Marketing giáo dục trong kỷ nguyên số: Khi lớp học trở thành thương hiệu, học sinh là trung tâm trải nghiệm

Tiếp thị số
09:38 AM 23/05/2025

Chuyển đổi số không chỉ là việc số hóa quy trình hay ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, mà còn là một bước chuyển về tư duy tiếp cận, truyền thông và xây dựng giá trị giáo dục. Trong thời đại mới, marketing – công cụ vốn gắn liền với doanh nghiệp – đang trở thành một phần tất yếu trong chiến lược phát triển giáo dục hiện đại.

Định vị môn học - chiến lược "thương hiệu hóa" kiến thức từ lớp học

Tại Trường Tiểu học Trung Tự (quận Đống Đa, TP. Hà Nội), việc ứng dụng marketing vào giảng dạy, đặc biệt với học sinh lớp 2 ở các môn học như Tiếng Anh, STEAM không chỉ góp phần đổi mới phương pháp dạy - học, mà còn xây dựng thương hiệu lớp học, nâng cao trải nghiệm của học sinh và tạo nên kết nối bền vững giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A cho biết, ở lứa tuổi lớp 2, học sinh tiếp thu thông qua cảm xúc, hình ảnh và hoạt động thực hành. Do đó, việc truyền đạt tri thức cần đi kèm với khả năng "tiếp thị" khiến mỗi bài học trở nên hấp dẫn, gợi cảm hứng. Tại Trường Tiểu học Trung Tự, các môn Tiếng Anh, STEAM và Công nghệ (với khối 3) được giảng dạy như những sản phẩm giáo dục mang bản sắc riêng. Ví như môn tiếng Anh: Giáo viên xây dựng tiết học qua trò chơi, phim hoạt hình, phần mềm học phát âm tương tác như ClassPoint, Quizizz, Eduhome…

Marketing giáo dục trong kỷ nguyên số: Khi lớp học trở thành thương hiệu, học sinh là trung tâm trải nghiệm- Ảnh 1.

Cô và trò Trường tiểu học Trung Tự luôn có các hoạt động tập thể gắn kết.

Đối với STEAM (dạy học liên ngành kết hợp giữa công nghệ với các môn học STEM truyền thống là: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Nó nhấn mạnh việc học tập dựa trên thực hành thay vì theo cách giáo dục truyền thống, kiến thức lý thuyết) mỗi học sinh trở thành "nhà khoa học nhí" trong dự án chế tạo mô hình, robot mini, vẽ kỹ thuật… tạo trải nghiệm học tập giàu tính khám phá.

Trong môn Công nghệ, học sinh được học lập trình Scratch Jr, sử dụng ứng dụng cơ bản để tạo ra sản phẩm cá nhân, từ đó hình thành tư duy logic sớm.

Marketing giáo dục trong kỷ nguyên số: Khi lớp học trở thành thương hiệu, học sinh là trung tâm trải nghiệm- Ảnh 2.

Đặt tên chủ đề hấp dẫn cho các hoạt động môn tiếng Anh giúp học sinh hào hứng tham gia "trò chơi", không áp lực đây là môn học gò bó.

Trải nghiệm học tập - học sinh là trung tâm, giáo viên là "người ảnh hưởng giáo dục"

Theo cô Nguyễn Thị Thu Hiền, trong giáo dục hiện đại, học sinh là người tiêu dùng tri thức, còn giáo viên là người định hướng và truyền cảm hứng - tương tự vai trò "influencer" trong marketing.

Marketing giáo dục trong kỷ nguyên số: Khi lớp học trở thành thương hiệu, học sinh là trung tâm trải nghiệm- Ảnh 3.

Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Hà yêu thương động viên mỗi học sinh được đăng tải trên fanpage nhà trường giúp lan tỏa hình ảnh đẹp, thân thiện, gần gũi tại Trường tiểu học Trung Tự.

Tại Trường Tiểu học Trung Tự, giáo viên chủ động xây dựng hồ sơ bài dạy điện tử, chia sẻ clip dạy học, hình ảnh lớp học qua Fanpage, Zalo… Điều này không chỉ giúp lan tỏa tinh thần học tập mà còn tạo dựng hình ảnh người giáo viên năng động, đổi mới, đầy tính chuyên nghiệp.

Ngoài ra, Trường Tiểu học Trung Tự ứng dụng các hình thức khen thưởng online, nhật ký học tập số, góc học tập cá nhân hóa… cũng giúp học sinh được ghi nhận. Đồng thời, tạo dựng sự gắn bó, tự hào về lớp học - yếu tố quan trọng trong marketing trải nghiệm.

Một trong các phương tiện Marketing trong giáo dục không thể thiếu, đó là truyền thông hiệu quả. Trường Tiểu học Trung Tự đã và đang tận dụng các kênh truyền thông số như fanpage, website, YouTube để truyền thông các hoạt động giáo dục: ngày hội STEAM, hội thi tiếng Anh, Rung Chuông vàng, ngày hội đọc sách, lớp học trải nghiệm…

Marketing giáo dục trong kỷ nguyên số: Khi lớp học trở thành thương hiệu, học sinh là trung tâm trải nghiệm- Ảnh 4.

