M&A và IPO (Từ 8/8 - 12/8): TTCK “Điểm Sáng” hướng tới cổ phiếu vừa và nhỏ

Đầu tư và Tiếp thị
07:51 AM 13/08/2022

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/8/2022, VN-Index tăng 10,26 điểm (0,82%) lên 1.262,33 điểm, HNX-Index tăng 3,24 điểm (1,08%) đạt 303,42 điểm, UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (0,2%) lên 92,91 điểm.

Toàn sàn có 67 mã tăng trần, 496 mã tăng giá, 731 mã đứng giá, 306 mã giảm giá và 16 mã giảm sàn.

Trong tuần này có 14 thương vụ M&A được thực hiện.

1. Bamboo Capital trở thành cổ đông lớn tại Dược phẩm Tipharco

Bamboo Capital vừa mua 1.3 triệu cp của CTCP Dược phẩm Tipharco (UPCoM: DTG) vào ngày 27/07.

Sau giao dịch, CTCP Bamboo Capital (HOSE: BCG) trở thành cổ đông lớn với sở hữu 1.3 triệu cp, tương đương tỷ lệ 21.01% (chưa sở hữu trước đó).


2. CII bán thành công 10 triệu cp NBB

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) đã bán thành công 10 triệu cp của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB).

Với thị giá trung bình giai đoạn này là 18,500 đồng/cp, ước tính CII có thể thu về hơn 185 tỷ đồng khi hoàn tất giao dịch. Theo đó, tỷ lệ sở hữu của CII tại NBB giảm từ 37.52% (gần 37.6 triệu cp) xuống còn hơn 27.5% (27.6 triệu cp).

3. Nutifood trở thành cổ đông lớn tại QNS

Ngày 02/08, công ty con của CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood là CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood Bình Dương đã mua vào 2 triệu cp QNS, nâng tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông này vượt 5% và trở thành cổ đông lớn của CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS).

Trước giao dịch, Nutifood Bình Dương sở hữu 4.2 triệu cp QNS, tương đương 1.18% vốn. Với việc gom thêm 2 triệu cp, cổ đông này đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 1.74%. Cộng với hơn 12.8 triệu cp (3.6%) mà công ty mẹ - Nutifood đang nắm giữ, tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông Nutifood đạt 5.33%, theo đó trở thành cổ đông lớn của QNS.

4. GEX chuyển nhượng 5.3 triệu cp PXL cho công ty con

Ngày 05/08, HĐQT CTCP Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) đã thông qua nghị quyết chuyển nhượng cổ phần của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn (UPCoM: PXL) sang cho CTCP Hạ tầng Gelex (công ty con do Gelex nắm 92.88% vốn điều lệ).

Theo nghị quyết, GEX sẽ chuyển nhượng gần 5.3 triệu cp PXL (tương đương 6.37% vốn điều lệ) cho CTCP Hạ tầng Gelex. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 3/2022.

GEX cho biết lý do chuyển nhượng cổ phần của PXL sang cho công ty con tập trung nắm giữ phù hợp với quy định pháp luật theo kế hoạch tái cấu trúc, sắp xếp sở hữu vốn trong Tập đoàn.

5. CTCP Vũ Phong Energy Group đăng ký bán 1.6 triệu cp của CTCP Xây dựng 47

CTCP Vũ Phong Energy Group đăng ký bán 1.6 triệu cp của CTCP Xây dựng 47 (HOSE: C47) trong thời gian từ 11/08-09/09/2022.

Nếu giao dịch thành công, tổ chức này sẽ giảm tỷ lệ sở hữu từ 11.26% (3.1 triệu cp) xuống còn 5.45% (1.5 triệu cp).

Chủ tịch HĐQT C47 - ông Phạm Nam Phong cũng là Chủ tịch HĐQT CTCP Vũ Phong Energy Group. Ông Phong hiện đang sở hữu hơn 2.44 triệu cp C47, tương đương 8.87%.

