Mekong Delta 2023: Nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số

Diễn đàn
03:46 PM 19/05/2023

Nằm trong Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023, chiều 19/5, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hậu Giang đã diễn ra Hội thảo Giải pháp chuyển đổi số thúc đẩy nông nghiệp bền vững và Hội thảo Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Nông nghiệp là 1 trong 4 trụ cột phát triển của tỉnh

Phát biểu chào mừng Hội thảo, bà Võ Thị Mỹ Trang - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang vui mừng cho biết, Hậu Giang sắp đón chào tuổi 20 tươi đẹp, từ khi thành lập đến nay, kinh tế - xã hội không ngừng phát triển. Riêng năm 2022, tỉnh đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi, nổi bật là hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, với 13 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 5 chỉ tiêu đạt kế hoạch; trong đó một số chỉ tiêu vượt cao như: tăng trưởng kinh tế đạt 13,94%, cao nhất từ trước đến nay, đứng thứ 4 cả nước và đứng đầu khu vực ĐBSCL, tăng 35 bậc so với năm 2021; thu ngân sách trên địa bàn đạt 6.134 tỷ đồng, vượt 35% dự toán Trung ương giao. 

Bà Võ Thị Mỹ Trang - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang phát biểu chào mừng Hội thảo Giải pháp Chuyển đổi số thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

Bà Võ Thị Mỹ Trang - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang phát biểu chào mừng Hội thảo Giải pháp Chuyển đổi số thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

GRDP bình quân đầu người đạt 65,89 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,8%. Các chỉ số cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư tăng qua từng năm; Triển khai chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số có chuyển biến tích cực. Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.

Quý I/2023, tốc độ tăng trưởng tiếp tục là điểm sáng, đạt 12,67%, đây là mức tăng trưởng cao nhất từ khi thành lập Tỉnh đến nay; trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 37,7%; Nông nghiệp là 2,11% và đến nay các chỉ tiêu đề tăng so cùng kỳ. 

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang cho rằng, xuất phát là một tỉnh nông nghiệp, với trên 70% dân số sống tại nông thôn, đất nông nghiệp chiếm trên 80% diện tích tự nhiên của tỉnh, Hậu Giang cũng luôn xác định nông nghiệp là 1 trong 4 trụ cột phát triển của tỉnh, trong đó, Chuyển đổi số ngành nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, đinh hướng đến năm 2030" đã xác định rõ: Nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang đánh giá, Công tác chuyển đổi số tỉnh đạt được một số kết quả nhất định như: Hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống hội nghị trực tuyến và các phần mềm dùng chung đang hoạt động hiệu quả. Trung tâm dữ liệu, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC), Hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng (SOC) vận hành ổn định. Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh ngày càng được sử dụng hiệu quả hơn. 

Nền tảng Ứng dụng di động Hậu Giang (Hau Giang App) được nhiều người dân sử dụng và đánh giá cao. Ngoài ra, Hậu Giang đang thực hiện việc hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các nền tảng chuyển đổi số cho doanh nghiệp và tỉnh cũng đã thành lập Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang, hiện đã có 4 doanh nghiệp bắt đầu hoạt động và đang đẩy mạnh thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mới.

Nhiều giải pháp hữu ích cho Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp

Tham luận về "Xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp dưới góc nhìn thực tiễn ở ĐBSCL", TS. Từ Minh Thiện - Chủ tịch Viện Công nghệ Tata Mandala cho rằng, giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Hậu Giang theo hướng ứng dụng công nghệ cao, an toàn và bền vững thì cần xóa bỏ rào cản về thủ tục hành chính, có cơ chế chính sách riêng cho từng nhóm đối tượng doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, hộ kinh doanh). 

Mô hình máy phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa, giúp cải thiện hiệu quả trong sản xuất Nông nghiệp giúp nông dân bảo vệ tốt sức khỏe.

Mô hình máy phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa, giúp cải thiện hiệu quả trong sản xuất Nông nghiệp giúp nông dân bảo vệ tốt sức khỏe.

Bên cạnh đó, địa phương cũng cần nâng cao vai trò của Vườn ươm doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt là hỗ trợ tín dụng (Gói "bao thanh toán", Bảo lãnh vay ngân hàng)… Song song đó, doanh nghiệp cần lựa chọn sản phẩm có giá trị cao ứng dụng công nghệ phù hợp, kết hợp ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực bảo quản sau thu hoạch và kết hợp công nghệ cao với năng lượng tái tạo, du lịch để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đặc biệt là có chế độ đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ cao.

Theo TS. Đặng Quý Nhân - Phó Trưởng phòng OCOP, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết, hiện cả nước có 9.167 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên với 4.704 chủ thể OCOP. Thông qua chương trình OCOP, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống. Hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một "đại sứ" chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền.

TS. Từ Minh Thiện - Chủ tịch Viện Công nghệ Tata Mandala tham luận về xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp dưới góc nhìn thực tiễn ở ĐBSCL.

TS. Từ Minh Thiện - Chủ tịch Viện Công nghệ Tata Mandala tham luận về xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp dưới góc nhìn thực tiễn ở ĐBSCL.

Chương trình sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế ở khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập của người dân, góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững ở các địa phương. 

TS. Đặng Quý Nhân cho biết, phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên và ít nhất có khoảng 400-500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.

Bên cạnh đó, củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Ngoài ra, các địa phương cũng ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là HTX và 30% chủ thể là các doanh nghiệp… song song, tổ chức diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng xã một sản phẩm được tổ chức ít nhất 1 lần/năm nhằm nâng cao và khẳng định thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hậu Giang xác định Nông nghiệp là 1 trong 4 trụ cột phát triển của tỉnh và là 1 trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số.

Hậu Giang xác định Nông nghiệp là 1 trong 4 trụ cột phát triển của tỉnh và là 1 trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số.

TS. Đặng Quý Nhân cho rằng, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP. Bên cạnh là xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm. 

Ngoài ra, số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về Chương trình OCOP. Đặc biệt, cần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream)…


Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.