M&A và IPO (Từ 29/5 - 2/6): "VN-Index vượt kháng cự" & vào nhịp tăng ngắn hạn
Chốt phiên giao dịch ngày 2/6, VN-Index tăng 12,45 điểm lên 1090,84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 1037,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 18,349 tỷ đồng. Toàn sàn có 245 mã tăng giá, 150 mã giảm giá và 51 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 2,06 điểm lên 226,03 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 132 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,869 tỷ đồng. Toàn sàn có 113 mã tăng giá, 78 mã giảm giá, 48 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,45 điểm lên 83,96 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 129,5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 969,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 252 mã tăng giá, 154 mã giảm giá và 87 mã đứng giá.
Trong tuần này có 8 thương vụ M&A được thực hiện.
1. CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP) thông báo thoái xong vốn tại công ty liên kết
CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP) chính thức thoái hết vốn tại công ty liên kết - CTCP Xây dựng và Phát triển Thế Hệ Mới (viết tắt là Công ty Thế Hệ Mới) sau khi bán toàn bộ 8,5 triệu cổ phần (tỷ lệ 18.9%).
Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận trong thời gian từ 24-26/05/2023. Giá trị giao dịch và bên nhận chuyển nhượng không được nêu cụ thể. Sau giao dịch, Thế Hệ Mới không còn được ghi nhận là công ty liên kết của SIP.
2. Người thân của Chủ tịch CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) thông báo đăng ký mua 3,45 triệu cp NVL
Nhằm tăng tỷ lệ sở hữu, bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) - đăng ký mua 3,45 triệu cp NVL trong thời gian từ 02-30/06/2023.
Nếu giao dịch thành công, bà Quỳnh sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại NVL từ 1,11% (hơn 21,6 triệu cp) lên 1,287% (hơn 25 triệu cp). Ước tính bà Quỳnh cần chi khoảng 45 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu nói trên.
3. Quỹ ngoại Singapore thông báo bán ra hơn 1,3 triệu cp của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG)
Arisaig Asian Fund Limited, quỹ thành viên thuộc Arisaig Partners (Singapore) vừa thông báo đã bán ra hơn 1,3 triệu cp của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) trong phiên 24/05.
Sau giao dịch, quỹ ngoại Arisaig Asia giảm sở hữu tại đây từ 95,7 triệu cp (tỷ lệ 6,54%) xuống còn 94,4 triệu cp (tỷ lệ 6,45%). Ước tính quỹ ngoại có thể thu về gần 51 tỷ đồng sau khi thoái bớt vốn tại MWG.
4. CTCP FECON (HOSE: FCN) thông báo chuyển nhượng toàn bộ vốn tại Công ty Nguồn Nhân lực FECON
CTCP FECON (HOSE: FCN) mới đây công bố thông tin về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV Nguồn Nhân lực FECON cho ông Nguyễn Thanh Cường. Thời gian thực hiện dự kiến trước 15/06.
Ngày 30/05, thường trực HĐQT FCN có nghị quyết thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp (100% vốn điều lệ) của FCN tại Công ty TNHH MTV Nguồn Nhân lực FECON cho ông Nguyễn Thanh Cường - Chủ tịch Nguồn Nhân lực FECON. Thời gian thực hiện dự kiến trước 15/06. Giá trị chuyển nhượng chưa được FCN công bố. Như vậy, sau khi chuyển nhượng phần vốn góp, Công ty Nguồn Nhân lực FECON không còn là công ty con của FCN nữa.
5. Dragon Capital thông báo đã bán 1,21 triệu cp của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH)
Dragon Capital thông báo đã bán 1.21 triệu cp của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) trong phiên 26/05.
Cụ thể, 2 thành viên của quỹ ngoại là Amersham Industries Limited và Vietnam Enterprise Investments Limited cùng bán 500,000 cp, còn lại KB Vietnam Focus Balanced Fund bán 210,000 cp. Sau giao dịch, tổng sở hữu của cả nhóm Dragon Capital tại KDH giảm từ 79,14 triệu cp (tỷ lệ 11,04%) xuống còn 77,93 triệu cp (tỷ lệ 10.87%).
6. Nhóm quỹ Dragon Capital đã bán 1,75 triệu cp của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG)
Nhóm quỹ Dragon Capital cho biết đã bán ra 1,75 triệu cp của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG). Giao dịch được thực hiện vào ngày 26/05.
Cụ thể, Amersham Industries Limited bán 1 triệu cp, Grinling International Limited bán 500 ngàn cp và Vietnam Enterprise Investments Limited bán 250 ngàn cp. Tổng số cổ phiếu mà nhóm này thực hiện giao dịch là 1,75 triệu cp, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 10,01% xuống còn 9,72% (tương đương 59,3 triệu cp).
7. CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) thông báo thoái sạch vốn tại CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (HOSE: SAV)
Ngày 30/05, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) thông báo kết quả giao dịch cổ phiếu tại CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (HOSE: SAV).
