M&A và IPO (Từ 5/9 - 9/9): Cơ hội phân hóa cổ phiếu trên nền giá mới

Đầu tư và Tiếp thị
07:50 AM 10/09/2022

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/9/2022, VN-Index tăng 14,18 điểm (1,15%) đạt 1.248,78 điểm, HNX-Index tăng 2,48 điểm (0,88%) lên 284,63 điểm.

Sắc xanh lan rộng ra nhiều ngành, lực dẫn dắt chủ yếu đến từ nhóm vốn hóa lớn rổ VN30, đặc biệt là nhóm ngân hàng. Toàn sàn có 36 mã tăng trần, 476 mã tăng giá, 747 mã đứng giá, 307 mã giảm giá, và 45 mã giảm sàn.

Trong tuần này có 10 thương vụ M&A được thực hiện.

1. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn của CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex, HOSE: AGM) sau khi Louis Holdings thoái vốn.

CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex, HOSE: AGM), ông Nguyễn Văn Phúc thông báo mua được 1 triệu cp và chính thức trở thành cổ đông lớn từ ngày 29/08. Trước giao dịch, ông Phúc không sở hữu cổ phiếu nào của Angimex.

Cụ thể, tại phiên 29/08, thị trường ghi nhận khối lượng giao dịch 1 triệu cp AGM theo hình thức thỏa thuận với mức giá 27,900 đồng/cp. Ước tính ông Phúc đã chi 27.9 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.

Sau giao dịch, ông Phúc nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 5.49% (tương ứng 1 triệu cp), qua đó trở thành cổ đông lớn tại AGM.

2. CTCP Vũ Phong Energy Group đăng ký thoái toàn bộ vốn đang nắm giữ tại CTCP Xây dựng 47 (HOSE: C47).

Cụ thể, CTCP Vũ Phong Energy Group đăng ký bán 1.5 triệu cp C47 - tương đương toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại CTCP Xây dựng 47 (HOSE: C47) - với lý do giảm tỷ lệ sở hữu. Thời gian giao dịch dự kiến từ 08/09-07/10/2022.

Về mối liên hệ, ông Phạm Nam Phong là Chủ tịch HĐQT của Vũ Phong Energy, đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm cổ đông lớn của C47 với 8.87% cổ phần, tương đương hơn 2.4 triệu cp.

Trước giao dịch, Vũ Phong Energy nắm giữ 1.5 triệu cp tại C47, tương đương 5.45% cổ phần. Chiếu theo giá kết phiên 08/09 là 12,850 đồng/cp, ước tính Công ty có thể thu về khoảng 19.2 tỷ đồng nếu thương vụ thành công.

3. Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood II, UPCoM: VSF) chuyển nhượng hơn 5.5 triệu cp của CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (UPCoM: AFX).

Ngày 29/08/2022, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood II, UPCoM: VSF) thông báo đã chuyển nhượng hơn 5.5 triệu cp của CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (UPCoM: AFX) thông qua hình thức đấu giá công khai.

Việc bán đấu giá cổ phần nằm trong chủ trương thoái toàn bộ vốn tại AFX của HĐQT Vinafood II - 20.52% cổ phần, tương đương 7.18 triệu cp. Với giá khởi điểm 19,700 đồng/cp, ước tính Vinafood II đã thu về 109 tỷ đồng, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại AFX xuống còn 4.8%, tương đương gần 1.7 triệu cp, và không còn là cổ đông lớn tại đây.

4. CTCP Âu Lạc bán gần 4 triệu cp của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB).

Tính đến thời điểm 30/06/2022, Âu Lạc chỉ còn nắm 319,700 cp EIB với giá gốc gần 10 tỷ đồng (bình quân gần 30,860 đồng/cp), chiếm tỷ lệ 0.026% vốn cổ phần của Eximbank.

5. Ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc CTCP DHC Suối Đôi (UPCoM: DSD) đăng ký mua 1 triệu cp DSD.

