Một ngôi làng truyền thống được định giá 70 triệu đô la Singapore nhưng chủ nhân nhất quyết không bán: Lý do khiến ai cũng ngạc nhiên
Là ngôi nhà cổ truyền thống duy nhất còn tồn tại ở Singapore, ngôi nhà của bà Sng được rất nhiều người hỏi mua với mức giá có thể lên đến hàng trăm triệu đô la Singapore nhưng chủ nhân nhất quyết không bán.
Sng Mui Hong lớn lên tại một ngôi làng có tên Lorong Buangkok ở đông bắc Singapore.
Cha bà đã mua mảnh đất để xây ngôi làng này vào cuối những năm 1950. Vào những năm 1960, ngôi làng có nhiều cây cối tươi tốt bao quanh, cùng với những ngôi làng tương tự kế bên. Hàng xóm ở trong các ngôi làng giúp đỡ lẫn nhau, trẻ em đi học chơi với nhau, và người dân trồng cây ở các mảnh vườn sau nhà. Mọi người mà Sng biết đều sống trong các ngôi làng, được gọi là những "kampong" (*), giống như ngôi làng của bà.
Hai mươi năm sau, máy ủi và máy kéo bắt đầu phá hủy các ngôi làng và chia cắt các cộng đồng cư dân. Sng chứng kiến cảnh các gia đình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển đến các căn hộ cao tầng đang phát triển nhanh chóng ở trung tâm. Tuy nhiên, Sng đã ở lại và cuối cùng được thừa kế đất đai từ cha bà. Ngày nay, không một ngôi làng nào thoát khỏi nỗ lực đầy tham vọng của Singapore trong việc biến quốc gia sư tử này thành một đô thị hiện đại - có lẽ ngoại trừ Sng.
Lorong Buangkok hiện được biết đến là ngôi nhà kiểu làng (có vườn tược bao vây quanh) cuối cùng còn sót lại của Singapore. Ngôi làng đã đi cùng với lịch sử của đất nước, và Sng cho biết bà nhớ nhiều điều trong quá khứ.
"Điều yêu thích của tôi khi sống ở kampong là lũ lụt," Sng chia sẻ: "Đó là điều đáng nhớ nhất đối với tôi." Tên gọi của làng - Kampong Selak Kain - dùng để chỉ quang cảnh dân làng túm vạt váy truyền thống khi lội qua dòng nước lũ.
Nhưng trong hai thập kỷ qua, ngôi làng bắt đầu tiếp nhận một sự chú ý mới mẻ - và "không được mong muốn". Chính quyền địa phương đã đưa thông tin về giá trị đất đai của các kampong vào cuối những năm 2000. Ngay sau đó, các nhà phát triển bất động sản và các đại lý đã săn lùng khu đất này. Một số thậm chí còn cắm trại bên ngoài nhà của Sng để thuyết phục bà bán mảnh đất được thừa kế.
Một báo cáo từ năm 2007 cho biết Sng đã được đề nghị 33 triệu đô la Singapore (22 triệu USD) cho bất động sản mà cô đang sở hữu. Một hướng dẫn viên du lịch địa phương cho biết, Sng đã nhận được một mức giá khác khoảng 70 triệu đô la Singapore.
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng bất động sản này có thể lên giá ở mức hàng trăm triệu đô la. Một giao dịch bán đất gần đây với diện tích đất tương đương của kampong đã được bán với giá hơn 381 triệu đô la Singapore, một đại lý bất động sản tên là Chuang Kuo Wei cho biết.
Mặc dù vậy, Sng vẫn không thay đổi quyết định: Mong muốn của cha bà là giữ được mảnh đất của gia đình.
Con đường dẫn đến kampong.
Ngôi nhà mà Sng đang ở hiện được dùng làm xưởng sản xuất, phần lớn để không, ngoại trừ một số đồ nội thất bằng gỗ và các thiết bị điện cũ. Giống như nhiều ngôi nhà ở kampong, nó rộng rãi - lớn hơn nhiều so với căn hộ tầm trung ở Singapore, rộng khoảng 90 mét vuông (968 feet vuông).
Sng là một phụ nữ nhỏ nhắn khoảng ngoài 70 tuổi. Bà đã sống ở kampong cả đời, mặc dù 4 anh chị của bà hiện đang sống trong các căn hộ chung cư. Người cha quá cố của bà, Teow Koon, đã mua mảnh đất rộng 12.248 mét vuông với giá không được tiết lộ vào năm 1956.
Sng cho biết bà thích sống một cuộc sống đơn giản.
Ô tô khá phổ biến ở kampong
Cách làng không xa là những ngôi nhà gỗ hiện đại và một trung tâm mua sắm tuy nhiên không khí bên trong kampong rất yên bình; âm thanh duy nhất là tiếng chim hót.
