Mức độ phát triển của Chính phủ số Việt Nam đang ở đâu so với Thái Lan, Indonesia?
Từ năm 2016 - 2018, thứ hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam đã tăng một bậc lên vị trí 88 trong tổng số 193 quốc gia. Sang đến năm 2020, Việt Nam tăng thêm hai bậc lên vị trí thứ 86.
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) đã công bố báo cáo phân tích về chuyển đổi Chính phủ số ở Việt Nam. Theo đó, báo cáo cho biết, cứ hai năm một lần, Liên Hợp Quốc (LHQ) sẽ công bố bảng xếp hạng Chỉ số phát triển chính phủ điện tử để đánh giá, xếp hạng các quốc gia.
Chỉ số này gồm ba nội dung chính: chỉ số dịch vụ trực tuyến, chỉ số hạ tầng viễn thông và chỉ số vốn con người. Một chỉ số nữa cũng đề cập đến sự tham gia số. Thứ hạng chính phủ điện tử của LHQ cho thấy những tiến triển của cả quốc gia đi đầu và đột phá trong phát triển chính phủ điện tử.
Theo bảng xếp hạng của Liên Hợp Quốc, từ năm 2016 - 2018, Việt Nam đã tăng một bậc lên vị trí 88 trong tổng số 193 quốc gia. Sang đến năm 2020, Việt Nam tăng thêm hai bậc lên vị trí thứ 86.
Chuyên gia WB đánh giá, Việt Nam đang có vị trí ở giữa trên toàn cầu về xếp hạng chính phủ điện tử. Theo đó, Việt Nam nhìn chung đi sau các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan nhưng đi trước so với Philippine, Lào và Campuchia.
Nguồn: World Bank
Báo cáo nhận định, Internet di động ở Việt Nam đang được tiếp cận mức phổ cập. Cho nên, để có thể cũng cấp tốt hơn các dịch vụ trực tuyến, cũng như đảm bảo mọi người dân đều có thể sử dụng các nền tảng trực tuyến tốt hơn, các chuyên gia của WB khuyến nghị, Việt Nam nên đầu tư vào định danh số để cho phép người dân truy cập vào nhiều dịch vụ hơn, nhất là những dịch vụ có quan ngại về an ninh và bảo mật dữ liệu.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần phát triển các nền tảng trao đổi dữ liệu số, thanh toán số, cũng như mở rộng hiểu biết số của người dân, doanh nghiệp. Từ đó, dịch chuyển từ các dịch vụ đòi hỏi gặp mặt trực tiếp và dựa trên giấy tờ sang các kênh và quy trình số.
Tuy nhiên, các chuyên gia của WB đánh giá, một thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt là quy mô đầu tư cần thực hiện để chuyển đổi số đầy đủ. Nhưng Việt Nam hiện chưa có số liệu so sánh gần đây. Do đó, từ kinh nghiệm thế giới, báo cáo khuyến nghị, Việt Nam sẽ cần xây dựng một chương trình với phân bổ tài chính rõ ràng để đạt được nhiều kết quả mang tính chuyển đổi.
Ví dụ, Chính phủ Anh không những đầu tư ngân sách tương đối lớn vào chuyển đổi số trong những năm đầu (khoảng 50 tỷ USD) mà còn tập trung vào loại bỏ những hệ thống và công nghệ cũ không thể tích hợp. Hàn Quốc khi bắt đầu quá trình chuyển đổi số tập trung đầu tư vào một số hệ thống công nghệ thông cốt lõi lên đến vài tỷ USD. Ở Singapore, Chính phủ nước này đã dành khoảng 2,5 tỷ USD hàng năm cho Chương trình Quốc gia thông minh.
"Điều quan trọng để giải quyết các vấn đề Chính phủ số của Việt Nam sẽ là việc cải tiến từng bước các hệ thống nền tảng, ví dụ như các CSDL cốt lõi, nền tảng liên thông dữ liệu và định danh số để có thể đạt được nhiều kết quả hơn từ lộ trình phát triển Chính phủ số như cải tiến cung cấp dịch vụ trên diện rộng, ra quyết định và lợi ích mang lại từ quản trị cũng như hỗ trợ nền kinh tế số", báo cáo nhấn mạnh.
Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit năm 2024 đã khép lại sau hai ngày tổ chức với gần 50 bài tham luận và phiên tham luận lớn nhỏ. Sự kiện tiếp tục ghi dấu một mùa thành công khi đã thu hút gần 1000 lượt người tham dự, cùng hàng trăm tin tức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.