M&A và IPO (Từ 6/6 - 10/6): TTCK tiếp tục diễn biến đà điều chỉnh

Đầu tư và Tiếp thị
07:51 AM 11/06/2022

Đóng cửa ngày 10/6/2022, VN-Index giảm 23,72 điểm (1,81%) xuống còn 1.284,08 điểm, HNX-Index giảm 6,3 điểm (2,01%) còn 306,44 điểm, UPCoM-Index giảm 1,17 điểm (1,23%) còn 93,72 điểm.

photo-1654876614488

Tuần này có 10 thương vụ M&A thực hiện.

1. Chủ tịch CTCP Địa ốc First Real đăng ký mua 1.6 triệu cp FIR

Ngày 07/06/2022, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch CTCP Địa ốc First Real (HOSE: FIR) đăng ký mua gần 1.6 triệu cp FIR, thực hiện quyền mua theo phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1.

Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ 13-15/06/2022. Trước đó, ông Tuấn đã sở hữu 3.17 triệu cp FIR, chiếm 11.74% cổ phần công ty. Vì đây là phát hành cho cổ đông hiện hữu nên tỷ lệ sở hữu vẫn giữ nguyên sau khi mua thành công.

Ước tính ông Tuấn phải bỏ ra gần 24 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

2. Tổng Giám đốc CTCP Công nghệ Mạng và Truyền thông đăng ký mua hơn 1 triệu cp CMT

Ông Lê Ngọc Tú - Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Công nghệ Mạng và Truyền thông (UPCoM: CMT) đăng ký mua hơn 1 triệu cp CMT theo phương thức thỏa thuận trong thời gian từ 14/06-12/07/2022.

Nếu giao dịch thành công, ông Tú sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại CMT từ 23.2% (gần 1.69 triệu cp) lên 38.13% (gần 2.78 triệu cp).

Ước tính số tiền ông Tú phải bỏ ra để thực hiện giao dịch là hơn 24 tỷ đồng.

3. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn tại AMV

Từ ngày 22/05/2022, ông Phạm Thế Vĩ trở thành cổ đông lớn của CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (HNX: AMV) sau khi mua thành công hơn 5.76 triệu cp.

Trước đó, ông Vĩ không sở hữu cổ phiếu AMV nào. Sau khi mua thành công hơn 5.76 triệu cp, tỷ lệ sở hữu của ông Vĩ tại đây là 6.32%. Với giá chốt phiên 20/05 là 8,900 đồng/cp, ước tính ông Vĩ đã chi khoảng 51 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn tại AMV.

4. Funderburk Lighthouse Limited nâng sở hữu PVI lên 12.45%

Trong thời gian từ 28/04-27/05/2022, Funderburk Lighthouse Limited - tổ chức có liên quan đến Jens Holger Wohlthat, Chủ tịch HĐQT CTCP PVI (HNX: PVI) - đã mua thành công 482,700 cp PVI theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Funderburk Lighthouse Limited đăng ký mua 1 triệu cp PVI, nhưng chỉ thực hiện được hơn 48%, do giá thị trường cao hơn mong muốn.

Tỷ lệ sở hữu PVI của Funderburk Lighthouse Limited trước giao dịch là 12.25% (hơn 28 triệu cp). Sau giao dịch, Funderburk Lighthouse Limited nâng sở hữu tại PVI lên hơn 29 triệu cp, tỷ lệ 12.45%.

Ước tính thương vụ có giá trị hơn 24 tỷ đồng.

5. Một tổ chức gom vào gần 43% vốn tại BSC

Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thiên Hải vừa mua thành công 1.3 triệu cp của CTCP Dịch vụ Bến Thành (HNX: BSC) vào ngày 01/06.

Thiên Hải không sở hữu cổ phiếu BSC nào trước giao dịch. Sau khi gom thành công 1.3 triệu cp, Thiên Hải trở thành cổ đông lớn sở hữu 42.82%.

Trước đó, một cổ đông lớn là CTCP Đầu tư Toàn Việt đăng ký thoái toàn bộ gần 1.5 triệu cp BSC (46.32%) đang nắm giữ từ ngày 25/05-23/06.

6. Quỹ Singapore trở thành cổ đông lớn của VHM

Ngày 01/06, Government of Singapore thuộc quỹ Chính phủ Singapore (GIC) mua thành công 612,000 cp của CTCP Vinhomes (HOSE: VHM), và chính thức trở thành cổ đông lớn của công ty bất động sản này.

Sau giao dịch, GIC nâng tỷ lệ sở hữu tại Vinhomes từ 4.99% (gần 217.62 triệu cp) lên 5.01% (218.23 triệu cp).

Ước tính quỹ ngoại phải chi hơn 43 tỷ đồng để hoàn thành thương vụ.

7. KIDO có dự định bán 28 triệu cổ phiếu quỹ

CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) muốn bán sạch cổ phiếu quỹ sau khi cổ phiếu KDC tăng dựng đứng trong 2 tuần gần đây.

Ngày 06/06, KIDO thông qua phương án bán toàn bộ 28 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 10.05% cổ phần, với mục đích bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lượng cổ phiếu trên sẽ được giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận và giá bán được xác định theo giá thị trường tại phiên giao dịch. Tập đoàn sản xuất thực phẩm này có thể thu về hơn 1,785 tỷ đồng.

8. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn tại YEG sau khi gom thêm hơn 500,000 cp

Tại CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG), ông Nguyễn Hữu Thanh vừa mua 508,900 cp và trở thành cổ đông lớn.