Nhưng kampong không hoàn toàn là một ngôi làng "đến từ thời khác": Vẫn có sự hiện diện của những chiếc ô tô sáng bóng, bao gồm cả một chiếc BMW, đỗ bên ngoài những ngôi nhà truyền thống. Một số ngôi nhà có các tiện nghi hiện đại như máy lạnh và TV thông minh 50 inch.
Ngôi làng là nơi sinh sống của 25 gia đình. Trong khi nhiều cư dân sống không khác những người Singapore bình thường - với một số công việc văn phòng ở trung tâm Singapore - thì Sng là một người theo chủ nghĩa truyền thống tuyệt đối.
Giá bất động sản đang bùng nổ ở Singapore; quốc đảo sư tử có mức giá thuê nhà cao thứ hai thế giới. Giá thuê bất động sản tư nhân đạt mức cao nhất trong 7 năm nay tính đến năm 2022, với giá thuê hàng tháng của một ngôi nhà ba phòng ngủ có mức giá khởi điểm vào khoảng 4.000 đô la Singapore (3.000 USD).
Nhưng Sng không tăng giá.
Cha của Sng tính phí từ 4 đến 13 đô la Singapore (3 đến 9,50 USD) mỗi tháng khi lần đầu tiên ông cho thuê nhà kho vào những năm 1950 và 1960. Sng cho biết, cha bà không bao giờ tăng tiền thuê nhà và vì vậy, bà vẫn giữ "một mức giá cho thuê thấp đến phi lý"" như thế này.
"Tại sao tôi phải tăng tiền thuê nhà với tư cách là [chủ nhà] thế hệ thứ hai?" Sng nói. "Người dân không nghèo, nhà nào cũng có xe hơi, [nhưng] chúng tôi muốn giữ văn hóa. Nếu tôi cố tăng giá, sẽ chỉ gây ra rắc rối", bà nói thêm.
Các chung cư cách kampong không xa
Sing Tien Foo, giáo sư bất động sản tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết, giá cho thuê tại kampong không phản ánh giá thuê thực tế trên thị trường.
"Chủ nhà vốn dĩ có mối quan hệ thân thiết với các gia đình sống ở đó," Sing cho biết: "Điều này không thể được định giá bằng giá thuê thị trường. Các mối quan hệ gia đình rất quan trọng," ông nói thêm.
Một ngôi nhà ở Lorong Buangkok
Trong khi dân làng thân thiện, họ cũng khá kín đáo. Các câu hỏi về thuê và bán đất, có vẻ như là những chủ đề đặc biệt nhạy cảm. Vào năm 2007, dân làng đã ném đá và xây hàng rào xung quanh nhà để xua đuổi những nhân viên bất động sản đến hỏi về mảnh đất.
Dân làng cũng có thái độ coi thường các nhà báo. Một người dân ở đây cho biết, gần 15 năm trước, các phóng viên địa phương đã đến cắm trại tại nhà dân trong nhiều ngày. Các phóng viên hy vọng rằng Sng, người mà họ mô tả là "ẩn dật", cuối cùng sẽ lên tiếng về giá trị mảnh đất của bà
Sng chỉ nói với một tờ báo địa phương rằng "vì truyền thống gia đình nên bà không bán". Tuy nhiên, các môi giới vẫn "theo đuổi" bất động sản này như một phần công việc của họ.
Các vật dụng bên trong ngôi nhà trước đây của Sng, hiện được dùng làm phim trường
Hiện tại, số phận của kampong có vẻ không có gì đảm bảo. Các báo cáo địa phương cho thấy chính phủ có kế hoạch tái phát triển kampong trong những thập kỷ tới.
Yu Shi Ming, giáo sư bất động sản tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Câu hỏi đặt ra là họ có muốn bảo tồn di sản này cho các thế hệ tương lai hay là sẽ phá bỏ nó". Ông nói thêm: "Đó là di sản được sở hữu tự do, có nghĩa là [Sng] sở hữu bất động sản này vĩnh viễn, nhưng chính phủ có quyền thu hồi tài sản đó".
Sng không có con, vì vậy ngôi làng mà bà gìn giữ có vẻ không có gì đảm bảo trong tương lai. Khi được hỏi về khả năng sẽ xảy ra với bất động sản yêu quý của mình trong những năm tới, Sng vẫn giữ vẻ mặt thất thần.
"Điều gì đến cũng sẽ đến," Sng nói. "Tôi sẽ nghĩ về nó khi điều đó xảy ra. Còn giờ thì tôi cứ sống như hiện tại thôi".
(*):"Kampong" - có nghĩa là "làng" trong tiếng Mã Lai - là một ốc đảo thôn dã nằm trong lòng một thành phố lớn.
(Theo BI)
An NhiênCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.