Mở rộng thị phần đồ gỗ Việt tại Canada
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada trong tháng 2/2023 đạt 10,6 triệu USD, giảm 24% so với tháng 2/2022. Tính chung, 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada ước đạt 21,6 triệu USD, giảm 46,8% so với cùng kỳ năm 2022.
- Ngành gỗ 4 tháng đầu năm tăng trưởng khả quan
- Các doanh nghiệp gỗ Việt vẽ lại chuỗi cung ứng nguyên liệu: Mua chung lấy giá tốt, nhập gỗ tròn thay vì gỗ xẻ, đa dạng nguồn gỗ nội địa…
- Bạn là doanh nghiệp lớn ư? Nhập gia tùy tục, vào Hội An mở cửa hàng vẫn phải giữ tường vàng, ngói đỏ, cửa gỗ nâu và đèn lồng sắc màu thật chuẩn mực nhé!
Tháng 1/2023, đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu tới thị trường Canada giảm mạnh, đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường Canada.
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ tư cho Canada, tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 15,3% tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2022, đạt 411,9 triệu USD, giảm 1,1% so với năm 2021. Do đó, theo các chuyên gia, còn nhiều dư địa cho gỗ và sản phẩm gỗ Việt tiếp cận thị trường Canada.
Một điểm mạnh khác là Chính phủ Canada tiếp tục theo đuổi chính sách đa dạng hóa thị trường và coi Việt Nam là một đối tác quan trọng của châu Á, tạo cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này. Triển vọng xuất khẩu đồ gỗ và đồ trang trí nội thất của Việt Nam sang Canada vẫn tươi sáng do nhu cầu tiêu dùng mạnh ở Canada và ảnh hưởng tốt của Hiệp định Đối tác Toàn cầu và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo marketinginsightsreports.com, ngành công nghiệp đồ nội thất gia đình của Canada dự kiến sẽ tăng với tốc độ 6% hàng năm đến năm 2025. Sự gia tăng trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở, đang thúc đẩy sự mở rộng của ngành công nghiệp nội thất gia đình của Canada ở nhiều vùng của đất nước, với phần lớn doanh số bán đồ nội thất được thúc đẩy bởi khách hàng muốn chuyển đến một ngôi nhà mới.
Hiện, các sản phẩm gỗ của Việt Nam mới chiếm 4% thị phần ở Canada. Để mở rộng thị trường, nhiều chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp cần tìm kiếm cơ hội để xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, chủ động đưa ra mẫu mã mang "giá trị Việt" thay vì thụ động đợi mẫu mã thiết kế sẵn. Cùng với đó, phải tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, quan tâm đến nhân công bởi chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng giá nhân công ngày càng cao. Đặc biệt là tăng cường năng lực tiếp thị, tận dụng tiện ích 4.0 mang lại.
Ngoài ra, Thương vụ Việt Nam tại Canada lưu ý, doanh nghiệp phải nắm được xu hướng và thị yếu của thị trường Canada. Đồ nội thất xuất khẩu phải an toàn cho người tiêu dùng, không có hóa chất theo quy định; phải có đầy đủ nhãn mác có tên bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Riêng với các sản phẩm bọc nệm sẽ phải thử nghiệm theo tiêu chuẩn của hội đồng tiêu chuẩn Canada...
An Mai (t/h)Khi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.