6. NVT Holdings chi gần 1.2 ngàn tỷ đồng để nắm quyền chi phối NVT

Công ty TNHH NVT Holdings trở thành cổ đông lớn của CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT) vào ngày 02/08/2022 sau khi mua thành công gần 22.6 triệu cp NVT. Sau đó, NVT Holdings tiếp tục gom thêm 56.8 triệu cp nữa, trở thành cổ đông nắm quyền kiểm soát tại Công ty.

Cụ thể, NVT Holdings trở thành cổ đông lớn tại NVT từ ngày 02/08 khi gom vào 22.58 triệu cp, nâng tỷ lệ nắm giữ từ 0 lên 24.9%. Trong ngày 02/08, thị trường ghi nhận lượng cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận, ở mức giá 15,000 đồng/cp, bằng chính số cổ phiếu NVT Holdings gom vào. Nhiều khả năng đây là giao dịch của NVT Holdings, ước tính Công ty đã chi gần 339 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.

7. Tổng Giám đốc TID muốn bán hơn 773 ngàn cp

Ông Nguyễn Văn Hồng - Tổng Giám đốc kiêm Ủy viên HĐQT CTCP Tổng Công ty Tín Nghĩa (UPCoM: TID) vừa đăng ký bán hơn 773 ngàn cp TID trong giai đoạn 04-31/08/2022 vì nhu cầu tài chính cá nhân.

Ước tính ông Hồng có thể thu về khoảng 36 tỷ đồng nếu giao dịch thành công, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 0.45% (gần 900 ngàn cp) xuống còn 0.06% (126 ngàn cp).

8. Cokyvina chào bán hơn 1 triệu cp PTI giá 69,000 đồng/cp

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đấu giá cổ phần Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) do CTCP Cokyvina sở hữu.

Lượng cổ phần đem đấu giá đạt 1.05 triệu cp, chiếm 1.3% vốn điều lệ PTI. Giá chào bán là 69,00 đồng/cp, theo đó Cokyvina sẽ thu được tối thiểu 72 tỷ đồng nếu thương vụ thành công trọn vẹn.

Ngày chào bán công khai dự kiến vào 09/09 tại HNX. Nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia đấu giá. Thời gian nộp phiếu tham dự đấu giá chậm nhất đến 07/09.

9. Helios muốn rời ghế cổ đông lớn tại Tracodi

CTCP Đầu tư và Dịch vụ Helios đăng ký bán gần 3.5 triệu cp của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tradcodi, HOSE: TCD) từ ngày 12/08-09/09.

Helios hiện là cổ đông lớn thứ hai tại TCD với mức sở hữu gần 13 triệu cp, tương ứng tỷ lệ 5.31%, sau CTCP Bamboo Capital (51.54%).

Nếu bán thành công gần 3.5 triệu cp, Helios sẽ hạ sở hữu xuống còn 9.5 triệu cp (3.89%) và rời ghế cổ đông lớn tại TCD. Ước tính thương vụ có giá trị khoảng 48 tỷ đồng.

10. Transimex đăng ký bán gần 3.5 triệu cp CLX

CTCP Transimex (HOSE: TMS) đăng ký bán gần 3.5 triệu cp của CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (CHOLIMEX, UPCoM: CLX) từ ngày 11/08 - 09/09/2022.

Với mục đích hiện thực hóa lợi nhuận, bổ sung nguồn vốn cho danh mục các dự án đầu tư nhiều tiềm năng khác, TMS đăng ký bán gần 3.5 triệu cp CLX - nơi Công ty đang là cổ đông lớn. Chiếu theo thị giá kết phiên 10/08 là 20,000 đồng/cp, ước tính TMS có thể thu về khoảng 70 tỷ đồng nếu giao dịch hoàn tất, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 30.24% (ương đương gần 26.2 triệu cp) xuống còn 26.2%.

11. HTM muốn thoái sạch vốn tại Vang Thăng Long

Với lý do cơ cấu danh mục đầu tư, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (UPCoM: HTM) đăng ký bán hết gần 2 triệu cp của CTCP Vang Thăng Long (HNX: VTL) đang sở hữu. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 09/08-07/09/2022.

Số cổ phiếu HTM đăng ký bán tương ứng tỷ lệ 38.42% vốn tại VTL. Nếu giao dịch thành công, HTM sẽ không còn nắm giữ VTL.