Trước giao dịch, ông Nguyễn Hữu Thanh nắm 1.3 triệu cp YEG (4.16%). Sau khi mua thành công 508,900 cp, cá nhân này nâng tỷ lệ nắm giữ lên mức 1.8 triệu cp (5.79%).

Thương vụ có giá trị khoảng 10 tỷ đồng.

9. Agribank có thể sẽ thoái sạch vốn tại CMG

Trong thời gian từ 29/06-28/07/2022, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung - Phó trưởng Ban Đầu tư tại Agribank và là người đại diện phần vốn của Agribank tại CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (HOSE: CMG) - đăng ký bán hơn 2.9 triệu cp CMG theo phương thức khớp lệnh.

Tỷ lệ sở hữu CMG của Agribank trước giao dịch là 2.67% (hơn 2.9 triệu cp). Nếu giao dịch thành công, Agribank sẽ thoái sạch vốn tại CMG.

Ước tính thương vụ có giá trị khoảng 177 tỷ đồng.

10. Cổ đông lớn thứ hai gom thêm 500,000 cp AGP

Tại CTCP Dược phẩm Agimexpharm (UPCoM: AGP), bà Phạm Uyên Nguyên - thành viên HĐQT vừa đăng ký mua 500,000 cp từ ngày 10/06-08/07.

Bà Nguyên hiện là cổ đông lớn thứ hai tại AGP với sở hữu 2.6 triệu cp (14.6%), sau Imexpharm (33%). Nếu mua thêm thành công 500,000 cp, vị lãnh đạo sẽ nâng sở hữu lên mức 3.1 triệu cp (17.3%).

Ước thương vụ có giá trị khoảng 10 tỷ đồng.

Trong tuần này có 4 thông tin về IPO.

1. Gỗ An Cường rục rịch niêm yết lên HOSE

Ngày 02/06, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của CTCP Gỗ An Cường (UPCoM: ACG).

Ngày nhận hồ sơ là 31/05/2022. Sổ lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết gần 136 triệu cp

ACG vừa hoàn thành chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tổng số lượng 43.8 triệu cp và chào bán thành công 4.4 triệu cp cho cổ đông hiện hữu. Vốn điều lệ của Công ty theo đó nâng lên mức 1,358 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, giá cổ phiếu ACG đang giao dịch ở mức 72,900 đồng/cp vào phiên ngày 9/6.

2. DFF đặt kế hoạch lên sàn HOSE, không chia cổ tức 2022

CTCP Tập Đoàn Đua FAT (UPCoM: DFF) dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ vào ngày 28/06/2022 để thông qua báo cáo kết quả sản xuất 2021 và kế hoạch sản xuất kinh doanh 2022.

Năm 2022, Công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt gần 1,534 tỷ đồng, tăng 17% và lợi nhuận trước thuế 26 tỷ đồng, tăng 4% so với kết quả 2021; đồng thời không chia cổ tức. Năm 2021, Công ty không chia cổ tức dù đặt kế hoạch trả cổ tức 5%.

DFF cũng đặt mục tiêu niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) trong năm 2022.

3. Vilico sẽ chuyển niêm yết lên HOSE

Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico, UPCoM: VLC), Vilico là công ty con của Vinamilk (HOSE: VNM). Năm trước, Vilico đã nhận sáp nhập GTNFoods (GTN) và hiện đang triển khai dự án bò thịt. Thời gian thực hiện sẽ trong năm 2022.

4. 25 triệu cổ phiếu Phốt pho Apatit Việt Nam (PAT) sắp chào sàn UPCoM

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa chấp thuận cho CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (PAC) đăng ký giao dịch 25 triệu cổ phiếu trên sàn UpCoM. Công ty này sẽ giao dịch với mã chứng khoán là PAT, ngày giao dịch đầu tiên chưa được công bố.

Trong bối cảnh TTCK tiếp tục đà điều chỉnh, bàn về cơ hội kinh doanh, mã PGT trên sàn HNX là một gợi ý đầy tiềm năng trong tuần này.

Tuần này, cổ phiếu PGT tiếp tục ghi nhận khối lượng mua vào từ các nhà đầu tư nước ngoài (trong bối cảnh thị trường bán ròng nước ngoài đáng kể). Khép lại phiên giao dịch ngày 10/6/2022, cố phiếu PGT đóng cửa với mức giá 6,900 VNĐ.

photo-1654876620379

Thống kê giao dịch của mã PGT.

Trong tuần này, PGT Holdings vừa thông báo tới các nhà đầu tư về tin tức: "Thông báo mời họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022". Cụ thể, 17/6/2022. PGT Holdings tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2022, doanh nghiệp sẽ báo cáo hoạt động của HĐQT về quản trị và kết quả hoạt động kinh doanh. Điều đó như một tín hiệu đầy tích cực và vô cùng khả quan giúp các nhà đầu tư tìm hiểu về thông tin công bố minh bạch, chính xác từ doanh nghiệp này.

Thêm vào đó, giai đoạn quý 3, 4/2022 PGT đang dần bật mí thêm những dự án dịch vụ vươn tầm quốc tế khác cùng các đối tác có vị thế quan trọng trên thị trường chứng khoán. PGT Holdings tin rằng những dự án khả quan sắp tới sẽ là những tín hiệu tích cực để các nhà đầu tư ăn nên làm ra.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.