Một doanh nghiệp cung cấp phụ tùng cho Honda, Yamaha lãi hàng chục tỷ mỗi năm
Năm 2021, FUTU1 đặt kế hoạch doanh thu đạt 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế kỳ vọng ở mức 35 tỷ đồng.
CTCP Phụ tùng máy số 1 (FUTU1, MCK: FT1) tiền thân là Nhà máy phụ tùng ô tô số 1 đóng tại Chương Mỹ, chính thức đi vào hoạt động theo mô hình CTCP vào năm 2008. Tháng 9/2017, Futu 1 niêm yết trên sàn Upcom với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 21.700 đồng/cổ phiếu.
Hiện tại công ty mẹ của FT1 là Tổng công ty Máy động lực và Lắp nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM) với 55% vốn sở hữu tại FUTU1.
Công ty chủ yếu cung ứng linh kiện, phụ tùng, động cơ cho nhiều công ty như Honda, Yamaha, Atsumitec, SUMUMOTO, VMEP, PIAGGIO,… cùng với doanh nghiệp nội địa và xuất khẩu.
Lãi năm 2020 đạt gần 46 tỷ, vượt 83% kế hoạch năm.
Tính đến 31/12/2020, công ty có 1.144 công nhân viên. Trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, mức thu nhập bình quân theo tháng tại FUTU1 lại vượt kế hoạch đề ra (10 triệu đồng/người), đạt mức 11,5 triệu đồng/ người.
Công ty Honda Việt Nam là khách hàng lớn nhất của Futu 1 và với việc Honda chiếm khoảng 80% thị phần tiêu ảnh hưởng tích cực đến doanh số bán hàng của FUTU1. Mức giảm về tiêu thụ xe máy ở Việt Nam năm 2020 cũng chỉ khoảng 18%, gây tác động chưa lớn đối với FUTU1.
Phụ tùng xe máy lượng tiêu thụ đạt trên 30 triệu cái, sản phẩm cơ khí khác đạt hơn 1 triệu cái.
Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng lớn khi các thị trường quan trọng như Italia, Philippines, Thái Lan đều giảm sản lượng. Giá trị xuất khẩu năm 2020 của FUTU1 đạt khoảng 80% so với năm 2019.
Tổng giá trị tài sản cuối năm 2020 so với đầu năm là giảm bởi tài sản cố định và hàng tồn kho. Điều này cho thấy công ty đã quản lý tốt trong sản xuất, từ đó giúp giảm số lượng hàng tồn kho.
Kết thúc năm 2020, tổng doanh thu đạt 750,68 tỷ đồng, giảm mạnh 17% so với năm trước. Tuy nhiên, chi phí giá vốn đạt hơn 633 tỷ đồng tương đương mức giảm 18,3% so với năm 2019, chủ yếu giảm ở giai đoạn quý 2,3. Bên cạnh đó, chi phí tài chính giảm mạnh, so với năm 2019 giảm 86,9% xuống chỉ còn 348 triệu đồng, phần lớn đến từ việc cắt giảm chi phí lãi vay. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng giảm lần lượt là 8,5% và 17,2%.
Nhờ những nỗ lực này, lợi nhuận trước thuế của FUTU1 đã tăng hơn 1 tỷ đồng, sau khi trừ đi các chi phí thuế thì lãi ghi nhận đạt 45,9 tỷ đồng, vượt 83,6% kế hoạch đề ra.
Những năm trước của FT1 có kết quả kinh doanh với doanh thu của FT1 liên tục tăng trưởng dương tuy nhiên lợi nhuận lại tăng ít thậm chí là giảm; điều này chủ yếu đến từ các loại chi phí giá vốn cũng như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp khá cao. Công tác cắt giảm chi phí được thực hiện rất tốt đã giúp cải thiện tình trạng này.
Mức chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2020 khá cao, dự kiến là 35%.
Kế hoạch 2021 thận trọng, tăng cường đầu tư.
Theo đó, xu hướng thị trường tiêu thụ xe ga tiếp tục tăng, xe số tiếp tục giảm do vậy nhóm linh kiện Đĩa xích và Cam thùng bị giảm sản lượng.
Mặc dù kết quả kinh doanh đầy ấn tượng cùng các tín hiệu tích cực của thị trường, sang năm 2021, FUTU1 đặt kế hoạch khá thận trọng với doanh thu đạt 800 tỷ đồng tương đương mức tăng 6,5%; lợi nhuận sau thuế kỳ vọng ở mức 35 tỷ đồng, đạt 76,2% so với thực hiện của năm 2020. Mức cổ tức chi trả dự kiến năm 2021 đạt trên 20%.
Đáng chú ý, FUTU1 lên kế hoạch giá trị đầu tư trước thuế đạt 45,76 tỷ đồng, so với mức 4,4 tỷ đồng của năm 2020 thì tăng trưởng 10,4 lần.
Công ty tiếp tục tìm hiểu các nguồn vốn có chi phí thấp, nguồn cung nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, giá cạnh tranh
FUTU lên mục tiêu cải tiến công nghệ trong năm 2021, tập trung vào nhóm các chi tiết có tỷ lệ hỏng cao, chi phí cao, năng suất thấp, đặc biệt là nhóm sản phẩm đúc và rèn dập. Song song với đó, FUTU1 lên kế hoạch tìm đối sách để giảm tỷ lệ sai hỏng; hạn chế tối đa hàng NG lọt tới khách hàng; phấn đấu đạt mục tiêu PPM của các khách hàng.
Quý 1/2021, cổ phiếu FT1 biến động khá tích cực, hiện đang trong vùng giá lịch sử. Chốt phiên 20/4, giá đóng cửa FT1 đạt 49.500 đồng/cổ phiếu, so với đầu năm 2021, cổ phiếu đã tăng trưởng 62,3%.
Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.