Mua hàng online của người Việt: Giá cả không quan trọng bằng "chi phí thấp" và "miễn phí vận chuyển"
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân quan tâm tính bền vững khi shopping online cao nhất trong số 33 quốc gia được khảo sát (24%), cao hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu là 14%.
TGM Research (công ty nghiên cứu thị trường dựa trên nền tảng công nghệ) mới đây công bố kết quả từ cuộc khảo sát toàn cầu – "TGM Global E-Commerce Survey" – nhằm đánh giá sự phát triển của thị trường thương mại điện tử sau đại dịch COVID-19.
Cuộc khảo sát được thực hiện ở 5 châu lục và 33 quốc gia. Tổng cộng có hơn 12.200 người tiêu dùng từ 18-64 tuổi tham gia khảo sát vào ngày 1-17/10/2022.
Tại Việt Nam, có 313 người tham gia trả lời. 74% cho biết họ mua sắm trực tuyến hơn một lần mỗi tháng. 38% người tham gia cho biết họ mua hàng trực tuyến hàng tuần. 96% thường mua đồ qua smartphone.
Tỷ lệ sử dụng máy tính cho thương mại điện tử nằm ở mức 47%, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có lượng người sử dụng thiết bị này để mua sắm trực tuyến lớn thứ hai khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sau Úc.
Sản phẩm được mua nhiều nhất trong vòng 12 tháng là quần áo hoặc phụ kiện – chiếm 65%. Đứng thứ hai là các sản phẩm chăm sóc cá nhân với tỷ lệ 52%. Hai vị trí tiếp theo là giày dép và sản phẩm làm đẹp, chiếm lần lượt 50% và 47%.
55% người Việt Nam đã đặt hàng trực tuyến và sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh hoặc bưu điện.
Thị trường thương mại thông qua phát sóng trực tiếp (livestream) cũng đang tăng đột biến, với 38% số người được khảo sát nói rằng họ đã tham dự mua sắm qua livestream trong 12 tháng qua.
74% người tham gia cho rằng Shopee là trang thương mại điện tử yêu thích của họ. Bên cạnh đó, Shopee cũng là kênh mua sắm được ưa chuộng nhất trên khu vực APAC, theo sau là Lazada với 53%. "Ông lớn" Tiki đứng thứ ba, chiếm 26,1%.
Người tiêu dùng tại Việt Nam đặt "chi phí thấp" và "miễn phí vận chuyển" là những yếu tố hàng đầu khi mua hàng trực tuyến, với tỷ lệ 46%. Giá cả xếp sau đó với tỷ lệ 45%. Những yếu tố quan trọng khác được cân nhắc lần lượt là vận chuyển nhanh, tiết kiệm tiền khi mua sản phẩm (ví dụ như được giảm giá, hoàn lại tiền), hoàn trả dễ dàng, nhiều lựa chọn thanh toán.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân quan tâm tính bền vững khi shopping online cao nhất trong số 33 quốc gia được khảo sát (24%), cao hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu là 14%.
Hình thức thanh toán được ưa chuộng nhất tại Việt Nam, chiếm 37% là thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD). Ngoài ra, các chính sách ưu đãi, miễn trừ nhiều loại phí dịch vụ của một số ngân hàng đã khiến việc thanh toán qua chuyển khoản trở thành phương thức ưa chuộng thứ hai, với tỷ lệ 25%. Hình thức thanh toán qua ví điện tử và thẻ tín dụng đều chiếm 11%, dịch vụ mua trước trả sau chiếm 4%.
Về hình thức khuyến mãi, khảo sát cho thấy 47% người dân Việt Nam cho rằng giảm giá theo phần trăm là hình thức khuyến mãi hấp dẫn nhất. Giảm giá theo số tiền (ví dụ: giảm 50.000 VND cho đơn hàng tiếp theo) cũng được khách hàng ưa chuộng, với 45% đáp viên lựa chọn loại hình này.
37% thích tặng quà miễn phí theo hóa đơn (ví dụ mua 500.000 đồng được tặng một túi tote). Hình thức mua 1 tặng 1 khá phổ biến, nhưng chỉ chiếm 16%. 13% số người tham gia khảo sát lựa chọn mua ngay, trả sau, khiến đây trở thành chiêu thức khuyến mãi kém hấp dẫn nhất đối với khách hàng tại Việt Nam, với chỉ 13% người được khảo sát lựa chọn.
Nhật HàBộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.