Masan High-Tech Materials: Lan tỏa giá trị bền vững tới cộng đồng

Địa phương
04:12 PM 09/05/2024

Năm 2013, Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi pháo (Masan High-Tech Material) đã thành lập Quỹ vốn vay phục hồi kinh tế uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi này, từ nhiều năm qua, cuộc sống của hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện Đại Từ đã thay đổi tích cực.

Hiệu quả từ nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi

Masan High-Tech Materials: Lan tỏa giá trị bền vững tới cộng đồng- Ảnh 1.

Mô hình nuôi ngựa tại gia đình anh Nguyễn Văn Trưởng, xóm 8 xã Tân Linh, Đại Từ, Thái Nguyên

Đến xóm 8 xã Tân Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nhắc đến gia đình anh Nguyễn Văn Trưởng ai cũng biết, đây là gia đình trẻ dám thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn triển khai mô hình nuôi ngựa bán chăn thả, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình anh Trưởng có 6 nhân khẩu, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Với suy nghĩ trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả bấp bênh nên năm 2022, vợ chồng anh Trưởng chuyển hướng sang chăn nuôi. Từ đồng vốn tiết kiệm trong những năm qua cộng với khoản vay từ Quỹ Vốn vay Phục hồi kinh tế của Masan High-Tech Materials, anh Trưởng đã mạnh dạn đầu tư mua ngựa để phát triển kinh tế. Từ 4 con ngựa ban đầu, năm 2023 gia đình anh đã mua thêm 2 con, nâng tổng đàn lên 6 con để thực hiện mô hình nuôi ngựa bán chăn thả. Theo anh Trưởng, ngựa là con vật dễ nuôi, dễ thích nghi, ít bệnh tật, giá cả và đầu ra ổn định.

Hiệu quả ban đầu từ mô hình này đang mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế của gia đình anh Trưởng cũng như một số hộ khác tại xã Tân Linh. Hội Nông dân xã Tân Linh cũng vận động bà con nông dân trực tiếp đến tham quan, học tập kinh nghiệm từ gia đình anh Trưởng để nhân rộng mô hình. Anh Trưởng chia sẻ: "Ngoài sự cần cù, may mắn của bản thân thì việc được vay vốn đúng thời điểm với lãi suất ưu đãi đã giúp kinh tế gia đình tôi thay đổi rất nhiều".

Ngoài gia đình anh Trưởng, cuộc sống của hàng trăm gia đình khác tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cũng thay đổi tích cực kể từ khi được tiếp cận với nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi.

Quỹ Vốn vay Phục hồi kinh tế ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã Hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được Masan High-Tech Materials triển khai từ năm 2013, với chủ trương "không trao con cá mà trao cần câu", thúc đẩy đa dạng các mô hình sinh kế, tạo điều kiện cho các hộ dân thoát nghèo. 

Đến nay, tổng nguồn vốn lũy kế đã giải ngân lên tới hơn 16 tỷ đồng. 456 hộ dân tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế, 100% số hộ trả lãi đúng hạn, không có nợ xấu.

Masan High-Tech Materials: Lan tỏa giá trị bền vững tới cộng đồng- Ảnh 2.

Mô hình nuôi ong tại xã Tân Linh với sự hỗ trợ đồng hành của Masan High-Tech Materials

Các hộ vay vốn chủ yếu đầu tư vào sản xuất, cải tạo chè; chăn nuôi gia súc, gia cầm; kinh doanh dịch vụ buôn bán... Qua khảo sát hàng năm, cơ bản các hộ đã phát huy được hiệu quả vốn vay, một số hộ còn tạo được việc làm cho từ 3-5 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 5-7 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Khi Masan High-Tech Materials xây dựng chương trình này tức là Công ty đã đặt mình vào vị trí người dân. Đây là chương trình tín dụng rất nhân văn bởi vì đa phần người dân vay vốn từ Quỹ này là những đối tượng chưa với tới nguồn vốn của Ngân hàng CSXH bởi nguồn vốn này rất hạn chế. Đặc biệt Quỹ vốn vay còn tạo nên làn sóng mới về xã hội hóa các nguồn lực bên ngoài đối với hoạt động của Ngân hàng CSXH để giúp người dân vùng dự án cũng như các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn phát triển kinh tế".

Trách nhiệm xã hội song hành với phát triển bền vững

Ông Craig Bradshaw - Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials cho biết: "Mục tiêu các chương trình cộng đồng của chúng tôi là xây dựng hạ tầng thuận lợi và đảm bảo cho người dân địa phương có đời sống sinh kế tốt hơn".

Năm 2023, Công ty tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, dự án hỗ trợ cộng đồng, trong đó bao gồm các hoạt động thiện nguyện, các hoạt động hỗ trợ người dân và địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Tổng số tiền Công ty đầu tư cho các hoạt động này vào khoảng 6,8 tỷ đồng. Gần 4.500 hộ gia đình trên địa bàn huyện Đại Từ được hưởng lợi, trong đó có trên 600 hộ gia đình dân tộc thiểu số và 270 hộ gia đình dễ bị tổn thương.

Masan High-Tech Materials: Lan tỏa giá trị bền vững tới cộng đồng- Ảnh 3.

Masan High-Tech Materials luôn đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Masan High-Tech Materials được đánh giá là một trong số các doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2023, Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí và nộp vào ngân sách Nhà nước 1.414 tỷ đồng. Công ty được ghi nhận là doanh nghiệp Việt Nam có đóng góp thuế cao nhất cho tỉnh Thái Nguyên trong năm 2023, góp phần quan trọng giúp Thái Nguyên đạt số thu ngân sách 20.196 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra. Đây cũng là số thu ngân sách cao nhất của tỉnh Thái Nguyên từ trước đến nay.

Năm 2023, Masan High-Tech Materials lần thứ 6 liên tiếp được vinh danh "Top 100 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam". Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực bền bỉ và thành quả của Công ty trong nhiều năm qua khi triển khai thực hiện chiến lược phát triển bền vững, gắn kết mục tiêu tăng trưởng kinh doanh với lan tỏa giá trị tích cực cho cộng đồng.

Hải Vân
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.