MBS: Lãi suất đầu vào có khả năng tạo đáy trong quý I/2024
Theo các chuyên gia của MBS, lãi suất đầu vào khó có khả năng giảm thêm và có khả năng tạo đáy trong quý I/2024.
Trong báo cáo vĩ mô của Chứng khoán MB (MBS), xu hướng điều chỉnh giảm lãi suất của đa số các ngân hàng vẫn tiếp tục được duy trì. Nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn chưa có động thái điều chỉnh lãi suất mới và mức lãi suất bình quân hiện vẫn đang là 4,7% cho kỳ hạn 12 tháng, một số ngân hàng tư nhân thậm chí còn đưa lãi suất về thấp hơn đáng kể so với nhóm ngân hàng quốc doanh.
Tuy nhiên, một số ngân hàng đã bắt đầu tăng lãi suất chủ yếu tại các kỳ hạn ngắn dưới 5 tháng ở nhóm ngân hàng cổ phần, phổ biến từ 2,5 - 3,8%/năm, nhằm thu hút thêm tiền gửi sau dịp Tết Nguyên đán. Riêng với tiền gửi 12 tháng, vẫn dao động trên dưới 5%/năm.
MBS nhận định: "Lãi suất đầu vào có khả năng tạo đáy trong quý I/2024 và khó có khả năng giảm thêm chủ yếu do cầu tín dụng sẽ có xu hướng tăng lên trong năm 2024".
Theo các chuyên gia phân tích, trong bối cảnh xuất khẩu tăng trưởng tích cực hơn ở mức 6 – 7%, đầu tư và tiêu dùng đều khởi sắc trên nền thấp của cùng kỳ năm ngoái, nhu cầu sử dụng vốn sẽ quay trở cân bằng với tình trạng dư thừa thanh khoản hiện nay. MBS cũng dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 13 - 14%.
Tuy vậy, áp lực tăng lên lãi suất không lớn do chu kỳ thắt chặt tiền tệ của Mỹ hầu như đã chấm dứt. Với dự báo lãi suất điều hành của Fedsẽ hạ xuống mức xấp xỉ 4% cuối năm 2024, áp lực lên tỷ giá không lớn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có dư địa để duy trì chính sách tiền tệ như hiện tại.
MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 25 – 50 điểm cơ bản, quay về mức 5,25% - 5,5% trong năm 2024.
,Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.