MC Trác Thuý Miêu: Đàn bà đẹp và khéo thì được ái mộ; Đàn bà xấu từ hồn tới xác thì vừa có lỗi với cộng đồng, xã hội, mà tội nhất chính là chồng!

Tiêu dùng và Tiếp thị
04:00 PM 04/03/2022

Lập tức quan điểm của nữ MC này gây tranh cãi lớn.

Nổi tiếng là một MC sắc sảo, ngôn từ phong phú, cùng quan điểm sắc bén, Trác Thuý Miêu không ít lần gây tranh cãi khi bày tỏ góc nhìn của mình. Cách đây chưa lâu, cô gây sốt về quan điểm "đàn bà không chịu làm việc nhà thì làm gì?". Cô cho rằng "Bếp núc là "ĐẶC ÂN" của đàn bà. Họ "sướng khi được lăn vào bếp". Nội dung này lập tức đã được tiến sĩ, cựu nhà báo Phương Mai phản biện sâu sắc: "Những kẻ bảo thủ thường nói, bếp núc là trách nhiệm của đàn bà. Ai dù không thích, nếu thực sự tin đó là trách nhiệm cũng sẽ cắn răng làm. Giờ Miêu nâng nó lên thành đặc ân. Nó khiến những kẻ bị áp lực bếp núc bỗng nhiên há miệng mắc quai. Miêu vừa biến cái cùm kia thành cái vương miện hào quang, dù nặng ngàn cân nhưng toả sáng lung linh. Đó chính là cách mà xã hội này bao năm qua vẫn làm với phụ nữ, đặt lên bàn thờ những thứ gông cùm có cái tên mỹ miều và lớp sơn phủ lung linh".

Mới đây, MC Trác Thuý Miêu lại tiếp tục cho rằng: "Mỗi người đàn bà là một nghệ sĩ", phải duyên dáng từ ngoại hình đến hành động, phải luyện nữ công gia chánh, phong thái xã hội, một nét son cũng nghiêm cẩn như một lớp hoá trang sân khấu."

Cô ví von: Thảm cảnh của nghệ sĩ chính là… không có khán giả.

Khán giả của đàn bà chính là đàn ông!

Nghệ sĩ giỏi thì được tung hô.

Ca tồi mà kém sắc thì rạp thưa thớt, khán giả nào ngồi lại cũng phải trân mình chịu trận chờ vãn tuồng. Đàn bà cũng vậy, đẹp và khéo thì được ái mộ. Xấu từ hồn tới xác thì vừa có lỗi với cộng đồng, xã hội, mà tội nhất chính là chồng".

MC Trác Thuý Miêu: Đàn bà đẹp và khéo thì được ái mộ; Đàn bà xấu từ hồn tới xác thì vừa có lỗi với cộng đồng, xã hội, mà tội nhất chính là chồng!  - Ảnh 1.

Đáng chú ý, nữ MC còn đề cập đến bình đẳng nam nữ. Cô cho rằng phụ nữ nhiều khi quên mất rằng đàn ông có quan điểm riêng về cái gu, đặc tính, sở thích, khuynh hướng rất riêng về 'gu' đàn bà của họ. 

"Lâu lâu lại thấy phụ nữ hô hào san sớt cho nhau một thái độ mới, gọi là khai phóng bình đẳng gì đó, rằng thân thể của ta, quyền quyết định của ta, nếu muốn thẩm mỹ, đập phá, “hạ giải”, trùng tu gì thì mình làm. Vì nhan sắc của mình là để phục vụ cho mình, khiến mình tự tin và vui vẻ hơn, chứ chồng là giống vật ngoại thân, không có quyền quyết định cho việc vợ nên hay không nên chỉnh sửa thẩm mỹ.

Xin thưa mấy thím, là đàn bà mà phủ lập luôn bản năng và kỹ năng chiều chuộng đàn ông của mình, nói thẳng ra, là thứ bình đẳng giới lệch lạc. Mỗi một cậu trai trẻ, lớn lên thành thanh niên, thành đàn ông trưởng thành, đều có một đặc tính, sở thích, khuynh hướng rất riêng về “gu” đàn bà của họ", Trác Thúy Miêu thẳng thắn chia sẻ.

MC Trác Thuý Miêu: Đàn bà đẹp và khéo thì được ái mộ; Đàn bà xấu từ hồn tới xác thì vừa có lỗi với cộng đồng, xã hội, mà tội nhất chính là chồng!  - Ảnh 2.

Nói về vấn đề can thiệp thẩm mỹ của phụ nữ, nữ MC phân tích:

"Can thiệp thẩm mỹ không chỉ là thứ để đập vô mặt mấy con bánh bèo trẻ trung đầu hẻm, mà là để thoả đáp cho vị khán giả VIP của mình, tức là người chồng, vào mỗi cuối ngày, thì người đàn ông đó thiết nghĩ cũng phải có cái quyền được lên tiếng trước khi xác suất rủi ro, cô vợ sửa nhằm kỹ thuật tồi, tối về chồng nằm chơi với hai bịch nước mía cứng khô, thì cho tôi hỏi: làm đẹp mà không cần biết chồng mình, người yêu mình muốn gì, cần gì, thì làm đẹp kiểu vị kỷ đó, thử hỏi có đáng bỏ tiền ra làm không?

Thân thể, nhan sắc phụ nữ, là cội nguồn nuôi nấng bản năng đàn ông.

