Mối quan hệ giữa vàng và USD khi tham gia đầu tư
Giá cả trên thị trường thường bị tác động bởi nhiều yếu tố. Điều này tạo ra mối quan hệ và sự ràng buộc lẫn nhau giữa các chủ thể. Trong đó, giá vàng và USD tạo nên mối quan hệ khăng khít khó tách rời. Chúng mô phỏng rõ nhất bức tranh tổng thể về nền kinh tế vĩ mô.
Vậy mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa hai loại tài sản này là gì? Liệu khi đồng USD tăng giá sẽ tác động thế nào đến thị trường vàng?
Mối quan hệ giữa vàng và USD
Vàng là một kim loại quý hiếm đã có từ rất lâu đời. Từ xa xưa, con người chúng ta đã biết dùng vàng để trao đổi hàng hoá. Khi đó, vàng được xem là một đơn vị tiền tệ chung.
Trong khi đó, đồng USD hay còn gọi là đô la Mỹ. Đây là đơn vị tiền tệ chính thức của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Một số quốc gia trên thế giới hiện nay cũng sử dụng USD làm đơn vị tiền tệ chính thức của mình. Ngày nay, nhiều nhà đầu tư lựa chọn USD để đầu tư kiếm lời thông qua chênh lệch tỷ giá.
Vàng và USD là hai yếu tố quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô trên toàn thế giới. Và mối quan hệ giữa chúng thường được mang ra thảo luận. Bởi mối quan hệ này cực kỳ mật thiết, ảnh hưởng lớn đến xu hướng đầu tư của thị trường.
Từ những nghiên cứu và thực tế, chúng ta có thể khẳng định mối quan hệ giữa giá vàng và USD là tỷ lệ nghịch. Nghĩa là khi giá vàng tăng, đồng USD sẽ giảm và ngược lại. Nếu giá vàng bắt đầu giảm thì giá trị đồng USD sẽ tăng lên.
Mối quan hệ này xuất phát từ việc vàng được xem là công cụ hữu hiệu để ngừa lạm phát. Trong khi đó giá trị của đồng USD được neo theo tỷ giá đô la. Khi giá trị của đồng USD giảm, chúng ta mất nhiều đô la hơn để mua vàng. Trong khi giá trị của USD tăng, chúng ta sẽ phải mất ít đô la hơn.
Như vậy có thể thấy, giá trị đồng USD chịu ảnh hưởng lớn bởi chính sách tiền tệ cũng như cung cầu của chính phủ. Nhưng giá trị của vàng gần như độc lập với các chính sách này.
Mặc dù bất cứ đồng tiền nào cũng phản ánh quan hệ tỷ lệ nghịch với giá vàng. Tuy nhiên, người ta thường nhắc đến giá vàng và USD để so sánh mối tương quan này, bởi đồng USD luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dự trữ ngoại hối của các Ngân hàng Trung ương.
Bản chất mối quan hệ giữa giá vàng và đồng USD là gì?
Những biến động từ đồng USD có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Cụ thể:
Khi lãi suất của đồng USD tăng giá, nhà đầu tư có xu hướng bỏ tiền vào đồng đô la. Như vậy, thay vì mua vàng, người ta sẽ bỏ tiền đầu tư đô la. Lúc này lượng cầu USD sẽ tăng, kéo theo giá USD tăng. Ngày càng có ít người mua vàng thì giá vàng sẽ bị giảm xuống theo thời gian.
Ngược lại, mỗi khi tình hình kinh tế thế giới biến động, nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm đến kênh đầu tư an toàn. Và rõ ràng, vàng là nơi đầu tư trú ẩn an toàn nhất cho người dân. Khi lượng cầu lớn, giá vàng bị đẩy lên cao là điều tất nhiên. Cùng với đó, việc nhà đầu tư tập trung vào vàng sẽ dẫn giảm lượng đầu tư vào USD. Dẫn đến tình trạng đồng USD giảm giá. Việc cung cầu ảnh hưởng đến giá là hoàn toàn tự nhiên, không ai tác động được.
Ví dụ ảnh hưởng qua lại giữa giá vàng và USD
Đại dịch Covid 19 khiến nền kinh tế thế giới đã chịu những ảnh hưởng nặng nề. Thương mại bị đình trệ, du lịch và đi lại phải đóng cửa, dẫn đến nhu cầu USD giảm. Cùng với đó, việc giảm lãi suất USD của FED đã khiến nhiều nhà đầu tư bỏ đô la Mỹ, thay vào đó là tập trung cho những thị trường an toàn hơn toàn, cụ thể là vàng. Giới đầu tư nhận định, vàng là hầm trú ẩn an toàn nhất với cơ hội tăng giá cao. Điều này vô hình chung đã khiến giá vàng liên tục tăng cao trong thời gian dài.
Giá vàng có phản ánh được thị trường chứng khoán không?
Giá vàng sẽ phản ánh phần nào tình hình thị trường chứng khoán hiện tại. Đầu tư vào vàng, chính là việc đưa dòng tiền vào một kênh trú ẩn an toàn nhất. Chính vì vậy, mức sinh lời của nó không quá hấp dẫn nhà đầu tư. Thế thì tại sao người ta lại có xu hướng bỏ tiền ra thu gom vàng? Bởi vì những biến động tiêu cực khó đoán trên thị trường chứng khoán.
Khi tham gia giao dịch mua bán trái phiếu, cổ phiếu,… tâm lý nhà đầu tư là đặt sự kỳ vọng tăng trưởng của những chứng khoán này trong tương lai. Nếu thị trường xuất hiện những yếu tố có nguy cơ tác động, làm giảm mức kỳ vọng của nhà đầu tư xuống thấp thì họ sẽ rút vốn, bán tháo để lấy tiền cho kênh khác tốt hơn.
Giá vàng tăng quá nhanh tức là lượng cổ phiếu bán ra hiện tại rất lớn, cung nhiều hơn cầu làm suy giảm các chỉ số chứng khoán, gây chao đảo thị trường, bảng giá nhuộm một màu đỏ rực và VN Index có nguy cơ chạm đáy
Quay trở lại với TTCK, kết thúc phiên giao dịch ngày 5/6, VN-Index tăng 6,98 điểm (0,64%), đạt 1097,82 điểm; HNX-Index tăng 0,53 điểm (0,24%), đạt 226,56 điểm. Upcom tăng 0,14 điểm (0,17%) lên 84,11 điểm.
VN-Index kết phiên với khối lượng giao dịch đạt 948 triệu đơn vị, tương đương giá trị 17,5 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt 112 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1,7 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE với giá trị 113 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 15 tỷ đồng.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 5/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 4,100 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Sáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.