Ước tính HTM có thể thu về gần 21 tỷ đồng.

12. Chủ tịch HĐQT gom vào gần 20% vốn tại DXL

Bà Nguyễn Kim Thảo - Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc CTCP Du Lịch và Xuất nhập khẩu Lạng Sơn (UPCoM: DXL) mua 784,301 cp từ ngày 04-05/8.

Bà Thảo chưa sở hữu trước giao dịch. Theo đó, nữ lãnh đạo nắm 784,301 cp, tương đương 19.82% vốn, sau khi giao dịch thành công. Đây là lượng cổ phiếu do Công ty TNHH Thảo Viên - đơn vị liên quan đến bà Thảo bán ra (thoái sạch vốn).

13. Danh Khôi (NRC) muốn thoái toàn bộ vốn tại Benhouse Việt Nam

Công ty Cổ phần Tập đoàn Danh Khôi (HNX: NRC) vừa thông qua việc thoái toàn bộ vốn tại Công ty Cổ phần đầu tư Benhouse Việt Nam.

Được biết, hiện Danh Khôi đang nắm giữ gần 26 triệu cổ phần tại Benhouse Việt Nam, tương đương tỷ lệ 99,99%. Phương thức thoái vốn là giao dịch thoả thuận bằng hợp đồng chuyển nhượng.

14. Lãnh đạo TDM ước thu về 40 tỷ đồng từ bán sạch 1 triệu cp

Tại CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM), ông Võ Văn Bình - Thành viên HĐQT vừa bán 1 triệu cp từ ngày 04-09/08.

Như vậy, ông Bình thoái sạch toàn bộ 1.04% vốn sở hữu tại doanh nghiệp nước sạch. Ước tính thương vụ đem về khoảng 40 tỷ đồng.

Trong tuần này, chưa có thông tin IPO.

Bàn về cơ hội kinh doanh trên TTCK, trong tuần cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn đang nắm ưu thế khi hỗ trợ tốt thị trường tăng điểm. Cụ thể, các nhóm ngành cổ phiếu đã giảm mạnh trong thời gian trước đây như ngân hàng, chứng khoán, thép... đã có sự trở lại trong tuần qua để dẫn dắt thị trường chung đi lên.

photo-1660310031568

Về góc nhìn trung và dài hạn, thị trường vẫn đang hình thành vùng tích lũy trên nền định giá ở mức thấp so với trung bình nhiều năm, trong bối cảnh tăng trưởng nền kinh tế vẫn được duy trì, qua đó có nhiều cơ hội chọn lọc đầu tư.

Nhà đầu tư có thể xem xét chọn lọc giải ngân, tích lũy đối với những cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng, ưu tiên các mã đã có báo cáo quý 2 năm 2022 duy trì kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực và đang thu hút dòng tiền ngắn hạn gia tăng.

Trong đó, trên sàn HNX mã PGT của công ty PGT Holdings chính là 1 ví dụ điển hình cho những mã cổ phiếu vừa và nhỏ nhìn về dài hạn hiện nay.

photo-1660310034204

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 12/8/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,200 VNĐ.

Theo các chuyên gia chứng khoán, cùng những ý kiến khách quan của các nhà đầu tư, hiện tại mã PGT đang được mua vào mạnh ở khoảng giá 6,200 - 10,000 VNĐ. Điều này như phần nào minh chứng vùng tích lũy của cổ phiếu PGT đang được hình thành. Thu hút lượng lớn các nhà đầu tư quan tâm về mức giá tốt tại thời điểm này.

Xét về thông tin công bố hiện nay, với chiến lược kinh doanh "Phát triển bền vững" đang dần khẳng định giá trị cốt lõi của PGT Holdings trong mắt các nhà đầu tư.

photo-1660310037229

Tại PGT Holdings, doanh nghiệp luôn hoạt động bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Trong thời gian tới PGT Holdings luôn không ngừng nỗ lực nhằm bổ sung vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp. Vì thế mã PGT trên sàn HNX chính là một gợi ý đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.