Đặt đàn ông ra bên ngoài sự cân nhắc về chỉnh sửa thẩm mỹ, là tự phủ nhận thiên chức đàn bà của mình.

Chúng ta bình đẳng, nhưng chúng ta cần nhau, và chiều nhau… tới bến, phải vậy không?"

Tuy nhiên, phát ngôn của Trác Thúy Miêu đã gây tranh cãi trong cộng đồng mạng. Có người đồng tình với quan điểm về "bình đẳng" của cô, có người lại phản bác dữ dội vì cho rằng cách viết của Trác Thúy Miêu làm hạ thấp giá trị người phụ nữ. 

Dưới đây là nguyên văn chia sẻ của cô: 

THÁNG 3 NÓI CHUYỆN ĐÀN BÀ

"Mỗi người đàn bà là một nghệ sĩ…"

Tôi tin là như vậy. Phải trưng trổ, phải sửa soạn, phải duyên dáng, luyện…ngải đứng ngải nằm, luyện cả nữ công gia chánh, phong thái xã hội, một nét son cũng nghiêm cẩn như một lớp hoá trang sân khấu.

Thảm cảnh của nghệ sĩ chính là… không có khán giả.

Khán giả của đàn bà chính là đàn ông!

Nghệ sĩ giỏi thì được tung hô.

Ca tồi mà kém sắc thì rạp thưa thớt, khán giả nào ngồi lại cũng phải trân mình chịu trận chờ vãn tuồng.

Đàn bà cũng vậy, đẹp và khéo thì được ái mộ. Xấu từ hồn tới xác thì vừa có lỗi với cộng đồng, xã hội, mà tội nhất chính là chồng.

Mấy ông thương vợ, lỡ thân thuộc với cái rạp tồi tàn và cô đào vụng, nên vẫn khăng khăng "Anh thấy vầy là đẹp rồi, anh yêu em không vì nhan sắc", nhưng rồi ra đường, dẫu anh có tài ba giỏi giang cỡ nào, có tiêu diệt được hormone đàn ông trong chính cơ thể mình được đâu? Thế là lại vô tình thòm thèm dòm một cô gái đẹp, mình mẩy mặt mũi ngon lành. Các bà vợ nhìn thấy chồng mình vậy thường nổi cơn điên, chớ có mấy bà nào chịu nghĩ: "Tội nghiệp mình, em bỏ đói đôi mắt, đôi tay của mình lâu quá!"

Lâu lâu lại thấy phụ nữ hô hào san sớt cho nhau một thái độ mới, gọi là khai phóng bình đẳng gì đó, rằng thân thể của ta, quyền quyết định của ta, nếu muốn thẩm mỹ, đập phá, "hạ giải", trùng tu gì thì mình làm. Vì nhan sắc của mình là để phục vụ cho mình, khiến mình tự tin và vui vẻ hơn, chứ chồng là giống vật ngoại thân, không có quyền quyết định cho việc vợ nên hay không nên chỉnh sửa thẩm mỹ.

Xin thưa mấy thím, là đàn bà mà phủ lập luôn bản năng và kỹ năng chiều chuộng đàn ông của mình, nói thẳng ra, là thứ bình đẳng giới lệch lạc. Mỗi một cậu trai trẻ, lớn lên thành thanh niên, thành đàn ông trưởng thành, đều có một đặc tính, sở thích, khuynh hướng rất riêng về "gu" đàn bà của họ.

Nếu cậu trai sinh ra, trong bản năng đã thích cảm giác bầu ngực tràn bàn tay, lênh láng lọt qua kẽ tay, tưng nẩy mỡ màng trên từng bước chân nhún nhảy, thì đó không phải là lỗi của cậu ấy. Đó là QUYỀN ĐÀN ÔNG!

Nếu một ông khác, thanh tú từ thuở thanh niên, mê các cô gáy mỏng xương mai, dáng sang cả lụa là quý phái, khuôn ngực vừa tầm để mặc trang phục sang như mệnh phụ, thì đó là quyền của ông ta, đòi hỏi được hiểu và được chiều, cũng bức thiết như đàn bà đòi được chiều và được hiểu.

Và cuối cùng, can thiệp thẩm mỹ không chỉ là thứ để đập vô mặt mấy con bánh bèo trẻ trung đầu hẻm, mà là để thoả đáp cho vị khán giả VIP của mình, tức là người chồng, vào mỗi cuối ngày, thì người đàn ông đó thiết nghĩ cũng phải có cái quyền được lên tiếng trước khi xác suất rủi ro, cô vợ sửa nhằm kỹ thuật tồi, tối về chồng nằm chơi với hai bịch nước mía cứng khô, thì cho tôi hỏi: làm đẹp mà không cần biết chồng mình, người yêu mình muốn gì, cần gì, thì làm đẹp kiểu vị kỷ đó, thử hỏi có đáng bỏ tiền ra làm không?

Thân thể, nhan sắc phụ nữ, là cội nguồn nuôi nấng bản năng đàn ông.

Đặt đàn ông ra bên ngoài sự cân nhắc về chỉnh sửa thẩm mỹ, là tự phủ nhận thiên chức đàn bà của mình.

Chúng ta bình đẳng, nhưng chúng ta cần nhau, và chiều nhau… tới bến, phải vậy không mấy thím?

PV
Ý kiến của bạn
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nâng tầm doanh nghiệp Việt Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nâng tầm doanh nghiệp Việt

Theo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.