Mảnh đất ô nhiễm trở thành trang trại lavender xinh đẹp nhờ bàn tay 'khéo léo' của những người thợ mỏ
Việc khai thác than đã phá hủy hàng triệu mẫu đất trên khắp nước Mỹ. Và nó thậm chí còn khiến vùng đất đó bị ô nhiễm sau hàng thế kỷ khi việc khai thác đã kết thúc. Tuy nhiên, giờ đây những người thợ mỏ cũ ở Tây Virginia đang cố khôi phục lại một vùng đất mỏ bị ô nhiễm nặng nề bằng cách biến chúng thành trang trại trồng hoa oải hương.
Khi hoạt động khai thác than kết thúc không có nghĩa là sự ô nhiễm cũng dừng lại. Các doanh nghiệp khai thác than ở Mỹ có quyền tự khôi phục lại vùng đất mà mình đã khai thác một cách hợp pháp. Sau khi khoan và cho nổ mìn, họ sẽ khai thác hết số than ở tại vị trí đó. Cuối cùng là lấp những chiếc hố đó bằng đất và đá vụn để định hình lại cảnh quan.
Họ cũng trồng phủ lên một số loại thực vật và làm sạch nước nếu cần. Một khu mỏ cũ có thể trở thành một đồng cỏ, một khu dân cư và đôi khi là một trang trại...
Tuy nhiên, trồng cây trên đất đá, đất nén thực sự là một thách thức. Đất phải được xới đôi khi đến 3-4 feet (khoảng 1m) để có thể trồng cây. Quá trình cải tạo đất này khá phức tạp và tốn kém. Nhưng may mắn thay, hoa oải hương lại ưa sống trên những vùng đất nghèo chất dinh dưỡng. Hơn thế nữa, loài hoa có mùi thơm đặc biệt này còn có khả năng khử các kim loại độc hại trong đất.
Nhóm công nhân trong trang trại sẽ thu hoạch hoa oải hương suốt mùa hè sang đến đầu thu. Họ dùng tất cả bộ phận của hoa, không để thứ gì bị lãng phí.
Bông hoa và phần cuống được cắt riêng để bán phục vụ cho nhu cầu ăn uống. Những mầm nhỏ thì được cắt lại, nhúng qua dung dịch kích thích mọc rễ và ươm làm cây giống. Những thợ mỏ cũng chiết lấy tinh dầu từ hoa để sản xuất kem dưỡng, mật ong, muối hoặc nước rửa tay và phần bã ủ để làm phân bón. Trang trại hoạt động cũng cung cấp việc làm cho rất nhiều thợ mỏ, những người đã mất việc khi mỏ than dừng hoạt động.
Mai PhươngTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.