Mục tiêu GDP tăng 6,5% liệu có phải là thách thức cho năm 2023?

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 05/12/2022

Chốt phiên giao dịch ngày 2/12/2022, VN-Index tăng 43,73 điểm (tương ứng 4,22% lên 1080,01 điểm). Khối lượng giao dịch trên HOSE đạt hơn 1,09 tỷ cổ phiếu, tương ứng hơn 17,924 tỷ đồng. Toàn sàn có 361 mã tăng giá, 92 mã giảm giá và 50 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 4,96 điểm lên 215,96 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 136,6 triệu cphiếu, tương ứng hơn 1794,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 118 mã tăng giá, 77 mã giảm giá và 50 mã đứng giá.

UPCOM-Index tăng 0,8 điểm lên 72,21 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 89,7 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 668,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 265 mã tăng giá, 114 mã giảm giá và 78 mã đứng giá.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 2168,36 tỷ đồng trên HOSE; 29,51 tỷ đồng trên HNX và 1,83 tỷ đồng trên UPCOM.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022

Tổng cục Thống kê công bố tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3 tăng khá cao với 13,67% so với cùng thời điểm năm 2021 là thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,24%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,91%; khu vực dịch vụ tăng 18,86%.

Tính chung GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022.

photo-1670161453376

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,26% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 44,46% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 5,59%, đóng góp 18,46%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,94%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,74%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 37,08%

Mục tiêu cho năm 2023

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết kinh tế thế giới năm 2023 được dự báo nhiều rủi ro, thách thức khi xung đột Nga-Ukraine hiện nay chưa có dấu hiệu kết thúc, kéo theo giá năng lượng và thực phẩm tăng, lạm phát leo thang và lãi suất tăng mạnh.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn vào năm tới, theo đó IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 xuống 2,7% so với dự báo 2,9% đưa ra vào tháng 7/2022.

Nguyên nhân là lãi suất tăng đã làm chậm đà tăng trưởng nền kinh tế Mỹ trong khi châu Âu chật vật với giá khí đốt tăng, còn Trung Quốc tiếp tục áp đặt các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 và ngành bất động sản của nước này suy yếu.

Trong nước, bên cạnh sự khởi sắc của kinh tế năm 2022 thì dự báo năm 2023 kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Dịch COVID-19 tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ bùng phát với những biến chủng mới, áp lực lạm phát gia tăng, rủi ro thị trường tài chính, hoạt động sản xuất vẫn phụ thuộc nhất định vào nước ngoài nên khả năng có thể suy giảm theo đà giảm của kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những bất ổn như vậy, vẫn còn những dư địa để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế đạt kỳ vọng tốt như: chính sách kiểm soát vĩ mô của Chính phủ khá hiệu quả và chủ động, đầu tư công có khả năng phục hồi mạnh trong năm tới, giải ngân đầu tư cơ sở hạ tầng của gói phục hồi chủ yếu tập trung trong năm 2023, lạm phát vẫn trong phạm vi an toàn, du lịch và tiêu dùng tiếp tục phục hồi tốt…

Cùng với đó, trước thông tin cho rằng tăng trưởng GDP trong 9 tháng năm 2022 đạt 8,83% nhưng phương hướng năm 2023 tiếp tục duy trì động lực là ngành chế biến, chế tạo; trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng khoảng 10,69%. Đề nghị Chính phủ xem xét lại tính bền vững của cơ cấu kinh tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tăng trưởng GDP ước tính 9 tháng năm 2022 đạt 8,83% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp 41,79% (ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của nền kinh tế với tốc độ tăng 10,69%). Khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%.

Về cơ cấu kinh tế 9 tháng năm 2022, cơ cấu giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,69%; trong đó, chủ yếu do ngành chế biến, chế tạo tăng 10,69% cao nhất trong khu vực công nghiệp và xây dựng với cơ cấu giá trị tăng thêm chiếm 24,99%; khu vực dịch vụ chiếm 41,31%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,73%.

Trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khi hầu hết các ngành kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng thì công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn luôn là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, nhìn nhận thấu đáo hơn, công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam còn phụ thuộc vào nước ngoài khá lớn vì phần lớn đóng góp vào tăng trưởng là từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động gia công. Giá trị gia tăng thực sự mang lại cho nền kinh tế chưa cao và thiếu chắc chắn nếu các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chuyển nguồn lực về nước.

Ở giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như nước ta hiện nay, việc phát huy vai trò động lực tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo là phù hợp.

Đây là ngành có năng suất lao động trung bình cao hơn năng suất lao động xã hội bình quân của cả nước (khoảng 1,09 lần) và cao hơn khá nhiều so với năng suất lao động ngành nông nghiệp (khoảng 2,5 lần).

Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo có khả năng thúc đẩy tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, chủ trương của Đảng đã xác định: "Phát triển công nghiệp chế biến chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá."

Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã xác định để phát huy tốt hơn vai trò của ngành công nghiệp chế biến chế tạo đối với tăng trưởng và phát triển của nước ta trong thời gian tới cần thúc đẩy nâng cấp chuỗi giá trị, phấn đấu tham gia vào phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời nâng cao khả năng chống chịu trước các cú sốc và biến động trên thị trường thế giới.

Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định dự báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt khoảng 6,5% là phù hợp với bối cảnh chung.

Quay trở lại với PGT Holdings (HNX: PGT), doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối M&A bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

photo-1670161459760

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 2/12/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,500 VNĐ.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn