Mỹ: Những tên tuổi lớn nào đã nộp đơn phá sản kể từ khi đại dịch Covid-19 tấn công?

Đầu tư và Tiếp thị
05:12 PM 13/08/2020

Từ các cửa hàng bách hóa mang tính biểu tượng đến những gã khổng lồ trong ngành giải trí, Covid-19 dường như không tha cho bất cứ ai trong sự tàn phá của nó đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.

Nhu cầu tiêu dùng, giải trí giảm, buộc một số doanh nghiệp nổi tiếng tại Mỹ phải đóng cửa. Đây là danh sách tất cả các công ty lớn đã nộp đơn phá sản kể từ khi có sự xuất hiện của Covid-19 cho đến nay.

Dean & Deluca

Dean & Deluca là công ty bán lẻ thực phẩm dành cho người sành ăn có trụ sở tại thành phố New York đã đệ đơn phá sản vào ngày 31/3, một trong những doanh nghiệp đầu tiên có dấu hiệu gặp khó khăn do tác động của coronavirus. Công ty được thành lập vào năm 1977 và được mua lại bởi Pace Food Retail vào năm 2014.

Công viên Apex

Apex Parks, công ty sở hữu và vận hành 14 công viên nước và giải trí gia đình ở New Jersey, California và Florida đã tuyên bố phá sản theo 8/4.

FoodFirst, Bravo và Brio

FoodFirst Global Holdings, công ty mẹ của chuỗi nhà hàng Bravo Cucina Italiano và Brio Tuscan Grille đã đệ đơn xin phá sản vào ngày 10/4.

True Ton

True Ton, một thương hiệu quần áo nổi tiếng với những chiếc quần jean  chất liệu thời thượng tuyên bố phá sản vào ngày 13/4.

 CMX Cinemas

CMX Cinemas, một chuỗi rạp chiếu phim với các lựa chọn ăn uống nổi tiếng cũng đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 25/4.

Rubie's

Rubie's, công ty sản xuất trang phục, tóc giả và các thiết bị lễ hội khác, đã đệ đơn xin phá sản vào ngày 30/4. Rubie's từng tuyên bố là nhà thiết kế và sản xuất trang phục Halloween lớn nhất thế giới.

J. Crew

Đây là thương hiệu nổi tiếng với những sản phẩm thời trang mang phong cách Preppy đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 4/5 . Công ty cũng sở hữu thương hiệu Madewell, một thương hiệu quần áo và phụ kiện dành cho phụ nữ.

Gold's Gym

Gold's Gym, công ty sở hữu và điều hành hơn 700 phòng tập thể dục ở Mỹ và Quốc tế đã tuyên bố đóng cửa vào ngày 4/5.

Neiman Marcus

Cửa hàng bách hóa sang trọng Neiman Marcus, nhà bán lẻ lâu đời hang thế kỷ tại Mỹ đã đệ đơn phá sản vào ngày 7/5.

Stage Stores (Bealls, Goody's, Palais Royal, Peebles, Gordman's, Stage Parent)

Stage Stores, thương hiệu sở hữu và điều hành gần 800 địa điểm ở các khu vực nông thôn đóng cửa vào đầu tháng 5. Các thương hiệu này bán nhiều loại hàng hóa, bao gồm quần áo, mỹ phẩm và đồ gia dụng.

JCPenney

Có trụ sở tại Plano, Texas, JCPenney là nhà bán lẻ được thành lập cách đây hơn một thế kỷ với tư cách là một trong những cửa hàng bách hóa đầu tiên của nước Mỹ. Nhưng nó đã suy thoái khi mọi người chuyển sang các nhà bán lẻ trực tuyến để mua sắm trong những năm gần đây. Và với tác động của Covid-19, JCPenney đã tuyên bố đóng cửa vào ngày 15/5.

Pier 1 Imports

Công ty bán lẻ đồ gia dụng Pier 1 Imports đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 19/5. Công ty không thể tìm được người mua do tác động của coronavirus. Pier 1 vận hành hơn 900 cửa hàng trên toàn quốc.

Hertz

Tập đoàn Hertz, được biết đến với dịch vụ cho thuê xe hơi, đã đệ đơn phá sản vào ngày 22/5 . Hertz, công ty sở hữu 2 thương hiệu nổi tiếng bao gồm Dollar và Thrifty.

Tuesday Morning

Nhà bán lẻ đồ gia dụng giảm giá Tuesday Morning đã đệ đơn phá sản theo vào ngày 27/5. Công ty có trụ sở tại Texas này điều hành gần 700 cửa hàng tại 39 tiểu bang.

