Moody’s xếp hạng tín nhiệm Ba3, thay đổi triển vọng của Việt Nam thành 'tích cực'
Moody's cho hay, việc hạ xếp hạng của Việt Nam sẽ khó xảy ra trong tương lai gần. Hiện sức mạnh kinh tế của Việt Nam ngày càng tăng, chủ yếu thúc đẩy bởi khả năng tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hưởng lợi từ việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mới đây, Moody's Investors Service (Moody’s) đã công bố về việc xếp hạng cho khả năng thanh toán nợ dài hạn và nợ "được ưu tiên trả trước" không có tài sản bảo đảm (long-term issuer and senior unsecured ratings) được phát hành bởi Chính phủ Việt Nam lên Ba3, thay đổi triển vọng từ "tiêu cực" thành "tích cực".
Hồi tháng 12/2019, Moody's đã thay xếp hạng triển vọng của Việt Nam xuống mức tiêu cực. Sau đó, Moody's thông tin rằng rủi ro đã giảm bớt, đồng thời tiếp tục đánh giá các thông lệ và hệ thống mà Chính phủ đã hoặc đang thiết lập.
Bên cạnh đó, Moody's nhấn mạnh rằng việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 đã giúp Việt Nam nhanh chóng khôi phục các hoạt động kinh tế trong nước cũng như thương mại xuyên quốc gia, hỗ trợ thu thuế. Trong dài hạn, Chính phủ đặt mục tiêu cải thiện việc thu thuế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp số, doanh nghiệp khu vực phi chính thức.
Ngoài ra, vị thế Việt Nam cũng đang tăng mạnh nhờ khả năng hội nhập quốc tế vào chuỗi cung ứng châu Á, cũng như nhu cầu về đồ điện tử, điện thoại thông minh, đồ nội thất và các mặt hàng sản xuất khác đang tăng nhanh.
Tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam đã tăng mạnh kể từ năm 2010, đặc biệt được thúc đẩy bởi các hiệp định thương mại lớn như RCEP, CPTPP, EVFTA... Trong bối cảnh các doanh nghiệp đặt mục tiêu đa dạng hóa địa điểm sản xuất tại châu Á, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút vốn FDI nhờ chi phí lao động cạnh tranh, ổn định chính trị và các ưu đãi có lợi cho thương mại và đầu tư.
Theo Moody's, điều này sẽ củng cố vị thế cạnh tranh của Việt Nam với các sản phẩm như giày dép, hàng may mặc so với các nhà sản xuất lớn khác, đồng thời trở thành trung tâm của chuỗi cung ứng công nghệ khu vực với điện thoại thông minh, chất bán dẫn và các sản phẩm điện tử. Hội nhập thương mại cũng sẽ thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần của Việt Nam.
Cuối cùng, báo cáo kết luận, các tín hiệu trên cho thấy sức mạnh kinh tế của Việt Nam ngày càng tăng, điển hình là khả năng tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hưởng lợi từ việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhìn chung, Moody's cho rằng việc hạ xếp hạng của Việt Nam sẽ khó xảy ra trong tương lai gần.
Anh VũCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.