Mảng bán lẻ tích hợp đang hấp dẫn các nhà đầu tư lớn?
Chỉ trong hai ngày, thị trường bán lẻ Việt Nam bị khuấy động bởi hai thương vụ lớn, đó là thương vụ Thaco mua lại Emart hay Alibaba, Baring Private Equity Asia (BPEA) đầu tư 400 triệu USD vào The CrownX của Masan. Sự tham gia của " các đại gia mới" đi cùng giá trị các giao dịch lớn cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ 100 triệu dân Việt Nam.
- Thêm đại gia bán lẻ Hàn Quốc Emart rời cuộc chơi, nhượng lại cho THACO sau 7 năm hoạt động
- Bỏ điện thoại, tivi và cả bán lẻ, Vingroup định làm gì trong năm 2021 để thu về 170.000 tỷ?
- Đặt cược vào tiềm năng ngành bán lẻ Việt Nam, đại gia Nhật Bản có hơn 50 năm kinh nghiệm bắt tay cùng tập đoàn BRG mở siêu thị thứ 3 tại Hà Nội
Ngày 19/5, đại diện nhà bán lẻ Hàn Quốc lẫn doanh nghiệp Việt Nam là Thaco Group cùng lên tiếng khẳng định thương vụ mua 100% cổ phần Công ty E-mart Việt Nam sẽ được ký kết trong vài ngày tới.
Trước đó là khoản đầu tư hơn 400 triệu USD của Tập đoàn Alibaba và đối tác vào The CrownX - công ty của Masan đang vận hành chuỗi VinMart. Không những vậy, Masan cũng đang trong quá trình đàm phán giao dịch đầu tư chiến lược với những nhà đầu tư khác trị giá 300 - 400 triệu USD vào The CrownX (đang hướng đến tăng tốc phát triển thị trường bán lẻ tích hợp O2O) và có thể hoàn tất trong năm nay.
Theo giới phân tích, trước hết đó là tiềm năng của thị trưởng bán lẻ Việt vẫn đang rất lớn và còn nhiều dư địa phát triển trong thời gian tới, dựa trên sức tăng trưởng tốt của nền kinh tế, cơ cấu dân số đông và trẻ, thu nhập của người dân ngày càng cải thiện.
Chuyên gia phân tích thị trường Tuấn Hoàng chia sẻ với Thời báo Kinh doanh rằng, đây là ngành khá hấp dẫn nếu phục hồi sau đại dịch COVID-19. Mặt khác, thu nhập bình quân đầu người có tác động rất nhiều đến việc tiêu thụ hàng hoá tại Việt Nam đối với những mặt hàng thiết yếu lẫn không thiết yếu, đồ xa xỉ.
Mặc dù dịch COVID-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp, nhưng theo dự báo thì thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đến năm 2025 sẽ đạt trên 5.200 USD, điều này sẽ kích thích tiêu dùng rất lớn.
Nhất là xu hướng gia tăng hộ gia đình có thu nhập khả dụng trên 5.000 USD sẽ làm tăng tầng lớp trung lưu (chi tiêu trên 15 USD mỗi ngày). Đây cũng sẽ là động lực tăng trưởng chi tiêu mặt hàng cao cấp trong tương lai.
Cũng theo chuyên gia Tuấn Hoàng, cơ cấu thành thị cũng đang tăng lên, cụ thể là các thị trường có mức độ đô thị hóa cao thường hấp dẫn cho các nhà bán lẻ, do dịch vụ hậu cần phát triển, người tiêu dùng tập trung vào một khu vực nhỏ hơn và mức chi tiêu cao hơn.
Và điều quan trọng không kém cho việc phát triển mảng bán lẻ tích hợp O2O là đang có những định hướng trên thị trường bán lẻ Việt để thay đổi thói quen của người tiêu dùng từ các chợ, cửa hàng truyền thống sang những mô hình bán lẻ hiện đại hơn.
Nhất là khi người tiêu dùng hiện đại ở Việt Nam thường xuyên cập nhật những xu hướng mới không chỉ là xu hướng hàng hóa mà các cách thức, trải nghiệm mới khi mua hàng. Đó cũng là “mỏ vàng” để mô hình bán lẻ tích hợp khai phá trong thời gian tới.
Các chuyên gia M&A cho rằng sau một thời gian im ắng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang vào một cuộc đua tranh mới, khốc liệt hơn. Các thương vụ M&A trong thị trường này được dự báo sẽ diễn ra sôi động hơn.
Theo giới phân tích, mặc dù các nhà đầu tư nước đang rót vốn vào mảng bán lẻ tích hợp ở Việt Nam, nhưng để thúc đẩy mảng này thì sẽ vẫn cần vai trò của các nhà bán lẻ trong nước.
Nhưng để cạnh tranh trên thị trường bán lẻ tích hợp đòi hỏi các nhà bán lẻ Việt cần vượt qua những thách thức nội tại. Đặc biệt là thách thức về công nghệ. Do nhu cầu “phủ sóng” trên tất cả các kênh nên việc quản lý của doanh nghiệp (DN) không thể được thực hiện thủ công. Mô hình bán lẻ tích hợp này sẽ buộc nhà bán lẻ Việt phải thay đổi cách thức tổ chức DN.
An Mai (t/h)Việt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 354 tỷ USD hàng hóa, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.