Ông Phạm Khắc Dương - Ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc CTCP DHC Suối Đôi (UPCoM: DSD) đăng ký mua 1 triệu cp từ ngày 08/09 - 05/10/2022 để phục vụ nhu cầu đầu tư cá nhân.

Hiện, ông Dương đang nắm giữ gần 3.6 triệu cp, tương đương tỷ lệ 11.48%. Nếu mua thành công, ông sẽ tăng sở hữu lên gần 4.6 triệu cp (gần 14.8%). Ước tích thương vụ có giá trị khoảng 17 tỷ đồng.

6. Cổ đông lớn của CTCP In Sách Giáo khoa Hòa Phát (HNX: HTP) đã bán gần 1.4 triệu cp.

Bà Võ Mỹ Tiên - cổ đông lớn của CTCP In Sách Giáo khoa Hòa Phát (HNX: HTP) đã bán gần 1.4 triệu cp trong phiên 31/08, để cơ cấu danh mục đầu tư.

Sau giao dịch, cổ đông lớn cá nhân này giảm sở hữu tại HTP từ hơn 20.8 triệu cp (tỷ lệ 22.66%) xuống còn hơn 19.4 triệu cp (tỷ lệ 21.17%). Ước tính bà Tiên thu về hơn 65 tỷ đồng sau khi bán bớt cổ phiếu HTP.

7. Louis Capital (TGG) có thể điều chỉnh giá bán toàn bộ cổ phần tại Công ty Cổ phần Sametel (Sametel, HNX: SMT).

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Louis Capital (HoSE: TGG) vừa thông qua việc điều chỉnh giá chuyển nhượng cổ phần mà công ty đã đầu tư tại Công ty Cổ phần Sametel (Sametel, HNX: SMT).

Theo đó, Louis Capital sẽ điều chỉnh giá chuyển nhượng toàn bộ hơn 2,8 triệu cổ phiếu SMT, tương đương 51,2% vốn tại Sametel.

Giá chuyển nhượng mới sẽ không thấp hơn giá vốn đã đầu tư (28 tỷ đồng), trong khi trước đó, công ty này đã từng dự định bán với giá không thấp hơn 20.000 đồng/cổ phần, tức ít nhất thu về khoảng 56 tỷ đồng.

8. PV Power góp vốn thành lập công ty thực hiện dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Bên cạnh PV Power, tham gia góp vốn vào dự án điện khí LNG 2 tỷ USD còn có các đối tác là Công ty Cổ phần Cơ khí và Lắp máy Việt Nam (COLAVI), Tokyo Gas Co.,Ltd. và Marubeni Corporation.

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, HoSE: POW) vừa thông qua việc tham gia góp với tỷ lệ 30% để thành lập Công ty Cổ phần Điện khí LNG Quảng Ninh.

Công ty được thành lập để thực hiện dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh với công suất 1.500MW, kinh phí đầu tư gần 48.000 tỷ đồng (khoảng 2 tỷ USD). Được biết, đây là dự án điện đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu tại miền Bắc.

9. Chủ tịch HĐQT CTCP CENCON Việt Nam (UPCoM: CEN), đăng ký bán 2.7 triệu cp

Ông Trần Mạnh Sơn, Chủ tịch HĐQT CTCP CENCON Việt Nam (UPCoM: CEN), đăng ký bán 2.7 triệu cp trong khoảng thời gian từ 09/09-07/10/2022, do nhu cầu tài chính cá nhân.

Hiện, ông Sơn đang là cổ đông lớn nhất của CEN khi nắm giữ 3.8 triệu cp, tương ứng tỷ lệ 17.5%. Nếu thương vụ thành công, ông Sơn sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại CEN xuống còn 5.07% (1.1 triệu cp). Ước tính, ông Sơn sẽ thu về khoảng 25.65 tỷ đồng nếu hoàn tất thương vụ.

10. CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) chào bán gần 113 triệu cp

CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) mới đây thông báo cháo bán gần 113 triệu cp ra công chúng, với giá chào bán bằng mệnh giá 10,000 đồng/cp.

Trong tuần này có 1 thông tin về IPO.