Theo báo cáo, TCM đã bán ra toàn bộ hơn 203 ngàn cp, tỷ lệ 1.1% tại SAV phương thức thỏa thuận, khớp lệnh từ ngày 25 – 29/05/2023. Sau giao dịch, TCM không còn là cổ đông tại SAV. Ước tính giá trị giao dịch này của TCM vào khoảng 3,1 tỷ đồng.
8. Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) thông báo đã bán xong 18,2 triệu cp HQC
Bà Nguyễn Thị Diệu Phương - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) đã bán thành công gần 18,2 triệu cp HQC đang nắm giữ. Giao dịch được thực hiện từ ngày 25/05-01/06/2023 theo hình thức khớp lệnh.
Sau giao dịch, bà Phương giảm tỷ lệ sở hữu tại HQC từ 3,82% (gần 18,2 triệu cp) xuống còn 6 cp. Ước tính bà Phương có thể thu về gần 85 tỷ đồng khi hoàn tất thương vụ.
Trong tuần này chưa có thông tin IPO.
Thị trường vốn của Việt Nam diễn biến ra sao khi bước chân sang tháng 6_chính là chủ đề mà các nhà phân tích muốn cập nhật thông tin mới nhất tới nhà đầu tư.
Nghị định 65 và Nghị định 98 của thị trường vốn, nhận thức, ý thức của các chủ thể tham gia thị trường tốt lên rất nhiều
Chia sẻ về tình hình hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết để thị trường trái phiếu hoạt động trở lại ổn định và phát triển bền vững, tôi cho rằng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.
Nghị định 65 quy định rất rõ về các tiêu chuẩn. Thứ nhất, nhà đầu tư tham gia vào thị trường phải ký cam kết là đã hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến trái phiếu mà họ tham gia đầu tư và chấp nhận rủi ro khi quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, Nghị định 65 cũng quy định định kỳ 6 tháng, doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có báo cáo được kiểm toán bởi một cơ quan kiểm toán độc lập, xác nhận tiền thu được từ trái phiếu sử dụng vào mục đích đã công bố với nhà đầu tư. Đây là quy định phù hợp, rõ ràng, đảm bảo sự minh bạch của doanh nghiệp phát hành với cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà đầu tư.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn của trái phiếu, các hình thức có thể phát hành như bằng bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh từ bên thứ ba, bằng tài sản đảm bảo đã được quy định rõ từ Nghị định 153
Về xác lập hệ số tín nhiệm, trong Nghị định 65 nêu rõ doanh nghiệp phát hành phải có đánh giá hệ số tín nhiệm từ một bên cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, đúng như ông Cường nói, đánh giá về tình hình cụ thể cung cấp dịch này của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Nghị định 08 đã tạm thời cho ngưng quy định này trước mắt là đến 31/12/2023.
Có thể nói, phản ứng chính sách và quyết đáp của Chính phủ rất linh hoạt, trên cơ sở căn cứ vào tính khoa học, nguyên tắc, quy chuẩn và yêu cầu thực tiễn hiện nay, để đưa ra các quy định nêu trên. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy tác động chính sách giúp các doanh nghiệp và các nhà đầu tư có niềm tin và bắt đầu quay trở lại thị trường.
Ở một khía cạnh khác, sau khi Nghị định 08 ra đời, nhiều doanh nghiệp đã đàm phán thành công với các nhà đầu tư trong xử lý vướng mắc về quá trình thanh khoản, dòng tiền khi trái phiếu đến hạn. Theo báo cáo của Sở Giao dịch chứng khoán, có 16 doanh nghiệp đàm phán thành công để giải quyết khối lượng trái phiếu gần 8 nghìn tỷ đồng (7.9 ngàn tỷ đồng). Tôi có thể kể ra một số doanh nghiệp phát hành lớn như: Tập đoàn địa ốc Bulova, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land…
Nhờ có quy định mới của Chính phủ, các doanh nghiệp cùng với nhà đầu tư đã thực hiện được các phần việc như đàm phán, gia hạn, chuyển đổi thành tài sản,… thành công.
Sau khi có Nghị định 65 và Nghị định 98, nhận thức, ý thức của các chủ thể tham gia thị trường tốt lên rất nhiều, hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi tham gia thị trường hơn. Các tổ chức phát hành, cung cấp dịch vụ chấp hành nghiêm túc chế độ cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.
Như vậy, với những quy định mới của Chính phủ, chúng ta đã đạt kết quả bước đầu rất tích cực. Trong thời gian tới, thị trường sẽ có những điều chỉnh và bắt đầu đi lên một cách bền vững.
Quay trở lại cơ hội đầu tư cụ thể, mã PGT trên sàn HNX là 1 gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và rót vốn. Trong tuần này, mã PGT nổi bật khi đạt mức trần 2 phiên liên tiếp, bên cạnh đó thanh khoản cũng cải thiện trong bối cảnh thị trường chứng khoán khiêm tốn các thông tin vĩ mô. Điều này như 1 điểm sáng của những mã cổ phiếu vừa và nhỏ có nền tảng kinh doanh hiệu quả. Đặc biệt trong tháng 6 này PGT Holdings đã và đang thực hiện kế hoạch tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023.
Thống kế giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 2/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 4,000 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.