Mặt bằng lãi suất huy động, cho vay tiếp tục giảm nhẹ trong quý 4/2021
SSI cho rằng, đây là thời điểm thích hợp các gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ nên được triển khai nhằm kích cầu nền kinh tế, bao gồm các gói hỗ trợ tài khóa (giảm thuế, giảm phí, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, đẩy nhanh đầu tư công,…) và tiền tệ (cắt giảm lãi suất điều hành, tăng hạn mức tín dụng, thực hiện gói cấp bù lãi suất,…).
Trong bản tin thị trường tiền tệ mới đây, Chứng khoán SSI cho biết, trong tuần qua (25-29/10) cho biết, các nghiệp vụ thị trường mở không được sử dụng. Thanh khoản hệ thống tiếp tục được hỗ trợ bởi việc đáo hạn của các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn đầu tháng 4/2021, mặc dù khối lượng thực hiện có giảm đáng kể so với các tuần trước đó. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ trong tuần cuối tháng 10, kết tuần ở 0,71% (tăng 3 bp) cho kỳ hạn qua đêm và 0,83% (tăng 4 bp) cho kỳ hạn 1 tuần.
Số liệu tăng trưởng tín dụng trong tháng 10 tại Hà Nội được công bố trong Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 10 của thành phố, cho thấy nhu cầu tín dụng vẫn tương đối yếu. Cụ thể, tín dụng tháng 10 ước tính tăng 0,95% so với tháng trước, giảm nhẹ so với mức tăng 1,1% của tháng 9 và là mức tăng trưởng theo tháng thấp nhất trong vòng 6 tháng qua. So sánh với cùng kỳ, tín dụng trong tháng 10 chỉ tăng 7,6% - thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình là 10% trong năm 2020.
Dư nợ tín dụng của Hà Nội chiếm khoảng 25% tổng dư nợ của cả nước, do vậy tín dụng tăng chậm ở Hà Nội cũng phần nào cho thấy tăng trưởng tín dụng cả nước chưa thể bật nhanh trong tháng 10.
SSI cho rằng, đây là thời điểm thích hợp các gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ nên được triển khai nhằm kích cầu nền kinh tế, bao gồm các gói hỗ trợ tài khóa (giảm thuế, giảm phí, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, đẩy nhanh đầu tư công,…) và tiền tệ (cắt giảm lãi suất điều hành, tăng hạn mức tín dụng, thực hiện gói cấp bù lãi suất,…). Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay được các tổ chức tín dụng tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ trong quý IV/2021.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VND biến động trái chiều ở 2 thị trường liên ngân hàng và tự do. Kết tuần, tỷ giá niêm yết ở các NHTM giao dịch ở mức 22.620 - 22.850 đồng/USD, giảm 5 đồng ở cả hai chiều mua và bán so với tuần trước trước đó. Ngược lại, tỷ giá trên thị trường tự do tăng mạnh 130 đồng/USD ở chiều mua vào bán ra, kết tuần ở 23.410- 23.460 đồng/USD. Diễn biến trên thị trường tự do được điều chỉnh nhằm phù hợp với mức chênh lệch giữa giá vàng thế giới và Việt Nam, khi diễn biến trái chiều giữa 2 thị trường đẩy chênh lệch giá vàng lên trên 9 triệu đồng/lượng.
Số liệu sơ bộ từ Tổng cục thống kê cho thấy cán cân thương mại trong tháng 10 thặng dư 1,1 tỷ USD, và thu hẹp cán cân thương mại lũy kế xuống còn nhập siêu khoảng 1,45 tỷ USD. Cán cân thanh toán tổng thể nhìn duy trì thặng dư nhờ lượng giải ngân FDI và lượng kiều hối tích cực. SSI nhận định, nguồn cung – cầu ngoại tệ trên thị trường sẽ tương đối cân bằng trong giai đoạn cuối năm và giúp tỷ giá USD/VND duy trì trạng thái ổn định.
Thu ThủyXu hướng tăng lãi suất tiết kiệm tiếp tục lan rộng trong tháng 11 khi nhiều ngân hàng đẩy mạnh cạnh tranh, áp dụng mức lãi suất tiết kiệm hấp dẫn, đặc biệt dành cho các khoản tiền gửi dài hạn.