Mẹ và con ra toà tranh chấp tài sản - mất nhiều hơn được!?
Ngày 4/11 vừa qua, phiên toà phúc thẩm xét xử dân sự số số 74/2021/DSPT về việc “Chia tài sản và chia thừa kế” giữa nguyên đơn là bà Vũ Thị Lựu, sinh năm 1944, tại Hà Đông và ông Phạm Văn Việt, sinh năm 1966 (con trai bà Lựu) đã được TAND Thành phố Hà Nội đưa ra phán quyết cuối cùng.
Theo bản án phúc thẩm TAND Thành phố Hà Nội đã xét xử: Không chấp nhận kháng cáo của anh Phạm Văn Việt và chị Lê Thị Thuỷ, chấp nhận một phần kháng cáo của bà Vũ Thị Lựu, chị Phạm Thị Nga và chị Nguyễn Thị Thu Hà do bà Vũ Thị Lựu làm người đại diện theo uỷ quyền. Sửa bản án dân sự số 75/2020/DS-ST ngày 25/9/2020 của Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội.
Trở lại với vụ việc, theo hồ sơ vụ án, vợ chồng bà Vũ Thị Lựu – ông Phạm Trọng có thửa đất 467, tờ bản đồ số 5, diện tích 245m2 tại địa chỉ số 5, ngõ 146 đường 19/5 (phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) được UBND thị xã Hà Đông cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số A945162 ngày 1/7/1993.
Ông Phạm Văn Việt cho biết, nguồn gốc của thửa đất do cụ Vũ Thị Nhẫn (bà ngoại của bà Lựu), khi còn sống, ông là người chăm sóc, được cụ rất thương yêu. Trước khi mất, cụ Nhẫn có nói để lại cho ông Việt để thờ cúng tổ tiên nhưng sự việc này chỉ nói miệng, không có văn bản giấy tờ làm chứng.
Năm 1982, cụ Nhẫn mất, bà Lựu thay mặt ông Việt đứng tên trong GCNQSDĐ. Đến năm 2004, ông Trọng bị ung thư nên đề nghị bà Lựu chia thừa kế toàn bộ thửa đất trên: Ông Việt được chia 120m2 gồm nhà cũ và sân; ông Dũng được chia 60m2 đất và phần diện tích lồi ra khoảng 20m2. Vợ chồng ông Việt đã sinh sống trên mảnh đất được chia, ngoài việc thực hiện đóng toàn bộ tiền thuế của thủa đất, vợ chồng ông Việt còn bỏ nhiều tiền để tu sửa, nâng cấp ngôi nhà. Việc tranh chấp diễn ra khi bà Lựu làm đơn đề nghị chia tài sản chung và chia thừa kế mảnh đất.
Từ việc tranh chấp này, dẫn đến nhiều phát sinh xảy ra, đặc biệt là việc bà Phạm Thị Nga (con gái bà Lựu) và chồng tự ý xâm phạm nơi ở bất hợp pháp và có dấu hiệu đánh người tập thể, cướp điện thoại của bà Phạm Ngọc Diệp (con gái ông Phạm Văn Việt), khiến chị Diệp tổn hại về thể xác, tinh thần.Ngay sau đó, bà Phạm Ngọc Diệp đã có đơn trình báo đến cơ quan chức năng nhưng Công an phường Văn Quán chỉ ra quyết định xử phạt hành chính đối với bà Phạm Thị Nga về hành vi đánh nhau, nhưng hàng chục đối tượng liên quan đến vụ việc lại vô can, không bị xử lý.
Cũng mới đây nhất, ông Trần Mạnh Hùng là chồng của bà Phạm Thị Nga cố tình gây thương tích cho ông Phạm Văn Việt khiến ông phải nhập viện điều trị dài ngày cũng khiến dư luận vô cùng bức xúc. Gia đình cũng có đơn trình báo lên chính quyền địa phương những đến nay vẫn chưa được xác minh và xử lý.
Có thể thấy, sau nhiều lần tranh chấp, xích mích, tranh chấp giữa 2 mẹ còn bà Lựu cũng đã được giải quyết bằng một bản án. Tuy nhiên, cho dù kết quả thế nào, ai thắng, ai thua trong trong vụ kiện này không còn quan trọng, bởi những người liên quan đều đã mất đi nhiều điều thậm chí là cả tình thân, tình mẫu tử thiêng liêng mà không gì có thể bù đắp, lấy lại được.
Đây cõ lẽ cũng là bài học răn dạy cho mỗi người khi sống trong cộng đồng xã hội này về những giá trị của đạo đức, về những cốt lõi của một gia đình. Đó không phải được xây dựng từ bất cứ thứ gì khác mà phải được bồi đắp bằng tình yêu thương, đùm bọc và đoàn kết. Có thế, mỗi gia đình là tế bào của xã hội sẽ góp phần đưa xã hội phát triển văn minh, tươi sáng hơn.
PVTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.