Một số lưu ý đối với mặt hàng rau và trái cây khi thâm nhập vào Nhật Bản
Người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm nhập khẩu. Họ có sự nhạy cảm cao đối với những loại thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Ảnh minh họa (nguồn: freepik)
Khi muốn xuất khẩu rau và trái cây sang thị trường Nhật Bản, cần phải nghiên cứu sở thích tiêu dùng của người Nhật. Tại thị trường Nhật Bản, người tiêu dùng chú trọng không chỉ đến chất lượng của rau và trái cây tươi, mà còn về hình thức của sản phẩm như kích thước, màu sắc,...
Ngoài ra, họ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm nhập khẩu. Họ có sự nhạy cảm cao đối với những loại thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Chính phủ Nhật Bản ban hành một hệ thống quản lí danh mục thuốc trừ sâu, nhằm hạn chế việc bán hàng thực phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép. Ngoài ra việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng được chú trọng.
Vì vậy nhà xuất khẩu cần phải quản lí chặt chẽ các phương thức sản xuất, cũng như chất lượng sản phẩm ngay tại nơi sản xuất.
Có những trường hợp, nhà nhập khẩu rau quả đông lạnh của Nhật Bản đưa ra yêu cầu quản lí chất lượng ngay từ khâu trồng rau và trái cây tại nước xuất xứ. Do vậy, các nhà sản xuất nước ngoài phải cung cấp kết quả kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu và sơ đồ chuỗi sản xuất để có thể bán rau, trái cây tươi và chế biến cho các công ty Nhật Bản.
Nhằm đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy của sản phẩm nông nghiệp tại Nhật Bản, tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice) đã được giới thiệu và áp dụng rộng rãi.
Mặc dù GAP chưa đạt đến mức trở thành tiêu chuẩn mua hàng cho các nhà bán lẻ tại Nhật Bản, tuy nhiên nông sản nước ngoài sẽ dễ dàng để được nhập khẩu vào Nhật Bản hơn, nếu được sản xuất đảm bảo tuân theo qui trình GAP.
Hơn nữa, đối với sản phẩm thực phẩm chế biến, Nhật Bản đã giới thiệu HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point), một kĩ thuật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm liên tục theo dõi và ghi lại các diễn biến để ngăn chặn mối nguy hại vật lí, hóa học, sinh học trong quá trình sản xuất, từ khâu mua nguyên liệu đến sản xuất và giao hàng.
Do đó, các nhà sản xuất có thể chứng minh họ đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa vệ sinh dịch tễ cần thiết trong khâu sản xuất thực phẩm chế biến, thông qua qui trình HACCP, để có thể xuất khẩu thực phẩm chế biến sang Nhật Bản dễ dàng hơn.
Một số loại rau và trái cây bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản tùy thuộc vào nơi xuất xứ. Theo nguyên tắc cơ bản, các sản phẩm tươi sống bị cấm nhập khẩu thì sẽ không được phép nhập khẩu.
Tuy nhiên, nếu xác định được rằng các công nghệ khử trùng diệt sâu bệnh nông nghiệp đã được áp dụng có hiệu quả tại nước sản xuất, thì một số sản phẩm nằm trong danh sách đàm phán cấp chính phủ giữa nước xuất khẩu và Nhật Bản có thể sẽ được tháo gỡ lệnh cấm và được phép nhập khẩu vào Nhật Bản.
Để được chấp thuận nhập khẩu, nhà sản xuất phải trả chi phí mời các cán bộ kiểm dịch Nhật Bản sang kiểm tra thực địa, và thời gian kiểm tra đôi khi có thể kéo dài đến một vài năm.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.