Mối quan hệ giữa lạm phát và tiền mã hóa trong bối cảnh hiện nay

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 03/11/2022

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/11/2022, VN-Index giảm 10,56 điểm (1,02%) còn 1.023,19 điểm, HNX-Index giảm 0,7 điểm (0,33%) xuống 211,66 điểm, UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (0,62%) về 76,01 điểm.

Toàn sàn có 30 mã tăng trần, 303 mã tăng giá, 875 mã đứng giá, 377 mã giảm giá, 29 mã giảm sàn.

Chờ gì từ cuộc họp Fed lần này?

Gần đây, nhiều chuyên gia dự đoán tỷ lệ lạm phát sẽ tăng đáng kể, khi chính phủ các nước trên toàn thế giới buộc phải bơm hàng nghìn tỷ đô la để giúp kích thích nền kinh tế trì trệ do đại dịch vi-rút corona gây ra. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát vẫn ổn định, dao động quanh mức 1,5% bất chấp việc in tiền do đại dịch gây ra. Nhưng giờ đây, khi các nền kinh tế đang mở cửa trở lại và mức chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên, các chính phủ phải đối mặt với một thách thức khó khăn phía trước.

Bên cạnh đó, thông tin từ Fed được kỳ vọng sẽ nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lên 3.75% - 4% trong tuần này. Đây sẽ là lần thứ 4 liên tiếp Fed nâng lãi suất 75 điểm cơ bản trong năm 2022, với mục tiêu ghìm cương lạm phát. Tuy nhiên, điều khiến nhà đầu tư mong chờ hơn là nhịp độ nâng lãi suất sẽ ra sao sau cuộc họp lần này.

Một số quan chức gần đây phát tín hiệu muốn nâng lãi suất chậm lại và có khả năng ngừng nâng lãi suất vào đầu năm tới để đánh giá tác động từ các đợt nâng lãi suất.

Trong khi đó, một số chuyên gia trong khu vực tư nhân lo sợ Fed tăng lãi suất quá tay và gây giảm tốc kinh tế mạnh đến mức không cần thiết. "Họ buộc phải nghĩ về nhịp độ nâng lãi suất tại cuộc họp lần này. Fed cố hạ nhiệt nền kinh tế, nhưng không muốn làm đóng băng mọi thứ"

Lạm phát là tốt hay xấu đối với một nền kinh tế?

Lạm phát là sự tăng giá chung của các loại hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, đi kèm đó là sự mất giá của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các quốc gia khác thì lạm phát làm giảm giá trị tiền tệ của nước này so với tiền tệ của nước khác.

Trong một số trường hợp, lạm phát không phải là điều khủng khiếp mà thực tế có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế và tạo ra việc làm mới trong thời gian kinh tế suy thoái. Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát thấp sẽ kích thích chi tiêu, đầu tư và vay nợ—tất cả yếu tố cần thiết góp phần vào tăng trưởng kinh tế lành mạnh. Trái lại, khi tình trạng lạm phát vượt ngoài tầm kiểm soát sẽ dẫn đến siêu lạm phát, làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng một cách nhanh chóng trong khi mức lương vẫn giữ nguyên, sức mua tiền tệ giảm và chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ.

Tỷ lệ lạm phát cao làm xói mòn giá trị của số tiền tiết kiệm được, trong khi tỷ lệ lạm phát thấp làm trì trệ nền kinh tế nói chung.

Tiền mã hóa và vai trò trong thời kỳ lạm phát

Lạm phát là khái niệm kinh tế phức tạp có thể tốt hoặc xấu, nhưng người ta thường cho rằng lạm phát là thảm họa khi tỷ lệ lạm phát trở nên quá cao và vượt ngoài tầm kiểm soát. Mặc dù tỷ lệ lạm phát vẫn ổn định trong năm ngoái do đại dịch Vi-rút corona kìm hãm các doanh nghiệp, nhưng dự kiến sẽ tăng trong tương lai gần khi mức chi tiêu tăng và nền kinh tế mở cửa.

Do lạm phát là mối đe dọa thường xuyên đối với giá trị được lưu trữ bằng tiền pháp định, nên mọi người thường tự bảo vệ bằng cách đầu tư vào các tài sản giúp duy trì giá trị theo thời gian. Trong lịch sử, vàng được sử dụng như một công cụ phòng vệ chống lạm phát, nhưng hiện giờ tiền mã hóa đã trở thành công cụ thay thế phổ biến hơn trong những năm gần đây.

Phòng vệ chống lạm phát

Tiền mã hóa về cơ bản là tài sản giảm phát, đó là lý do tại sao công dân của các quốc gia có đồng tiền pháp định không ổn định đang ngày càng sử dụng Bitcoin làm nơi lưu trữ giá trị để chống lại tình trạng siêu lạm phát, cũng như chi phí hàng hóa và dịch vụ hàng ngày tăng cao. Không giống như tiền pháp định, tiền mã hóa không thể bị thao túng ở mức độ tương tự bằng việc thay đổi lãi suất và tăng cường in tiền. Điều quan trọng nhất là nguồn cung của Bitcoin sẽ không bao giờ vượt quá mức, khiến đồng tiền này trở thành nơi lưu trữ giá trị hấp dẫn có khả năng chống lạm phát. Mặc dù Bitcoin đã trở nên phổ biến trong năm qua, nhưng bản chất biến động của thị trường tiền mã hóa vẫn tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi.

