M&A và IPO (Từ 4/7- 8/7): Góc nhìn dài hạn để giải ngân trong TTCK

Tài chính - Đầu tư
07:30 AM 09/07/2022

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/7/2022, VN-Index tăng 4,83 điểm (0,41%) lên 1.171,31 điểm, HNX-Index tăng 5,94 điểm (2,18%) lên 277,8 điểm, UPCoM-Index tăng 0,58 điểm (0,67%) lên 86,96 điểm. Thanh khoản cả thị trường dừng ở mức 11,993 tỷ đồng với 84 mã tăng trần, 593 mã tăng, 711 mã đứng giá, 198 mã giảm giá và 32 mã giảm sàn.

Trong tuần này có 15 thương vụ M&A được thực hiện.

1. Một cổ đông lớn tại MAC thoái sạch vốn

Ông Trần Tiến Dũng – cổ đông lớn tại CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (MASERCO, HNX: MAC) đã bán 1.58 triệu cp MAC hôm 28/06, tương ứng toàn bộ cổ phần tại Công ty (10.46%). Ước tính giúp ông thu về 16,1 tỷ đồng sau thương vụ.

2. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn tại TPP

Từ ngày 17/06, ông Nguyễn Hồng Quân trở thành cổ đông lớn của CTCP Tân Phú Việt Nam (HNX: TPP) sau khi mua thành công 2.04 triệu cp Công ty.

Thị trường hôm 17/06 ghi nhận khối lượng giao dịch 3.1 triệu cp TPP theo hình thức thỏa thuận ở mức giá 11,000 đồng/cp. Ước tính ông Quân đã chi 22.4 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.

Sau giao dịch, ông Quân nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 6.79% (tương ứng 2.04 triệu cp), qua đó trở thành cổ đông lớn tại TPP.

3. Một cá nhân mua vào hơn 1 triệu cp SPD

Tại CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung (UPCoM: SPD), ông Nguyễn Hoàng Giang vừa mua hơn 1 triệu cp và trở thành cổ đông lớn vào ngày 27/06.

Sau giao dịch, ông Giang tăng sở hữu từ 100 cp lên thành 1,011,500 cp (8.43%). Giá trị sang tay hơn 5 tỷ đồng (5,100 đồng/cp).

4. Chủ tịch VC2 dự chi 11 tỷ đồng để gom cổ phiếu

Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (HNX: VC2) - ông Nguyễn Thanh Tuyên vừa đăng ký mua 500,000 cp VC2 từ ngày 04/07-02/08, tương đương 1.25% vốn.

Ông Tuyên không sở hữu cổ phiếu VC2 trước giao dịch. Ước tính, thương vụ có giá trị gần 11 tỷ đồng.

5. Aseansc gom vào gần 10 triệu cp HTM

CTCP Chứng khoán Asean (Aseansc) vừa mua thành công 9.7 triệu cp của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro, UPCoM: HTM) vào ngày 28/06.

Ông Nguyễn Hồng Hải - Trưởng Ban kiểm soát HTM đang là Chủ tịch HĐQT của Aseansc. Cá nhân ông Hải chưa nắm giữ cổ phiếu HTM.

Sau khi mua 9.7 triệu cp, Aseansc nâng sở hữu tại HTM từ 1.9 triệu cp (0.87%) lên 11.6 triệu cp (5.27%). Giá trị thương vụ gần 125 tỷ đồng (với giá 12,900 đồng/cp).

6. Dragon Capital nâng tỷ lệ sở hữu tại HDG lên hơn 8%

Ngày 30/06, nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã mua vào 877,200 cp của CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG), qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 7.59% lên 8.02%.

Ước tính nhóm cổ đông này đã chi gần 50 tỷ đồng cho thương vụ.

7. Dragon Capital nâng tỷ lệ sở hữu tại Sacombank lên 6%

Ngày 29/06 vừa qua, nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã mua vào 2.1 triệu cp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB), qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng này từ 5.98% lên 6.09%.

Chiếu theo giá đóng cửa phiên 29/06, ước tính nhóm quỹ này đã chi hơn 47 tỷ đồng cho số cổ phiếu trên.

8. SHS nâng sở hữu tại KTL lên hơn 14%

Ngày 27/06/2022, CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) đã mua hơn 1.8 triệu cp KTL của CTCP Kim Khí Thăng Long (UPCoM: KTL) nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Sau giao dịch, SHS nâng tỷ lệ sở hữu từ 5.04% (968,138 cp) lên 14.42% (gần 2.8 triệu cp).

9. CII tiếp tục đăng ký bán 10 triệu cp NBB

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) đã đăng ký bán 10 triệu cp của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB) theo hình thức thỏa thuận. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 07/07-05/08/2022.

Ước tính CII sẽ thu về 158 tỷ đồng nếu giao dịch thành công, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại NBB từ 47.51% (tương ứng 47.58 triệu cp) còn 37.52% (37.58 triệu cp).

10. Cổ đông lớn thoái sạch vốn khỏi ABC

NTT Docomo Inc báo cáo vừa bán toàn bộ 5 triệu cp của CTCP Truyền thông VMG (UPCoM: ABC), tương ứng 24.52% tổng số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Bên mua là ông Lê Bá Khánh Anh, người thân của Thành viên HĐQT ABC. Theo đó, ông Khánh Anh trở thành cổ đông lớn thứ hai tại doanh nghiệp truyền thông, sau Tập đoàn VNPT (28%). Thương vụ được thực hiện vào ngày 17/06, với giá trị 47.5 tỷ đồng (9,500 đồng/cp).

11. Louis Holdings hoàn tất bán 3 triệu cp TGG trên sàn

Tại CTCP Louis Capital (HOSE: TGG), cổ đông lớn CTCP Louis Holdings vừa bán 3 triệu cp từ ngày 29/06-04/07.

Theo đó, Louis Holdings hạ tỷ lệ sở hữu tại TGG từ 25.29% xuống còn 14.3%, tương ứng 3.9 triệu cp. Ước tính thương vụ có giá trị khoảng 19 tỷ đồng.

12. HII nhận chuyển nhượng hơn 8% vốn của Sản xuất PBAT An Phát

Ngày 05/07, CTCP An Tiến Industries (HOSE: HII) có nghị quyết thông báo mua 2.42 triệu cp của CTCP Sản xuất PBAT An Phát, tương đương 8.18% vốn điều lệ, với mệnh giá 10,000 đồng/cp.

Cụ thể, HII sẽ nhận chuyển nhượng từ cổ đông hiện hữu và nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Sản xuất PBAT An Phát từ 18.92% vốn (tương ứng 5.6 triệu cp) lên 27.09% (8.02 triệu cp).

Thêm vòa đó, HII và CTCP Sản xuất PBAT An Phát đều là công ty thành viên của CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (HOSE: APH).

13. BCG nhận chuyển nhượng hơn 21% vốn của Dược phẩm Tipharco

Ngày 05/07, HĐQT CTCP Bamboo Capital (HOSE: BCG) đã thông qua nghị quyết góp vốn đầu tư vào CTCP Dược phẩm Tipharco (UPCoM: DTG).

Dược phẩm Tipharco có vốn điều lệ 63 tỷ đồng (tương ứng 6.3 triệu cp, mệnh giá 10,000 đồng/cp).

BCG sẽ mua lại 1.327 triệu cp từ cổ đông hiện hữu của Tipharco, tương đương 21.01% vốn chủ sở hữu. Dự kiến thương vụ được thực hiện trong quý 3.

14. IDC muốn tăng sở hữu tại UIC lên mức 67%

Tổng Công ty IDICO - CTCP (HNX: IDC) đăng ký mua thêm 1.3 triệu cp của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị IDICO (HOSE: UIC) từ ngày 12/07-10/08.

IDC đang là cổ đông chi phối nắm 4.08 triệu cp (51%) UIC. Nếu mua thêm thành công 1.3 triệu cp, tỷ lệ nắm giữ sẽ nâng lên mức 5.4 triệu cp (66.93%).

