Mỹ công bố mức thuế chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam là 2,84%
Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả cuối cùng trong các cuộc điều tra thuế chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản, ngày 22/10, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá (AD) với tôm nước ấm đông lạnh từ Ecuador và Indonesia và các cuộc điều tra thuế chống trợ cấp (CVD) với tôm nước ấm đông lạnh từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.
Theo đó, thuế CVD đối với tôm Ấn Độ là 5,77%, cao hơn của Việt Nam (2,84%). Đối với các nước khác, tôm Ecuador nhận được kết quả tích cực với thuế AD tuy nhiên phải nhận mức thuế CVD trung bình là 3,78%. Indonesia thì ngược lại với kết quả tích cực với thuế CVD nhưng phải nhận mức thuế AD trung bình là 3,9%.
Đối với tôm Việt Nam, trừ công ty Thông Thuận (thuế CDV là 221,82%), ngành tôm Việt Nam có kết quả tích cực hơn 3 nước còn lại trong đợt công bố này của DOC.
Sau đợt công bố kết quả cuối cùng của DOC, Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng vào ngày 5/12. Nếu có phán quyết cuối cùng từ ITC, thì việc ban hành lệnh sẽ diễn ra vào ngày 12/12.
Tại Mỹ, tôm Việt Nam chủ yếu cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador và đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này, năm ngoái đạt 665 triệu USD so với mức 2,7 tỷ USD của Ấn Độ hay 1,4 tỷ USD của Ecuador.
Tôm cũng như nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ càng có thị phần thì nguy cơ xảy ra các vụ kiện hay tranh chấp thương mại càng dễ xảy ra. Vì vậy, bên cạnh việc kiểm soát tốt chất lượng, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam được cho là cần luôn linh hoạt thích ứng, có những kịch bản cho nhiều tình huống xảy ra.
Huyền My (t/h)Sáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.