Mở cửa trường học ở những nơi có dịch: Làm thế nào để an toàn?
Liên quan đến việc mở cửa trường học, hiện một số địa phương còn băn khoăn khi chưa thống nhất thực hiện biện pháp đảm bảo giãn cách trong nhà trường, xử lí ra sao khi xuất hiện F0 trong trường học,...vì dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Làm thế nào để giữ an toàn cho học đường trong dịch bệnh đang là câu hỏi lớn của cả xã hội.
- Mở cửa trường học cần được coi là giải pháp phục hồi kinh tế
- “Trường học An toàn” - mô hình nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông trước cổng trường: Đã thí điểm tại 2 trường ở Thủ Đức, sắp thực hiện tại Hà Nội
- Thanh Hóa: Quyết tâm khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong trường học
- Cử tri đề nghị khẩn trương cho học sinh trở lại trường học, Chủ tịch Hà Nội nói gì?
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 20/11, cả nước có 29 tỉnh, thành phố đang dạy học trực tiếp, 16 tỉnh, thành phố kết hợp giữa dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, 18 tỉnh, thành phố dạy trực tuyến và qua truyền hình.
“Chỉ cách ly ca nhiễm, không đóng cửa trường học”
Thực tế hiện nay, nhiều tỉnh thành sau khi cho học sinh đi học trực tiếp đã khẩn trương đóng cửa khi phát hiện học sinh, giáo viên là F0. Trong khi đó, tại một số tỉnh thành, việc dạy học trực tiếp vẫn được duy trì dù xuất hiện ca nhiễm trong trường học.
“Mặc dù một số cơ sở giáo dục vẫn xuất hiện F0, F1 nhưng việc tổ chức dạy học của Quảng Nam vẫn diễn ra bình thường”, đó là thông tin Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam Hà Thanh Quốc trao đổi tạo hội nghị với 63 tỉnh thành do Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì chiều 9.11.
Cụ thể, khi trường học có F0, F1, Quảng Nam chỉ tổ chức cách ly lớp học có ca nhiễm chứ không đóng cửa cả trường. Việc xét nghiệm, sàng lọc, vệ sinh khử khuẩn được nhanh chóng triển khai để sớm đưa hoạt động dạy học tại lớp học đó trở lại bình thường. Đối với những cơ sở giáo dục tổ chức nội trú, bán trú, hàng tuần địa phương tổ chức test nhanh cho học sinh; khu vực “điểm nóng” thì xét nghiệm 2 lần/tuần để sớm phát hiện ca nhiễm và kịp thời xử lý.
Khoanh vùng hẹp, truy vết nhanh, khử khuẩn khẩn trương, để học sinh trường có ca nhiễm chỉ học trực tuyến 2-3 rồi trở lại trực tiếp, cũng là cách mà ngành Giáo dục tỉnh Khánh Hòa đang triển khai. Song song với đó là linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học khi chia đôi lớp và luân phiên mỗi nửa học trực tuyến, trực tiếp vào buổi sáng, chiều.
Từng là địa phương ghi nhận gần 300 ca COVID-19 lây nhiễm trong trường học hồi đầu tháng 11, hiện Phú Thọ đã kiểm soát tốt dịch và hầu như học sinh toàn tỉnh đã được đến trường. Ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ cho biết, để đảm bảo an toàn và hạn chế lây nhiễm trong học đường, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, cơ sở y tế và Đoàn thanh niên.
Khi một điểm trường học phát hiện F0, Sở GD&ĐT cho tạm dừng việc học và khẩn trương phối hợp với cơ quan y tế thực hiện test nhanh toàn bộ học sinh, giáo viên. Sau đó, sẽ cho học sinh, giáo viên về nhà tự cách ly trong sự giám sát của Đoàn thanh niên và lực lượng chức năng cơ sở. Trong thời gian cách ly tại nhà, trung bình 3 ngày sẽ cử cán bộ y tế đến lấy mẫu test. Sau 7 - 14 ngày đảm bảo an toàn mới mở cửa trường học trở lại.
"UBND tỉnh và Sở GD&ĐT chủ trương, dịch xảy ra ở trường nào thì khoanh vùng ở trường đó, khoanh vùng theo diện hẹp, kiểm soát chặt chẽ. Tuyệt đối không cứng nhắc, không khoanh vùng toàn bộ trường học trong xã hoặc huyện gây gián đoạn việc học", Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ nói.
Giáo viên, học sinh tiêm vaccine
Trao đổi với các cơ quan báo chí, bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, hiện 97% giáo viên và học sinh bậc THPT trên địa bàn được tiêm mũi 1, chuẩn bị tiêm mũi 2 vaccine COVID-19. Đây là điều kiện tốt để mở cửa trường học.
Để đảm bảo an toàn, không ca lây nhiễm trong học đường, thành phố từng bước mở cửa trường, trước tiên là học sinh khối lớp 12 đi học lại vào ngày 22/11, đến ngày 29/11 tiếp tục cho học sinh khối lớp 10 và 11 đến trường. Việc đi học lại chỉ triển khai trên các địa phương cấp độ 1, 2. Nhờ vậy, mức độ an toàn và nguy cơ lây nhiễm có thể kiểm soát tốt hơn.
Đối với vùng cấp độ 3, thành phố chưa vội mở cửa trường học. Thành phố nhanh chóng triển khai tiêm phủ vaccine cho học sinh các khối lớp 8, 9 để mở cửa trường học trong tháng 12 tới. “Dự kiến sau khi học sinh tiêm mũi 1 được 14 ngày, Sở sẽ đề xuất với thành phố các khối lớp này đến trường. Riêng với các khối lớp còn lại, nếu tình hình dịch bệnh ổn định, Sở GD&ĐT sẽ có kế hoạch cụ thể”, bà Thuận cho biết.
Từ kinh nghiệm cho học sinh lớp 9 ở huyện Ba Vì đi học trực tiếp an toàn, không có ca mắc trong trường từ ngày 8/11, mới đây Hà Nội cho toàn bộ học sinh lớp 9 của 17 huyện, thị xã bắt đầu đến trường.
Đại diện Sở GD&ĐT thành phố cho biết, khi mở cửa trở lại, các trường bắt buộc phải đạt yêu cầu an toàn theo bộ tiêu chí tại hướng dẫn liên ngành của Sở GD&ĐT cùng Sở Y tế Hà Nội, đồng thời lên phương án đảm bảo giãn cách, giảm sĩ số học sinh trên một buổi dạy. Những giáo viên chưa tiêm đủ hai mũi vaccine COVID-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp.
Trong quá trình dạy trực tiếp, nếu xảy ra trường hợp liên quan dịch tễ các ca nhiễm, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện, thị xã tự quyết định dừng việc học trực tiếp để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên.
Ngày 2/11, Bộ Y tế cùng với Bộ GD&ĐT ban hành sổ tay "Hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại trường học". Hướng dẫn này tài liệu đưa ra trách nhiệm, hưỡng dẫn và biện pháp phòng chống dịch an toàn trong trường học. Sổ tay được xác định là một trong những công cụ giúp làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 trong môi trường học đường cho trẻ.
HM (t/h)Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.