĐQT Nguyễn Như So - đăng ký bán 2 triệu cp từ ngày 28/07 - 26/08.

Bà Hòa hiện nắm 7.4 triệu cp, tương đương 3.05% vốn tại DBC. Nếu bán thành công, tỷ lệ nắm giữ của bà Hòa sẽ hạ xuống mức 2.23%. Ước tính thương vụ có giá trị khoảng 53 tỷ đồng. Cá nhân Chủ tịch Nguyễn Như So đang nắm 68.5 triệu cp, tương đương 28.3% vốn và vẫn là cổ đông lớn nhất tại DBC.

‎7. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn của KPF

Bà Thái Thị Hải Yến đã trở thành cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (HOSE: KPF) sau khi mua 1.15 triệu cổ phiếu KPF vào ngày 26/07/2022.

Sau giao dịch, bà Yến nâng sở hữu tại KPF từ 2.46 triệu cổ phiếu (4.04%) lên 3.61 triệu cổ phiếu (5.93%).

Ước tính bà Yến đã chi hơn 12 tỷ đồng để mua số cổ phiếu.

8. Cổ đông lớn bán mạnh gần 3 triệu cổ phiếu AMV

Tại CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (HNX: AMV), bà Nguyễn Thị Hồng Hải vừa bán 2.9 triệu cp từ ngày 20 - 21/07.

Theo đó, bà Hải hạ sở hữu từ 9 triệu cổ phiếu (6.89%) xuống còn 6.1 triệu cổ phiếu (4.65%) và không còn là cổ đông lớn tại AMV.

Trước đó không lâu, vào ngày 05/07, bà Hải vừa mới bán ra 500,000 cổ phiếu. Tổng cộng, cổ đông này đã bán 3.4 triệu cổ phiếu AMV sau 3 đợt giao dịch trong tháng 7. Ước tính theo bà Hải thu về số tiền khoảng 27 tỷ đồng.

9. PC1 mua lại khu công nghiệp đầu tiên có vốn FDI tại miền Bắc

Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 (HoSE: PC1) vừa công bố ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn, theo đó PC1 mua 100% cổ phần của Công ty Nomura Asia Investment (Việt Nam) Pte. Ltd (NAIV).

NAIV là một pháp nhân có trụ sở tại Singapore, trong đó 70% vốn góp từ Nomura Holdings và 30% vốn góp từ JAFCO Group. NAIV có đầu tư duy nhất và nắm giữ 70% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng (NHIZ), khu công nghiệp đầu tiên có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại miền Bắc.

‎10. Lãnh đạo DSD muốn gom gần 2 triệu cổ phiếu

Tại CTCP DHC Suối Đôi (UPCoM: DSD), ông Phạm Khắc Dương - Ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc đăng ký mua 1.9 triệu cp từ ngày 28/07-24/08.

Ông Phạm Khắc Dương đang là cổ đông lớn sở hữu 2.1 triệu cp (6.79%). Nếu gom thêm thành công 1.9 triệu cp, vị lãnh đạo sẽ tăng sở hữu lên mức 4 triệu cp (hơn 19%). Ước tính thương vụ có giá trị khoảng 38 tỷ đồng.

11. Chủ tịch TKC tăng sở hữu lên gần 20%

Ông Lê Đại Nghĩa - Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (HNX: TKC) vừa mua thêm 1 triệu cp từ ngày 15-18/07.

Theo đó, ông Nghĩa tăng sở hữu từ 1.1 triệu cp (10.25%) lên mức 2.1 triệu cp (19.57%), là cổ đông lớn nhất tại TKC. Thương vụ có giá trị 5.3 tỷ đồng.

‎Trong tuần này có 1 thông tin về IPO.

1. 20 triệu cổ phiếu PCH của Nhựa Picomat chính thức niêm yết HNX

20 triệu cổ phiếu PCH của Công ty Cổ phần Nhựa Picomat chính thức chào sàn HNX với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên 11.000 đồng/cổ phiêu. Trong phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu PCH đã tăng trần lên 14.300 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch 793.900 cổ phiếu.

Trong tuần này, câu chuyện đầu tư cần nhìn "lõi" doanh nghiệp vẫn là vấn đề hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm. Chia sẻ vấn đề trên, với góc nhà là 1 nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là CEO của PGT Holdings, ông Kakazu Shogo chia sẻ:

"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

M&A và IPO (Từ 25/7 - 29/7): TTCK “Mập mờ”, yếu tố nào của DN khiến NĐT giải ngân? - Ảnh 1.

Bàn về cơ hội kinh doanh và cũng trong tâm thế đó, PGT Holdings (HNX: PGT) doanh nghiệp phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Cụ thể hơn về lĩnh vực cung ứng nguồn lao động, PGT Holdings luôn đánh giá cao nguồn nhân lực của Việt Nam. Chính vì vậy PGT Holdings luôn tập trung vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư này, từng bước phát triển các hệ sinh thái của doanh nghiệp.

Đơn cử như việc PGT Holdings hỗ trợ UBND tỉnh Đồng Tháp xúc tiến đầu tư tại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách đầu tư đối với các đơn vị, doanh nghiệp do PGT Holdings giới thiệu đến Đồng Tháp đầu tư. Phía PGT Holdings cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp kết nối với các doanh nghiệp, đơn vị của tỉnh Okinawa (Tổng Giám Đốc của PGT Holdings ông Kakazu Shogo - Đại sứ Thiện chí tỉnh Okinawa) nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giao thương.

M&A và IPO (Từ 25/7 - 29/7): TTCK “Mập mờ”, yếu tố nào của DN khiến NĐT giải ngân? - Ảnh 2.

Tại buổi gặp mặt, UBND tỉnh Đồng Tháp và Công ty PGT Holdings thống nhất hợp tác toàn diện về giáo dục và đào tạo; nông nghiệp và năng lượng, cùng nhau thúc đẩy hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế của hai bên.

PGT Holdings đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…

Trong lĩnh vực giáo dục, PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.

M&A và IPO (Từ 25/7 - 29/7): TTCK “Mập mờ”, yếu tố nào của DN khiến NĐT giải ngân? - Ảnh 3.

Thống kê giao dịch của mã PGT.

Khép lại phiên giao dịch ngày 29/7/2022, mã PGT đnag giao dịch trong khoảng giá 5,500 – 10,000 VNĐ. Các nhà đầu tư đang nằm giữa cổ phiếu của PGT Holdings tin rằng trong thời gian tới, khi thị trường bắt đầu hồi phục, mã PGT sẽ là 1 tài sản sinh lời dài hạn đem tới lợi nhuận đột phá trong đầu tu.

Hồ sơ năng lực đầy tiềm năng của PGT Holdings

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Hiện tại, thị trường đang biến động mạnh với những phiên giảm sâu. Nhiều nhà đầu tư có tâm lý hoảng loạn bán tháo cổ phiếu nhưng cũng có không ít nhà đầu tư chọn đây là thời cơ để mua cổ phiếu cơ bản tốt để đầu tư cho chu kỳ dài hạn. Với những tín hiệu tốt về kết quả kinh doanh và triển vọng phát triển trong năm 2022, PGT là nhân tố được nhiều nhà đầu tư chọn lựa để đặt niềm tin.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn