M&A và IPO (Từ 26/9 - 30/9): TTCK điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu giá tốt

Tài chính - Đầu tư
09:15 AM 01/10/2022

Đóng cửa giao dịch ngày 30/9/2022, VN-Index tăng 6,04 điểm (0,54%) lên 1.132,11 điểm, HNX-Index tăng 0,84 điểm (0,34%) đạt 250,25 điểm, UPCoM-Index giảm 0,25 điểm (0,3%) xuống 84,96 điểm. Toàn sàn có 44 mã tăng trần, 303 mã tăng giá, 721 mã đứng giá, 484 mã giảm giá và 59 mã giảm sàn.

photo-1664590575612

Trong tuần này, có 10 thương vụ M&A được thực hiện.

1. Công ty liên quan đến Chủ tịch CTCP Chứng khoán Phú Hưng (UPCoM: PHS) muốn bán 6 triệu cp.

Vì mục đích cân đối tài chính, Freshfields Capital Corporation (Freshfields) đăng ký bán 6 triệu cp của CTCP Chứng khoán Phú Hưng (UPCoM: PHS) trong giai đoạn từ 27/09-26/10/2022.

Về mối liên hệ, ông Albert Kwang-Chin Ting là Chủ tịch HĐQT của PHS, đồng thời là Chủ tịch của Freshfields.

Trước giao dịch, Freshfields nắm gần 7.3 triệu cp PHS (tương ứng tỷ lệ sở hữu 4.86%). Chiếu theo giá kết phiên 23/09 là 26,200 đồng/cp, ước tính Freshfields có thể thu về khoảng 157 tỷ đồng nếu thương vụ thành công, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 0.87% (tương đương 1.3 triệu cp).

2. Cổ đông lớn CTCP Vang Thăng Long (HNX: VTL) bán thành công gần 2 triệu cp

Cụ thể, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (UPCoM: HTM)_cổ đông lớn của VTL, thông báo đã bán thành công 1.94 triệu cp của CTCP Vang Thăng Long (HNX: VTL) vào ngày 19/09 theo hình thức thỏa thuận, tương ứng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại đây.

Về mối liên hệ, ông Nguyễn Thái Dũng là Ủy viên HĐQT của VTL, kiêm Chủ tịch HĐQT tại HTM; bà Trần Huệ Linh là Trưởng BKS tại VTL, kiêm Ủy viên HĐQT tại HTM; ông Vũ Thanh Sơn là Chủ tịch HĐQT VTL, kiêm Tổng Giám đốc HTM.

Lượng cổ phiếu HTM bán thành công tương ứng toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ tại VTL (tỷ lệ sở hữu 38.42%). Trước đó, từ ngày 09/08-07/09, HTM cũng đăng ký thoái toàn bộ vốn tại VTL để cơ cấu lại danh mục đầu tư nhưng không thành công, do diễn biến giá không được như kỳ vọng.

3. Cổ đông lớn nhất muốn bán hơn 4.5 triệu cp CTCP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị (HNX: PCG)

Công ty TNHH Đầu tư Việt Tú, cổ đông lớn nhất của CTCP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị (HNX: PCG), vừa đăng ký bán hơn 4.5 triệu cp PCG từ ngày 26/09-21/10/2022.

Về mối liên hệ, bà Nguyễn Thanh Tú, Ủy viên HĐQT PCG, đồng thời là người đại diện pháp luật của Đầu tư Việt Tú. Trước đó, bà Tú đã thôi đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT PCG từ ngày 15/09 và người thay thế là ông Cheung Yispang.

Hiện, Đầu tư Việt Tú đang nắm hơn 5.5 triệu cp PCG (tương ứng tỷ lệ sở hữu 29.53%). Nếu giao dịch thành công, Đầu tư Việt Tú sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 7.91% (tương đương gần 1 triệu cp). Ước tính Đầu tư Việt Tú có thể thu về hơn 30 tỷ đồng nếu hoàn tất thương vụ.

4. Cổ đông lớn CTCP Chứng khoán FPT (HOSE: FTS) muốn gom thêm 2.1 triệu cp

Công ty TNHH Dịch vụ Tài chính SBI đăng ký mua 2.1 triệu cp của CTCP Chứng khoán FPT (HOSE: FTS) trong giai đoạn từ 29/09-27/10/2022 với mục đích đầu tư.

Trước giao dịch, SBI là cổ đông lớn tại FTS với tỷ lệ nắm giữ 21.4% (tương đương gần 42 triệu cp). Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sẽ được nâng lên 22.5% - tương đương gần 44 triệu cp. Chiếu theo giá kết phiên 27/09 là 30,700 đồng/cp, ước tính giá trị thương vụ khoảng hơn 64 tỷ đồng.

5. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn CTCP Xây dựng và Năng lượng VCP (UPCoM: VCP) sau giao dịch thỏa thuận

Ông Lê Quốc Hương vừa trở thành cổ đông lớn của CTCP Xây dựng và Năng lượng VCP (UPCoM: VCP) sau khi mua thành công 1.05 triệu cp vào ngày 21/09/2022.

Sau giao dịch, ông Hương nâng tỷ lệ sở hữu từ 4.39% (gần 3.7 triệu cp) lên 5.64% (hơn 4.7 triệu cp).

6. CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á (HOSE: DAH) dự chi 80 tỷ đồng mua cổ phần của Green Island

HĐQT CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á (HOSE: DAH) vừa thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần của CTCP Green Island.

Cụ thể, DAH sẽ nhận chuyển nhượng 8 triệu cp của CTCP Green Island từ Công ty TNHH Tư vấn và quản lý Smart Invest với giá trị chuyển nhượng 80 tỷ đồng, tương ứng 10,000 đồng/cp.

7. Siba Holdings dự chi 560 tỷ đồng gom cổ phiếu BAF

Công ty Cổ phần Siba Holdings vừa đăng ký mua vào hơn 24,6 triệu cổ phiếu BAF, từ ngày 30/9 đến ngày 28/10/2022.

Siba Holdings, tổ chức có liên quan đến ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (HoSE: BAF), muốn mua vào 24,6 triệu cổ phiếu BAF theo phương thức khớp lệnh/thoả thuận, dự kiến nâng số lượng nắm giữ từ 29,42 triệu đơn vị lên hơn 54 triệu đơn vị.

Siba Holdings hiện là cổ đông lớn nhất của BaF với tỷ lệ nắm giữ là 20,5%. Nếu gia tăng sở hữu thành công, tỷ lệ nắm giữ sẽ tăng lên 37,65%. Được biết, Siba Holdings chính thức là cổ đông lớn của BAF từ đầu năm 2022.

Tạm tính theo thị giá của BAF, Siba Holdings sẽ phải chi khoảng 560 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu đã đăng ký.

8. CTCP Louis Capital (HOSE: TGG) thoái hết vốn khỏi CTCP Sametel (HNX: SMT)

CTCP Louis Capital (HOSE: TGG) đã thoái được toàn bộ vốn khỏi CTCP Sametel (HNX: SMT).

Cụ thể, Louis Capital đã bán toàn bộ hơn 2.8 triệu cp SMT trong thời gian từ 20-23/09/2022, tương đương 51.2% vốn tại đây. Sau giao dịch, Louis Capital không còn là cổ đông của SMT.

9. Phó Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) muốn bán 7.75 triệu cp.

Ông Đỗ Quý Thành - Phó Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) đồng thời là em trai Chủ tịch HĐQT Đỗ Quý Hải - đăng ký bán 7.75 triệu cp HPX trong thời gian từ 05/10-03/11/2022 để cơ cấu danh mục đầu tư.

Nếu giao dịch bán thành công, ông Thành sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại HPX từ 2.93% (8.9 triệu cp) xuống còn 0.38% (gần 1.2 triệu cp). Ứớc tính ông Thành có thể thu về xấp xỉ 202 tỷ đồng nếu giao dịch thành công.

10. Chủ tịch CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNX:TVC) muốn mua thêm cổ phiếu.

Ông Phạm Thanh Tùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNX:TVC) lại đăng ký mua vào 1 triệu cp TVC. Nhằm mục đích đầu tư, Chủ tịch TVC tiếp tục đăng ký mua 1 triệu cp trong thời gian từ 29/09-28/10/2022.

Nếu mua được toàn bộ số cổ phiếu trên, ông Tùng sẽ tăng sở hữu tại TVC từ hơn 7.23 triệu đơn vị (tỷ lệ 6.1%) lên hơn 8.2 triệu đơn vị (tỷ lệ 6.9%).

Trong tuần này có 3 thông tin về IPO.

1. Cổ phiếu Gỗ An Cường sẽ giao dịch trên HOSE từ 10/10

Gần 136 triệu cp của Gỗ An Cường sẽ chính thức được giao dịch trên HOSE từ ngày 10/10/2022.

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) mới đây thông báo gần 136 triệu cp của CTCP Gỗ An Cường đã được niêm yết trên HOSE từ ngày 25/08/2022 và chính thức giao dịch từ ngày 10/10/2022, với mã cổ phiếu được giữ nguyên là ACG. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 67,300 đồng/cp.

2. Công ty đào tạo lái xe nộp hồ sơ niêm yết trên HOSE

Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), CTCP Thương mại và Sản xuất Lập Phương Thành (UPCoM: LPT) đã nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu vào ngày 26/09/2022.

Cụ thể, LPT muốn chuyển 12 triệu cp từ UPCoM sang niêm yết trên sàn HOSE, tương ứng vốn điều lệ 120 tỷ đồng.

LPT là Công ty điều hành trung tâm dạy lái xe, có sân thi sát hạch đạt chuẩn đầu tiên tại Hải Dương. Hiện, trung tâm đang hoạt động với 3 cơ sở tại TP Hải Dương, trong đó có 1 cơ sở đào tạo sát hạch và 2 cơ sở đào tạo thực hành lái xe.

3. CTCP Tập đoàn Nova Consumer (OTC: NCG) chuẩn bị niêm yết trên HOSE.

CTCP Tập đoàn Nova Consumer (OTC: NCG) đã nộp hồ sơ niêm yết lần đầu trên HOSE với mã chứng khoán NCG.

Ngày 27/09/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu hơn 119.78 triệu cp NCG trên HOSE của Tập đoàn Nova Consumer, tương ứng vốn điều lệ gần 1,198 tỷ đồng.

Nối tiếp chuỗi đầu tư trên thị trường chứng khoán, rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tới tình hình thực trạng nên kinh tế vĩ mô. Trong bài viết Phát triển kinh tế vĩ mô, "Bất Biến’’ để ứng với "Vạn Biến’’, mà PGT Holdings đã nêu ra những ưu điểm mà nền kinh tế của Việt Nam đang có chính là giải pháp hiệu quả để ứng phó với những rủi ro đang diễn ra.

photo-1664590579498

Kinh tế Việt Nam trước những bối cảnh điều chỉnh của toàn cầu

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới đã vượt qua được những biến động bất lợi toàn cầu để đạt mức tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm nay.

Thông tin trên là nhận định trong báo cáo cập nhật toàn cầu của nhiều định chế tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. Rất nhiều những cụm từ ấn tượng được nhắc đến khi nói về sự phục hồi kinh tế Việt Nam như tăng trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ, tự cường hay vượt bậc ngoài dự báo... Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 7 - 7,5% và trở thành quốc gia duy nhất tại châu Á được Quỹ Tiền tệ quốc tế nâng dự báo tăng trưởng.

Ông Francois Painchaud - Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao sự phục hồi ấn tượng của Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19. Sức bật này có được là nhờ sự điều hành linh hoạt, ứng phó trong đại dịch, tăng tốc trong chiến dịch phòng chống COVID-19, cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng các chương trình hỗ trợ nền kinh tế cho giai đoạn phục hồi sau đó. Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á và ASEAN mà chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng".

"Ngay từ quý II chúng tôi đã thấy sức bật của nền kinh tế, nhất là khu vực sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực thế mạnh như tiêu dùng, các ngành hàng dệt may, nông nghiệp phục vụ xuất khẩu", ông Andrea Coppla - Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá.

Ông Bill Winters - Tổng Giám đốc toàn cầu Ngân hàng Standard Chartered cho hay: "Cơ bản chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc điều hành để giữ mặt bằng giá cả trong nước, không hình thành mặt bằng giá mới, cùng với đó là nguồn cung hàng hoá dồi dào, tránh sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong khi các quốc gia đang phát triển và mới nổi ở châu Á đang phải trải qua cú sốc này rất lớn".

"Việt Nam là một quốc gia ổn định, nhà đầu tư có thể tin tưởng rằng, các khoản đầu tư của họ sẽ được bảo vệ trước những thay đổi đột ngột về kinh tế hoặc chính trị. Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) hàng quý của EuroCham khảo sát cho thấy các thành viên rất tựu tin về môi trường kinh doanh của Việt Nam", ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam cho biết.

Quay trở lại với cơ hội kinh doanh trong tuần này, PGT trên sàn HNX là 1 gợi ý đáy hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Khép lại phiên giao dịch ngày 30/9/2022, mã PGT đóng cửa và giao dịch trong khoảng giá 4,200 – 10,000 VNĐ.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ PGT Holdings tin rằng sẽ là một doanh nghiệp phát triển bền vững, đem tới những cơ hội kinh doanh sinh lời hiệu quả cho các nhà đầu tư. Do đó mã PGT chính là một gợi ý tiềm năng để giải ngân trong dài hạn.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured



PV
Ý kiến của bạn
HCMC FOODEX 2024 – Ngành lương thực, thực phẩm bứt phá hướng mục tiêu phát triển bền vững HCMC FOODEX 2024 – Ngành lương thực, thực phẩm bứt phá hướng mục tiêu phát triển bền vững

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3 – HCMC FOODEX 2024 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) chủ trì, phối hợp với Hội Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA) sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến 18/05/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh