Mùa mua sắm cuối năm ở Mỹ "thất điên bát đảo" vì đứt gãy chuỗi cung ứng, Amazon sống khoẻ nhờ bán lẻ trực tuyến bùng nổ

Quốc tế
02:53 PM 30/10/2021

Đại dịch COVID-19 đã tàn phá các chuỗi cung ứng toàn cầu. Gía cả hàng hoá bắt đầu leo thang và nhân công chủ động bỏ việc. Tuy nhiên, bi kịch là nhu cầu tiêu dùng đang có dấu hiệu gia tăng vào dịp lễ cuối năm khiến các nhà cung cấp lớn cũng như các nhà bán lẻ địa phương đang phải vật lộn để lấp đầy các vị trí và kệ hàng.

Đại dịch COVID-19 đã tàn phá các chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà cung cấp và nhà bán lẻ phải ngừng hoạt động và các hạn chế kinh doanh. Sau đó là sự gia tăng của giá nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển. Các quốc gia bắt đầu thiếu tài xế xe tải và công nhân kho hàng. Dữ liệu của Bộ Lao động Hoa Kỳ cho thấy 4,3 triệu người Mỹ bỏ việc vào tháng 8/2021. Tất cả tạo nên bức tranh chung: The Great Resignation – tạm dịch "Sự bỏ việc quy mô" !

Tuy nhiên, bi kịch hậu "đứt gãy" chuỗi cung ứng là nhu cầu tiêu dùng đang có dấu hiệu gia tăng vào dịp lễ cuối năm khiến các nhà cung cấp lớn cũng như các nhà bán lẻ địa phương đang phải vật lộn để lấp đầy các vị trí và kệ hàng.

Tháng 9/2021, theo The Washington Post, doanh số bán lẻ của Mỹ đạt 625,4 tỷ USD. Người tiêu dùng đổ xô đến các cửa hàng, quán bar và nhà hàng. Doanh số bán xăng tăng 38% so với cùng kỳ năm 2020. Theo dự báo hàng năm của Deloitte, doanh số bán lẻ trong dịp lễ cuối năm dự kiến ​​sẽ tăng từ 7 đến 9 phần trăm, lên tới 1,3 nghìn tỷ USD trong năm nay.

Tổng thống Biden gần đây đã kêu gọi Cảng Los Angeles (cảng lớn nhất quốc gia), luôn mở cửa suốt ngày đêm để giảm bớt sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Nhà Trắng thậm chí còn cân nhắc việc triển khai Lực lượng Vệ binh Quốc gia để lấp đầy những khoảng trống trên mạng lưới cảng, máy bay, tàu và xe tải lớn của đất nước.

Người dùng cũng bắt đầu đổ xô vào kênh mua bán trực tuyến. Vào giữa tháng 10, Amazon đã tweet rằng họ bán được 1 triệu món đồ chơi trong danh sách đồ chơi cho kỳ nghỉ của mình, từ LEGO đến búp bê LOL Surprise.

Mua hàng trực tuyến định hình lối sống của nhiều người trong đại dịch khi các cửa hàng đóng cửa trên diện rộng và những rủi ro khi mua sắm trực tiếp khiến người tiêu dùng phải ở nhà. Theo Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ trực tuyến đã vượt 791 tỷ USD vào năm 2020, tăng 32% so với năm trước.

Mùa mua sắm cuối năm ở Mỹ thất điên bát đảo vì đứt gãy chuỗi cung ứng, Amazon sống khoẻ nhờ bán lẻ trực tuyến bùng nổ - Ảnh 1.

The Washington Post đưa tin, chi phí vận chuyển container đã bùng nổ từ 500 đến 800%. Nhiều doanh nghiệp không còn đủ khả năng để vận chuyển đường biển.

Trong khi các công ty lớn hơn có sức ảnh hưởng và nguồn lực để vượt qua một số khó khăn trong chuỗi cung ứng, họ cũng đang phải trả nhiều hơn ở mỗi bước vận chuyển. Target, Walmart, Costco và các nhà bán lẻ lớn khác đã dùng các tàu container của riêng họ để chủ động nhiều hơn trong việc vận chuyển hàng vào dịp lễ.

Chi phí đang tăng dần theo từng mắt xích của chuỗi cung ứng và lạm phát đang gia tăng, vì vậy sẽ khó tránh khỏi việc giá cả tăng cao hơn. Hãng Salesforce dự báo rằng các nhà bán lẻ Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với chi phí gia tăng 223 tỷ USD trong mùa lễ này do khủng hoảng hiện tại.

Theo Marshal Cohen (Cố vấn trưởng ngành bán lẻ của NPD Group), mùa mua sắm ngày lễ đã bắt đầu sớm hơn. Năm nay, hơn một nửa số người mua sắm được khảo sát có kế hoạch bắt đầu mua sắm trong kỳ nghỉ trước Ngày Lễ Tạ ơn, theo NPD’s Holiday Retail Outlook.

Một công bố khác của NPD cho biết, những người mua sắm sớm có kế hoạch chi tiêu và đã bắt đầu chọn đồ điện tử tiêu dùng, quần áo. Amazon bắt đầu bán hàng khuyến mãi "Ưu đãi cho ngày" vào đầu tháng 10. Nordstrom thì khởi động các mặt hàng nghỉ lễ tại cửa hàng vào ngày 18 tháng 10. Lowe’s ra mắt "Mùa tiết kiệm" vào ngày 28 tháng 10 và tung ra cây thông Noel, đèn lấp lánh vào tháng 11…

Ứng Minh
Ý kiến của bạn
Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024 Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.