Le Pain Quoprisen

Chuỗi cửa hàng bánh và quán cà phê lấy cảm hứng từ nước Pháp Le Pain Quoprisen đã đệ đơn phá sản theo vào ngày 27/5. Thương hiệu này đang bán các địa điểm của mình cho Aurify Brands, công ty sở hữu chuỗi cửa hàng ăn nhanh The Little Beet và Five Guys Burgers.

24 Hour Fitness

24 Hour Fitness, một chuỗi phòng tập thể hình đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 14/6. Công ty đang có kế hoạch mở lại nhiều địa điểm trong thời kỳ hậu covid-19, nhưng 133 địa điểm sẽ đóng cửa vĩnh viễn như một phần của quá trình tái cơ cấu.

GNC

Chuỗi sản xuất vitamin và thực phẩm bổ sung GNC đã nộp đơn phá sản vào ngày 23/6. GNC điều hành gần 3.000 cửa hàng trên toàn quốc.

CEC Entertainment

CEC Entertainment, công ty mẹ của nhà hàng Chuck E. Cheese thân thiện với trẻ em, đã đệ đơn xin phá sản theo vào ngày 24/6. Công ty có trụ sở tại Texas, điều hành hơn 700 địa điểm Chuck E. Cheese và Peter Piper's Pizza, cung cấp các lựa chọn ăn uống và giải trí cho các gia đình.

Lucky Brand

Nhà bán lẻ quần áo và denim Lucky Brand đã đệ đơn phá sản vào ngày 3/7. Công ty được thành lập vào năm 1993, đã được mua lại bởi Tập đoàn SPARC, công ty sở hữu các nhà bán lẻ như Aeropostale và Nautica. Trong một thông cáo báo chí, Giám đốc điều hành tạm thời Matthew A. Kaness đã trích dẫn tác động của COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh là một yếu tố góp phần vào việc nộp đơn phá sản.

Thương hiệu thời trang nam đình đám của Mỹ

Thương hiệu thời trang nam đình đám của Mỹ

Brooks Brothers

Thương hiệu thời trang nam kinh điển của Mỹ,  Brooks Brothers đã đệ đơn phá sản vào ngày 8/7. Nhà bán lẻ lâu đời hàng thế kỷ này đã cố gắng xem xét một đợt bán hàng tiềm năng trong năm qua nhưng đại dịch đã phá vỡ tất cả.

Sur La Table

Sur La Table, nhà bán lẻ dụng cụ nấu nướng lấy cảm hứng từ Pháp, đã đệ đơn xin phá sản vào ngày 8/7. Công ty có trụ sở tại Seattle, được thành lập vào năm 1972, có kế hoạch đóng cửa 56 trong số hơn 125 cửa hàng của mình.

Muji

Chi nhánh Muji thuộc sở hữu của Nhật Bản tại Mỹ đã đệ đơn phá sản vào ngày 11/7. Nhà bán lẻ nổi tiếng với gu thẩm mỹ và phong cách tối giản, điều hành 18 cửa hàng tại Hoa Kỳ đã quyết định đóng cửa như một phần của quá trình tái tổ chức.

Thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản

Thương hiệu nổi tiếng đến từ Nhật Bản

Ascena

Ascena Retail Group, công ty sở hữu một số nhãn hiệu quần áo dành cho phụ nữ và trẻ em gái, đã đệ đơn phá sản vào ngày 23/7. Ascena, công ty điều hành Ann Taylor, LOFT, Lane Bryant, Lou & Grey và Justice, cho biết, họ sẽ đóng cửa một số lượng "đáng kể" các cửa hàng Justice.

California Pizza Kitchen

California Pizza Kitchen, chuỗi nhà hàng bình dân, đã nộp đơn xin phá sản theo vào ngày 30/7.

Lord & Taylor

Lord & Taylor, cửa hàng bách hóa lâu đời nhất của quốc gia, đã đệ đơn phá sản vào ngày 2/8.

Stein Mart

Chuỗi cửa hàng bách hóa giảm giá Stein Mart đã đệ đơn phá sản vào ngày 12/8. Stein Mart được thành lập vào năm 1908, có kế hoạch đóng cửa hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, trong số 281 địa điểm. Trong một thông cáo báo chí, Giám đốc Điều hành & Giám đốc Tài chính Hunt Hawkins nói: "Những tác động tổng hợp của môi trường bán lẻ đầy thách thức cùng với tác động của đại dịch covid-19 đã khiến chúng tôi phải tuyên bố đóng cửa".

Thủy Phạm
Từ khóa: phá sản Covid-19
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.