Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở

Thế giới 24H
07:46 AM 24/11/2020

Mới đây (22/11), Mỹ thông báo chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, một thỏa thuận quốc tế cho phép các nước giám sát việc xây dựng khí tài quân sự từ xa.

Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở - Ảnh 1.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông báo về vụ việc: "Mỹ đã thông báo về việc rút khỏi thỏa thuận này với các bên liên quan theo đúng các qui định cần thiết. Chúng tôi hiện không còn là thành viên trong Hiệp ước Bầu trời Mở".

Hiệp ước Bầu trời Mở được ký kết vào năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, cho phép 35 quốc gia thành viên, trong đó có Mỹ, Nga và một số quốc gia châu Âu, thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau. 

Động thái này đã được dự đoán từ trước khi mà Tổng thống Trump từng cáo buộc Nga nhiều lần vi phạm thỏa thuận.

Trước đó, Mỹ cáo buộc Nga đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận trong nhiều năm khi cấm các chuyến bay qua lãnh thổ của Nga, bao gồm thành phố Kaliningrad, nơi bị nghi ngờ có lưu trữ vũ khí hạt nhân.

Vào ngày 22/5, Mỹ ra thông báo ý định rút khỏi Hiệp ước quốc phòng này với các quốc gia ký kết hiệp ước, trước sáu tháng theo quy định trong khoản 2 điều 15.

Theo đó, từ ngày 22/11, Mỹ sẽ không thể đưa các máy bay do thám không vũ trang đến không phận của Nga hay của các nước thành viên khác trong hiệp ước quốc phòng này.

Tuy nhiên, theo hãng tin RT, nhiều người lo ngại rằng Mỹ vẫn sẽ có được các thông tin về quân đội Nga từ các đồng minh châu Âu thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn còn tham gia Hiệp ước Bầu trời Mở, trong khi cấm các chuyến bay do thám của Nga tới những cơ sở quân sự của Mỹ.

Cùng ngày 22/11, Bộ Ngoại giao Nga gọi động thái trên là “không thể chấp nhận được” và tuyên bố rằng Moscow “sẽ tìm kiếm sự đảm bảo rằng các quốc gia thành viên còn lại sẽ thực hiện nghĩa vụ của họ”.

Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng sẽ không có rào cản nào ngăn chặn việc giám sát không phận của nhau. Chúng tôi cũng yêu cầu các nước không cung cấp những bức ảnh từ các chuyến bay do thám cho các nước thứ ba không phải là thành viên của hiệp ước"


Trang Anh
Ý kiến của bạn
Không thương mại hóa điện mặt trời mái nhà Không thương mại hóa điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Cần thiết phải ban hành cơ chế, chính sách để phát triển điện mặt trời áp mái theo hình thức tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự cung tự cấp, giảm bớt mua điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống điện.