Các em học sinh hào hứng tham gia chương trình Rung Chuông Vàng.

Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp chia sẻ hình ảnh sản phẩm học sinh, nhật ký lớp học điện tử, bài học tiêu biểu mỗi tuần lên các kênh truyền thông Multimedia để tiếp cận học sinh và phụ huynh. Đây là phương pháp Marketing hữu hiệu giữa nhà trường - phụ huynh - cộng đồng.

Marketing giáo dục trong kỷ nguyên số: Khi lớp học trở thành thương hiệu, học sinh là trung tâm trải nghiệm- Ảnh 5.

Chương trình Rung Chuông Vàng là một trong các hoạt động học mà chơi giúp học sinh tự tin, vui vẻ và đoàn kết.

Ngoài ra, kết nối phụ huynh thông qua các nhóm Zalo chính thống, giúp tương tác hai chiều hiệu quả hơn, xây dựng "niềm tin thương hiệu" nhà trường.

Các giải pháp marketing giáo dục cụ thể tại Trường Tiểu học Trung Tự

Trường đã và đang tận dụng điểm mạnh nội tại đó là đội ngũ giáo viên trẻ, sáng tạo, đã làm chủ công nghệ cùng với sự tin tưởng từ phụ huynh và văn hóa nhà trường thân thiện, giàu tính cộng đồng - nền tảng để marketing nội bộ hiệu quả.

Ngoài ra nhà trường còn có các giải pháp hành động chiến lược như: Thương hiệu hóa giáo viên. Đó là, mỗi giáo viên xây dựng kênh truyền thông riêng (Google Site, Padlet), phong cách giảng dạy riêng, kết hợp video dạy ngắn.

Marketing giáo dục trong kỷ nguyên số: Khi lớp học trở thành thương hiệu, học sinh là trung tâm trải nghiệm- Ảnh 6.

Marketing giáo dục trong kỷ nguyên số: Khi lớp học trở thành thương hiệu, học sinh là trung tâm trải nghiệm- Ảnh 7.

Stem sáng tạo là một trong các hoạt động thu hút học sinh các lớp tham gia nhiệt tình, sôi động, khuyến khích tính sáng tạo của các em.

Bên cạnh đó trường còn có định vị các môn học, cụ thể như: Môn tiếng Anh: Tạo chuỗi "Từ vựng mỗi ngày" với hoạt hình ngắn.

STEAM nhấn mạnh vào thư viện sản phẩm học sinh, triển lãm ảnh online.

Môn Công nghệ: Thành lập Câu lạc bộ Lập trình nhí lớp 2 - thương hiệu giáo dục sáng tạo cho khối nhỏ.

Marketing giáo dục trong kỷ nguyên số: Khi lớp học trở thành thương hiệu, học sinh là trung tâm trải nghiệm- Ảnh 8.

Các em học sinh rất hào hứng với "Góc sáng tạo STEAM"

Trường tăng cường truyền thông số: Lên kế hoạch bài đăng định kỳ, tạo series "Một ngày học lớp 2", "Góc sáng tạo STEAM", "Thử thách công nghệ tại nhà".

Marketing giáo dục trong kỷ nguyên số: Khi lớp học trở thành thương hiệu, học sinh là trung tâm trải nghiệm- Ảnh 9.

Các em rất hào hứng với hình thức học mang tính "tiếp thị số" để tạo ra các sản phẩm công nghệ của "kỹ sư nhí".

Ứng dụng công cụ số hóa quản lý marketing nội bộ: Khảo sát mức độ hài lòng phụ huynh, đo mức độ tương tác fanpage, cá nhân hóa nội dung học theo dữ liệu học sinh.

Chiến dịch ngắn hạn: Tuần lễ STEAM sáng tạo, thi clip học tiếng Anh, ngày hội công nghệ số lớp 2 - đều có chiến dịch truyền thông song song.

Tại Trường Tiểu học Trung Tự, sự kết hợp giữa đổi mới phương pháp giảng dạy với tư duy marketing hiện đại đã và đang mở ra một hướng đi mới - nơi mỗi lớp học là một thương hiệu sống động, mỗi học sinh là một "người tiêu dùng tri thức" chủ động và mỗi giáo viên là một nhà sáng tạo truyền cảm hứng. Chính điều đó sẽ giúp giáo dục tiểu học Việt Nam bắt kịp xu thế toàn cầu - nhân văn, hiệu quả, và bền vững.

Hương Ly
Ý kiến của bạn
Chỉ 11% doanh nghiệp tại Việt Nam "đạt chuẩn" về sẵn sàng an ninh mạng Chỉ 11% doanh nghiệp tại Việt Nam "đạt chuẩn" về sẵn sàng an ninh mạng

Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có đủ năng lực, quy trình hoặc sự chuẩn bị cần thiết để đối phó với các sự cố an ninh mạng đang ngày càng tinh vi, phức tạp và để lại hậu quả nặng nề.