1. Cienco 4 chuyển niêm yết lên sàn HNX

HĐQT Cienco4 (UPCoM: C4G) thông qua nghị quyết triển khai đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), nhưng ngày chính thức chưa được công bố. Trước đó, nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 đã thông qua kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung.

Tính tới 30/6, vốn chủ sở hữu của Cienco 4 là 2.247 tỷ đồng, tương ứng lượng cổ phiếu là gần 225 triệu đơn vị.

Nối tiếp chuỗi đầu tư trên thị trường chứng khoán, rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tới tình hình thực trạng các doanh nghiệp khi huy động vốn (Trái phiếu), khi ra quyết định giải ngân.

photo-1662734838048

Theo như thông tin bài viết mà PGT Holdings đã từng chia sẻ: "Doanh nghiệp đổi mới quản trị để từng bước Phát Triển", đã đưa ra những lý do các nhà đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp luôn được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, trái phiếu doanh nghiệp là câu chuyện được chia sẻ rất nhiều trong tuần này.

Thị trường chứng khoán năm 2022 vẫn tiếp tục bị tác động tiêu cực và ảnh hưởng không thuận lợi từ những lùm xùm thao túng thị trường của một số người đứng đầu vài tập đoàn kinh tế, do đó, nguồn vốn huy động từ kênh này cũng giảm mạnh. Huy động vốn từ trái phiếu giảm mạnh do các ngân hàng thương mại không tham gia.

Mặc dù quy mô trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 cao gấp 4 lần so với năm 2016. Sang năm 2021, tổng giá trị phát hành trái phiếu chỉ đạt 495.029 tỷ đồng, tăng 23,6% so với năm 2020; trong đó, phát hành riêng lẻ chiếm 94,3%.

Những giải pháp của Chính Phủ

Chính phủ chủ trương, chấn chỉnh việc phát hành trái phiếu dưới chuẩn nên dự kiến số lượng trái phiếu phát hành đang và chắc chắn sẽ giảm, ảnh hưởng tới nguồn vốn các công ty sản xuất kinh doanh và bất động sản. Chính vì thế, việc tìm 1 kênh huy động vốn, 1 giải pháp huy động vốn bền vững chính là điều đang rất được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm lúc này.

Đối với ngành sản xuất kinh doanh, theo các chuyên gia cho rằng, khi công ty gặp khó khăn phải kiểm tra lại các nguồn vốn; xây dựng chuỗi cung ứng giá trị để giảm nhu cầu vốn của các công ty. Mô hình công ty cổ phần đại chúng cũng có thể sẽ hữu ích.

Từ đó, giúp cho việc huy động vốn được trở nên thuận lợi. Hay, việc chuẩn hóa hoạt động kinh doanh, minh bạch tài chính cũng có thể là giải pháp giúp việc tiếp cận vốn, lãi suất tốt từ khoảng 6 - 7% từ các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là khó và cũng không thể phát hành trái phiếu. Do đó, giải pháp vốn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là không dựa vào quy mô vốn mà dựa trên mô hình tổ chức và lợi thế sản xuất. Đồng thời, xây dựng chiến lược trong các giai đoạn phát triển cụ thể, có phân kỳ đầu tư hợp lý; nên sử dụng dịch vụ thuê ngoài và tăng cường liên kết, hợp tác hoặc chọn mô hình công ty cổ phần và thuê tư vấn chuyên nghiệp để mời gọi đối tác đầu tư tài chính. Ngoài ra, phát triển công ty trong nền kinh tế 4.0 để tạo ra hệ sinh thái và cộng đồng đầu tư kết nối.

Bàn về cơ hội kinh doanh trong tuần này, PGT trên sàn HNX là 1 gợi ý đy hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

photo-1662734842377

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 9/9, mã PGT trên sàn HNX đóng cửa với giá 5,400 VNĐ.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ PGT Holdings tin rằng sẽ là một doanh nghiệp phát triển bền vững, đem tới những cơ hội kinh doanh sinh lời hiệu quả cho các nhà đầu tư. Do đó mã PGT chính là một gợi ý tiềm năng để giải ngân trong dài hạn.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn