"Mỏ vàng biển" hàng trăm triệu tấn: Trung Quốc sắp vớ bẫm vì bỏ xa hàng loạt đối thủ sừng sỏ
Giai đoạn đầu, với thế mạnh về công nghệ cũng như vị trí địa lý nên Nhật Bản và Liên Xô đã trở thành những nước đi đầu trong đánh bắt nhuyễn thể Nam Cực. Tuy nhiên thực tế, Nhật Bản chỉ khai thác được 7% lượng nhuyễn thể, còn lại là Liên Xô với 93%.
Sau đó, hoạt động đánh bắt vào năm 1983 đã khơi mào phát triển và lập kỷ lục về số lượng nhuyễn thể đánh bắt được lên tới 538.000 tấn. Nhưng sau này do Liên Xô tan rã, Nhật Bản vươn lên trở thành nước đánh bắt lớn nhất.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn có nhiều nước tham gia và Na Uy vươn lên là nước đánh bắt nhuyễn thể nhiều nhất.

Nhuyễn thể Nam Cực. Ảnh minh họa
Bước vào thế kỷ 21, Nhật Bản không còn giữ được vị thế cao trong đánh bắt nhuyễn thể, còn Hàn Quốc và Trung Quốc cũng dần vươn lên trong hoạt động này, tuy nhiên nước đứng đầu vẫn là Na Uy với sản lượng đánh bắt hàng năm từ 100.000 đến 200.000 tấn.
Khởi đầu Trung Quốc chỉ có một tàu đánh bắt nhuyễn thể, đóng vai trò rất nhỏ trong hoạt động đánh bắt này, nhưng đến năm 2015 Trung Quốc đã bổ sung thêm 4 tàu tham gia.
Ngày 14/5/2020, tàu Shen Lan do Trung Quốc tự phát triển cũng đã tham gia đội đánh bắt nhuyễn thể Nam Cực, giúp nâng cấp đáng kể số lượng đánh bắt nhuyễn thể của Trung Quốc. Con tàu Shen Lan có tổng chiều dài 114.88 m, rộng 21.60 m và sâu 12.5 m, có thể chở 99 thuyền viên, tổng trọng tải lên tới 7.800 tấn.
Giới quan sát có nhận định, trong bối cảnh từ năm 2018 có 5 công ty đánh bắt nhuyễn thể Nam Cực lớn nhất thế giới đã ký vào lệnh cấm đánh bắt trong các khu vực nhạy cảm ở Nam Cực, Trung Quốc có thể trở thành nước hưởng lợi lớn nhất trong hoạt động khai thác “mỏ vàng biển” có trữ lượng khổng lồ này.
Tuy nhiên, cũng có cảnh báo rằng vì châu Nam Cực là “vùng đất vô chủ” nên nước nào cũng có quyền khai phá, nhưng phải có biện pháp tận dụng hợp lý và hiệu quả trong điều kiện thực hiện tốt bảo vệ môi trường sinh thái vì chính sinh tồn của loài người.
Nhuyễn thể Nam Cực chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao: Lượng chất béo thấp, khoáng chất và 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể người, là sinh vật có hàm lượng protein cao nhất.
Đồng thời, nhuyễn thể còn là nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như y học, thực phẩm, hóa chất, do đó nguồn tài nguyên nhuyễn thể được xem là có giá trị rất lớn được xem như là "kho tài nguyên protein cuối cùng của nhân loại", hay "kho protein lớn nhất trên Trái đất". Do giá trị như vậy, hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên biển vô tận được ví là "mỏ vàng biển" này.

Lợi thế khiến nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam thay vì các đối thủ cạnh tranh là gì?
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn thu hút được một lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2020.