Sự biến động đáng ngờ của thị trường tiền mã hóa

Các nhà phê bình cho rằng lý do chính khiến lượng tiền của tổ chức tăng trên thị trường tiền mã hóa là do sự tăng giá chung của tiền mã hóa theo thời gian. Ví dụ: mặc dù bị sụt giảm mạnh từ mức cao kỷ lục gần đây xuống khoảng 30.000 USD vào tháng 7, Bitcoin vẫn tăng 2% trong năm. Vào tháng 8, mức tăng hàng năm đã lên tới 300%.

Tuy nhiên, sau khi giá Bitcoin giảm mạnh 45% vào tháng 5, nhiều nhà đầu tư đã quay trở lại với vàng, coi tiền mã hoá là một ngành chưa trưởng thành, chưa chứng minh được là loại tài sản ổn định cũng như là nơi lưu trữ giá trị an toàn. Bất kỳ tài sản nào được sử dụng làm nơi lưu trữ giá trị và công cụ phòng vệ chống lạm phát đều yêu cầu độ ổn định và độ tin cậy cao. Mặc dù không còn hỗ trợ đồng nội tệ, nhưng vàng đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực này xuyên suốt lịch sử. Trong khi đó, tiền mã hóa có quá nhiều biến động ngắn hạn, nên không mang lại cho nhà đầu tư niềm tin tương tự như đối với vàng.

Do đó, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào vàng, bất động sản và các tài sản khác để chống lại tình trạng lạm phát trong tương lai.

Nên đầu tư gì khi lạm phát tăng cao?

Việc chuẩn bị trước các kế hoạch đa dạng hóa danh mục đầu tư khi lạm phát tăng cao sẽ giúp các bạn chủ động ứng phó kịp thời với các diễn biến bất thường của nền kinh tế.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho biết, các loại tài sản như kim loại quý (chẳng hạn như vàng), bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, chứng chỉ quỹ, gửi tiết kiệm ngân hàng… có thể bảo vệ tài sản trong lạm phát. Trong đó cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn.

1. Gửi tiết kiệm ngân hàng

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một cách tối ưu giúp bảo vệ tài sản khi lạm phát. Đặc biệt, nó còn sinh lời vô cùng hiệu quả và ổn định. Tuy lãi suất tiền gửi khá thấp so với lãi chứng khoán, trái phiếu,… nhưng an toàn và ít rủi ro. Tiền gửi tiết kiệm tạo nên một danh mục đầu tư phong phú, đa dạng, phù hợp với những người không yêu thích sự mạo hiểm.

Tuy nhiên, để tối ưu việc sinh lời của đồng tiền, nhà đầu tư nên lựa chọn các ngân hàng vừa uy tín vừa có mức lãi suất cao.

2. Cổ phiếu

Cổ phiếu là cách gia tăng lợi nhuận vô cùng hiệu quả trong thời gian ngắn, đặc biệt là khi đầu tư vào các công ty lớn. Đầu tư cổ phiếu không những giúp bạn sinh lời nhanh mà còn giúp doanh nghiệp có thêm động lực để duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất trong thời điểm lạm phát. Tuy vậy, rủi ro của cổ phiếu khá cao và biến động thường xuyên nên đòi hỏi bạn cần có kiến thức, kinh nghiệm và am hiểu thị trường để có thể đầu tư an toàn, hiệu quả.

Vì thế, khi đầu tư cổ phiếu, bạn hãy cân nhắc để tìm hướng đi và doanh nghiệp phù hợp cho việc rót vốn. Những công ty kinh doanh tốt, có khả năng tăng giá trong thời kỳ lạm phát sẽ giúp tài sản của bạn tăng nhanh hơn.

Chia sẻ thêm về tiềm năng dài hạn của nền kinh tế, cùng góc nhìn đầu tư với vai trò là nhà đầu tư nước ngoài, ông Kakazu Shogo chia sẻ:

"Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những điểm trú ẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân trong bối kinh nền kinh tế toàn cầu đang lam phát. Khi nền kinh tế tiếp tục duy trì ổn định lại như vậy, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam thu hút đầu tư".

Thêm vào đó ông Kakazu Shogo luôn nhấn mạnh yếu tố cơ bản của doanh nghiệp trong TTCK là sự minh bạch về thông tin tới công chúng. "Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu.

Nhà đầu tư vẫn nên duy trì sự thận trọng cao do rủi ro thị trường vẫn đang ở mức cao và dòng tiền trên thị trường vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc đáng kể. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi ở mức giá cao, hạn chế sử dụng đòn bẩy và duy trì tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải. Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng những phiên tăng điểm để hạ dần tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu đầu cơ, có hệ số beta cao (hệ số đo lường biến động của cổ phiếu so với thị trường)."

Về bối cảnh thị trường hiện này, trong dài hạn, khi TTCK cũng như thị trường tiền mã hóa quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT trên sàn HNX sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn.

photo-1667400656121

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 2/11/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam

Năm 2024 ghi dấu ấn là năm bứt phá của ngành nông nghiệp Việt Nam cả về sản xuất và xuất khẩu. Giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, trong khi kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản ước đạt trên 62 tỷ USD, tăng trên 18% so năm 2023.