Mở cửa du lịch: Quá thận trọng sẽ đánh mất nhiều cơ hội
Kế hoạch mở cửa ngành du lịch của Việt Nam không tham vọng như các quốc gia láng giềng, nhưng bước đầu cũng đem lại tác động không nhỏ lên nền kinh tế. Kế hoạch hồi sinh ngành du lịch Việt là chặng đường dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Agoda: Người Việt thận trọng với kế hoạch mở cửa đón du khách quốc tế
- Khu du lịch Đại Nam mở cửa, bà chủ Phương Hằng miễn phí vé vào, có khu vực tiếp đón riêng
- Từ 1/11, TP.HCM mở du lịch liên tỉnh, năm sau sẽ mở cửa du lịch quốc tế
- Mở cửa du lịch, quốc gia được ví là "thiên đường nơi hạ giới" bùng phát Covid-19 không kịp trở tay
- Nhiều nước châu Âu mở cửa du lịch dịp hè
Người Việt thận trọng với kế hoạch mở cửa đón du khách quốc tế
Hiện nay, Chính phủ đã đưa ra thông báo sẽ thí điểm đón khách quốc tế trong tháng 11 năm nay, bắt đầu là Phú Quốc và nhân rộng đến các điểm đến khác đáp ứng yêu cầu như Hạ Long, Hội An. Sau đó sẽ mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường khách quốc tế từ tháng 6/2022.
Dù vậy, có khoảng 1/10 người được hỏi nghĩ rằng phải đợi thêm 2 năm nữa du khách quốc tế mới có thể trở lại Việt Nam.
Theo khảo sát của Agoda, khoảng 27% người được hỏi tin rằng việc mở cửa hoàn toàn biên giới chỉ có thể bắt đầu từ cuối năm nay, 20% cho rằng việc mở cửa với khách quốc tế sẽ khả thi vào khoảng tháng 6/2022, trong khi 19% khác nghĩ rằng việc này sẽ có thể thực hiện được vào thời điểm Tết nguyên đán 2022.
Bên cạnh đó, có 20% người nghĩ rằng chỉ có thể đón khách quốc tế trở lại khi có ít nhất khoảng 80% người dân Việt Nam đã được tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, còn 11% nghĩ rằng phải 2 năm nữa Việt Nam mới mở cửa cho du khách quốc tế.
Xét trên phương diện về độ tuổi, nhóm người trên 55 tuổi tỏ ra thận trọng khi có 24% cho rằng thời điểm cho biên giới mở cửa với khách quốc tế là 12 - 24 tháng nữa, và 15% khác tin rằng phải hơn 24 tháng nữa.
Ngược lại, nhóm người từ 45 - 54 tuổi lại lạc quan hơn khi cho rằng chỉ trong 3 tháng (10%) hoặc từ 4 - 6 tháng (26%) thì Việt Nam đã có thể đón khách quốc tế trở lại. Nhóm người ở độ tuổi 18 - 24 nghĩ rằng thời điểm mở cửa phải tương ứng với tình trạng tiêm ngừa vắc xin - khi có 27% tin rằng chỉ nên đón du khách quốc tế khi đã đạt 80% người được tiêm ngừa đầy đủ.
Người dân Hà Nội có xu hướng thận trọng khi có 1/4 người được hỏi cho rằng nên cần thêm 7 – 11 tháng nữa để đón du khách quốc tế, trong khi người dân TP. Hồ Chí Minh chia làm hai luồng quan điểm rằng đã có thể đón khách quốc tế trong 4 – 6 tháng nữa (20%) hoặc phải cần thêm 7 – 11 tháng nữa (20%).
Khó mở du lịch đúng nghĩa
Nóng lòng đón khách trở lại, song, các doanh nghiệp cũng lo ngại mở cửa nếu không có khách, không kiến tạo được môi trường kinh doanh, khiến doanh nghiệp phải đóng cửa lần nữa thì sẽ thật sự không còn cơ hội cho sự trở lại tiếp theo.
Các công ty đón khách quốc tế lớn hầu hết đều nằm ở TP.HCM và Hà Nội. Đội ngũ doanh nghiệp này có hàng trăm, hàng ngàn đối tác nước ngoài nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ lớn để thực hiện các chuyến charter bay thẳng tới Phú Quốc, Đà Nẵng.
Trong khi đó, những công ty hiện đảm nhận việc đón khách quốc tế tới thí điểm tại Phú Quốc, Quảng Ninh hay Quảng Nam… đều là các công ty từ trước đến nay nhận nhiệm vụ chuyển tiếp, cung ứng dịch vụ tại địa phương. Họ không phải đơn vị trực tiếp nhận nguồn khách lớn từ nước ngoài nên rất khó để tiếp cận đối tác, chủ động nguồn khách.
Ông Trần Thế Dũng, Tổng Giám đốc Công ty lữ hành Fiditour nhận định với báo chí: "Nếu chỉ vài công ty làm thí điểm như vậy thì không giải được bài toán du lịch đúng nghĩa".
Quá thận trọng sẽ đánh mất nhiều cơ hội
Dù còn nhiều biến số rủi ro, chưa chắc chắn, song với việc từng bước mở cửa, du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để phục hồi.
Du lịch nằm trong nhóm ngành liên quan đến việc mở cửa để khơi thông dòng giao thương đang bị "nén", tức là sau một thời gian bị hạn chế thì bây giờ được mở cửa, lĩnh vực này sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ.
Du lịch hiện nay chỉ chờ hàng không để tái khởi động trở lại. Tất nhiên, trong việc mở cửa cũng cần đảm bảo được vấn đề về an toàn dịch, song đó phải là an toàn thực tế chứ không phải cấm đoán hành chính. Mở cửa du lịch và hàng không cần dựa trên nền tảng là tiêm vắc xin và sống chung, thích ứng với dịch bệnh.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, hiện Chính phủ đang khá thận trọng trong việc mở cửa hàng không, du lịch. Điều này sẽ hạn chế đối với việc trỗi dậy của ngành.
Việc buộc phải sống chung và hoạt động du lịch trong bối cảnh COVID có thể sẽ là xu hướng thịnh hành trong thời gian tới.
Trong khi đó, hiện nay, quy định về việc khách du lịch quốc tế phải hoàn thành chương trình du lịch tại điểm đến đầu tiên trong thời gian 7 ngày có thể sẽ gây khó cho ngành du lịch. Sẽ chẳng có khách quốc tế nào tới Việt Nam du lịch nếu phải cách ly 7 ngày. Thay vào đó, ngành du lịch có thể lùi thời gian cách ly xuống 3-4 ngày và du khách có thể dùng thời gian cách ly đó để du lịch trong chính khu du lịch khép kín.
Bên cạnh đó, các công ty lữ hành cũng cần hoạt động theo hướng có những chuyến bay bao trọn chuyến, đến những điểm du lịch đầy đủ dịch vụ, khép kín, giúp mở lại dần thị trường du lịch, từng bước, an toàn, vừa chống dịch an toàn mà vẫn phát triển kinh tế.
Mặt khác, để mở cửa du lịch an toàn, các địa phương cần phải kiên quyết tiêm vắc xin cho người làm liên quan tới du lịch, người dân địa phương tại các điểm đến.
3 đề xuất cho du lịch Việt đón "bình thường mới"
Mặc dù Việt Nam đang từng bước tiến tới mục tiêu mở cửa trở lại cho thấy dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên, nhiều tình huống khó lường thường xảy ra trong giai đoạn dịch bệnh và để hồi sinh thành công ngành du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, theo HSBC.
Yếu tố đầu tiên cần cân nhắc là những yêu cầu về nhập cảnh. Điều này đồng nghĩa không chỉ cần xem xét nới lỏng hạn chế biên giới ở phía Việt Nam mà những kiểm soát biên giới của các quốc gia khác cũng quan trọng không kém. Ví dụ, việc thiếu vắng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam cho thấy kỳ vọng tăng trưởng ngắn hạn sẽ còn hạn chế vì Trung Quốc đại lục vẫn siết chặt các biện pháp kiểm soát biên giới với yêu cầu cách ly 14 ngày tại khách sạn, cộng thêm một số ngày tự cách ly/theo dõi sức khỏe tại nhà tùy từng địa phương.
Trong khi đó, tình hình diễn biến dịch bệnh cũng vô cùng quan trọng. Mặc dù số ca nhiễm mới trong ngày của Việt Nam đã giảm đáng kể 70% so với đỉnh dịch 17.000 ca/ngày thời điểm giữa tháng 8, số ca nhiễm mới lại đang có dấu hiệu tăng trở lại. Mặc dù các ca mắc mới vẫn tập trung ở Đông Nam Bộ (như Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM), khu vực không nằm trong chương trình thí điểm du lịch, những rủi ro dai dẳng do COVID-19 có thể tạo tâm lý e ngại cho cả khách du lịch lẫn chính quyền địa phương.
Bên cạnh lây nhiễm gia tăng, tỷ lệ tiêm phòng của Việt Nam còn thấp cũng là một điều cần lưu tâm. Tỷ lệ phủ vắc-xin của Việt Nam là 22%, còn khá chậm so với các nước láng giềng trong khu vực. Thực tế, Việt Nam đã tăng tốc tiến độ tiêm phòng từ quý 3, ưu tiên các điểm đến du lịch và cụm công nghiệp. Toàn bộ các điểm đến du lịch, ngoại trừ Quảng Nam và Đà Nẵng, đều đã tiêm phòng cho ít nhất 80% người dân. Dù vậy, Việt Nam cần tính toán kỹ phương án hỗ trợ đi lại giữa các địa phương này cũng như trên cả nước trong khi vẫn phải hạn chế rủi ro tiềm tàng do virus.
Thêm nữa, Việt Nam cũng cần nỗ lực nối lại các chuyến bay quốc tế để thúc đẩy du lịch. Kể từ đầu mùa dịch, nhiều chuyến bay đã bị hủy và ngay cả khi các quy định giãn cách gần đây cũng dần được gỡ bỏ thì ngành hàng không vẫn phải mất một thời gian nữa mới lấy lại phong độ như thời trước đại dịch. Tuần trước nữa, TPHCM đã đón 32 chuyến bay từ Trung Quốc và 21 chuyến từ Hàn Quốc, cũng chỉ bằng 20% của tháng 12/2019.
Mặc dù vậy, trong cái rủi vẫn có cái may đó là Việt Nam đã nhanh chóng chấp nhận "giấy chứng nhận vắc xin" của 72 nước và phát triển đường bay mới để thu hút nguồn khách du lịch mới. Từ tháng 11, Vietnam Airlines bắt đầu khai thác đường bay thẳng thương mại thường lệ đến Mỹ, trong khi Bamboo Airways sẽ đưa vào khai thác các chuyến bay thẳng tới Anh từ tháng 1/2022. Bộ Giao thông Vận tải cũng đang lên kế hoạch mở lại các đường bay quốc tế.
Hoài ThươngCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.