Ước tính giá trị thương vụ sang tay khoảng 52 tỷ đồng.

15. Người nhà lãnh đạo DP1 chi gần 34 tỷ đồng gom cổ phiếu

Tại CTCP Dược phẩm Trung ương CPC1 (UPCoM: DP1), 2 người thân của ông Nguyễn Doãn Liêm - thành viên HĐQT - vừa mua tổng cộng 1.5 triệu cp. Giao dịch được thực hiện ngày 29/06.

Cụ thể, vợ và con trai ông Nguyễn Doãn Liêm là bà Lê Thị Kim Ánh và ông Nguyễn Thành Lâm lần lượt mua thêm 1 triệu cp và 470,000 cp DP1.

Sau giao dịch, bà Ánh nâng sở hữu lên mức 1.5 triệu cp (7.24%), ông Lâm nâng sở hữu lên mức 770,400 cp (3.67%). Các giao dịch có tổng giá trị gần 34 tỷ đồng.

Cá nhân ông Liêm đang nắm 300,400 cp, tương ứng tỷ lệ 1.43%.

Như vậy, tổng cộng 3 cổ đông trên đang nắm gần 17% vốn tại DP1.

Tuần này có 2 sự kiện về IPO.

1. Một doanh nghiệp dược liệu sắp niêm yết lên HNX

Ngày 05/07, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định chấp thuận việc niêm yết cổ phiếu của CTCP Dược liệu Việt Nam (Vietmec, DVM). Số lượng chứng khoán niêm yết là 35.65 triệu cp. Tổng mệnh giá đạt 356.5 tỷ đồng.

2. Cổ phiếu VXB sẽ giao dịch trên UPCoM từ ngày 11/07

CTCP Vật liệu Xây dựng Bến Tre (VXB) sẽ đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch đạt 40.5 tỷ đồng.

Trong ngày giao dịch đầu tiên là 11/07, VXB có giá tham chiếu 16,500 đồng/cp. Với mức giá này, doanh nghiệp vật liệu đang có vốn hóa khoảng 67 tỷ đồng.

Về sở hữu, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) đang là cổ đông lớn nhất sở hữu gần 50% vốn tại VXB.

Bàn về cơ hội kinh doanh tuần này, trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm điểm chiếm phần lớn các phiên giao dịch trong tuần, và có chút khởi sắc cuối tuần, khiến nhiều nhà đâu tư khá lo lắng khi giải ngân. Nhưng tuy nhiên, lọc trong những cổ phiếu giá tốt cùng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mã PGT trên sàn HNX chính là một gợi ý.

Thời điểm giá tốt để giải ngân tích lũy cổ phiếu

Với một góc nhìn dài hạn, những nhịp điều chỉnh sắp tới khi cổ phiếu kiểm tra lại vùng đáy sẽ là cơ hội giải ngân tiềm năng. Bên cạnh đó, cái nhìn khách quan như hiện tại mã PGT đã giảm về vùng định giá vô cùng tốt, nhà đầu tư có thể chấp nhận mua dài hạn sinh lời như 1 tài sản đảm bảo an toàn. (Tuy nhiên, với góc nhìn dài hạn, giai đoạn này sẽ không áp dụng mua ngắn hạn, đầu cơ).

photo-1657295700079

Thống kê giao dịch của mã PGT.

Khép lại phiên giao dịch ngày 8/7/2022, mã PGT tiếp tục giao dịch trong khoảng giá 6,000 – 10,000 VNĐ, là 1 lợi thế tốt về giá thu hút đầu tư trong bối cảnh của TTCK hiện nay.

Chia sẻ thêm về góc nhìn dài hạn của TTCK đặc biệt là mã PGT, CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:

"Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những điểm trú ẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân dần trở lại. Khi nền kinh tế tiếp tục duy trì yếu tố tăng trưởng như vậy, với góc nhìn dài hạn hơn trong TTCK, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam".

Thêm vào đó ông Kakazu Shogo luôn nhấn mạnh yếu tố cơ bản của doanh nghiệp là sự minh bạch về thông tin tới công chúng. "Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn