Myanmar "mảnh đất hứa" đầy tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 15/10/2021

Myanmar là nền kinh tế lớn thứ 7 của khối ASEAN. Khu vực dịch vụ lớn chiếm khoảng 46% GDP, trong đó ngành công nghiệp và nông nghiệp chiếm 28% và 26% GDP. Các ngành chính bao gồm chế biến nông sản, sản xuất, xây dựng và vận tải.

photo-1634215863879

Trong vài năm vừa qua, chính phủ Myanmar đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và trong sạch, bao gồm kiểm soát tốt tỷ giá hối đoái, giảm các rào cản thương mại, cải cách chính sách thuế và quản lý. Chính phủ thông qua một số các đạo luật mới trong thương mại và đầu tư nhằm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như nới lỏng một số rào cản hành chính để kinh doanh ở Myanmar.

Những tiến bộ đáng kể trong việc củng cố khu vực tài chính và luật cải cách kinh tế đã thu hút đầu tư nước ngoài. Theo Ngân hàng Thế giới, Myanmar đã có tốc độ tăng trưởng vào năm 2016: 6,5% , vào năm 2017, 2018 tăng trưởng đạt lần lượt là 6,40%; 6,75%

Myanmar nhận được rất nhiều nguồn đầu tư nước ngoài, đặc biệt FDI từ Nhật Bản đạt khoảng 62,6 tỷ USD (tháng 6/2017). Các quốc gia đầu tư FDI chính vào Myanmar là Trung Quốc Đại Lục (30,3%), Singapore (27,4%) và Hồng Kông (12,2%). Theo kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia, chính phủ Myanmar nhắm mục tiêu thu hút FDI là 140 tỷ đô la vào năm 2030. Khoảng 58% số vốn FDI ở Myanmar được đầu tư vào lĩnh vực dầu khí và điện, trong khi FDI trong các lĩnh vực giao thông vận tải và sản xuất, chiếm 13% và 12% trong tổng số.

Trong số khu kinh tế đặc biệt (SEZs) đang được phát triển ở Myanmar, khu vực kinh tế đặc biệt Thilawa ở ngoại ô Yangon có cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn chỉnh hơn rất nhiều.

Khoảng 80 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào khu này, một nửa trong đó là các công ty Nhật Bản. Giai đoạn mở rộng giai đoạn hai đang được thực hiện và dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm 2018.

Môi trường đầu tư tài chính tại Myanmar mở rộng cửa đón các nhà đầu tư

photo-1634215865517

Vào tháng 10/2014, chính phủ Myanmar đã cấp giấy phép thành lập ngân hàng cho chính ngân hàng nước ngoài, cho phép mỗi ngân hàng thành lập một chi nhánh và cung cấp các khoản vay cho các công ty nước ngoài.

Vào giữa tháng 12/2015, chính phủ Miến Điện đã thông báo đợt cấp phép ngân hàng nước ngoài thứ hai, nhằm tăng cường sự hiện diện của các ngân hàng có trụ sở tại nhiều quốc gia khác nhau và vào đầu tháng 3/2016 Ngân hàng Trung ương Myanmar đã cấp giấy phép mới cho các ngân hàng của Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

Mặc dù Myanmar đã có 24 ngân hàng và khoảng 100 công ty tài chính vi mô, nhưng đều đang ở quy mô nhỏ và việc huy động, cho vay tại thị trường này chưa phát triển. Lĩnh vực tài chính tại Myanmar mới chỉ đóng góp khiêm tốn 5% GDP, tiền gửi tiết kiệm cũng chỉ chiếm 13% GDP. Chính vì vậy, loại hình dịch vụ tài chính vi mô tại đây rất tiềm năng, nhu cầu cần đáp ứng rất to lớn.

Bởi lẽ vậy, loại hình dịch vụ tài chính vi mô tại đây rất tiềm năng, nhu cầu cần đáp ứng rất to lớn. Vào năm 8/2018, PGT Holding mua lại cổ phần của Công ty TNHH BMF, PGT Holdings muốn giúp đỡ và hướng đến đối tượng tiềm năng là các cá nhân không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng nào, từ đó có thể vay vốn để chi tiêu, hoặc đầu tư thu lại lợi nhuận. PGT Holdings cũng có niềm tin về sự tăng trưởng về kinh tế của Myanmar trong tương lai

photo-1634215866599

Biểu đồ tăng trưởng nền kinh tế của Myanmar trong tương lai 2026

Những bước đi dài hạn của PGT Holdings khi đầu tư công ty tài chính vi mô BMF ở Myanmar

BMF sẽ tiếp tục thực hiện việc tăng vốn bằng hình thức huy động vốn góp. Mục đích chính nhằm tăng thêm lượng tiền để cung ứng cho hoạt động kinh doanh của BMF ở mức vốn tối đa không quá 5 triệu USD như đã đăng ký hoặc thực hiện việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác tiềm năng trong và ngoài nước.

photo-1634215867608

PGT dự định sẽ thu mua toàn bộ cổ phần của BMF để có thể toàn quyền quyết định đường lối kinh doanh của BMF, đồng thời có thể chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh chính của PGT là mua bán, sáp nhập công ty.

Bên cạnh đó, Công ty sẽ tiến hành đầu tư vào công nghệ thanh toán ví điện tử của tại Myanmar. Việc đầu tư này nhằm mục đích bổ trợ cho BMF có thể thuận tiện hơn trong việc giải ngân và thu hồi các khoản vay, đồng thời nâng tầm BMF trở thành công ty cho vay tài chính công nghệ.

Ông Kakazu Shogo – Tổng Giám Đốc công ty nhận định: "Việc mua lại phần còn lại của BMF có 2 mục đích chính: Thị trường cho vay tài chính của Myanmar rất giống Việt Nam vào 10 năm trước và đang có rất nhiều cơ hội tiềm năng. Hiện tại thành phố lớn của Myanmar là Yangon đã giới hạn việc cấp giấy phép tài chính.

Vì vậy, PGT sẽ thu mua toàn bộ cổ phần của BMF để có thể nắm toàn quyền quyết định và quyền kinh doanh. Từ đó, nâng cao giá trị doanh nghiệp của BMF. Đồng thời, có thể thực hiện quyền kinh doanh chính của PGT là mua bán Công ty thông qua Công ty BMF.

Ngoài ra, hiện tại Công ty cũng có nhiều đối tác tiềm năng mong muốn cùng PGT hợp tác trong lĩnh vực này." Với sự tăng trưởng ổn định dần đều qua các năm và được đầu tư bài bản, BMF được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt trong năm 2021.

PV
Ý kiến của bạn
Giá xăng có thể giảm nhẹ vào kỳ điều chỉnh ngày mai Giá xăng có thể giảm nhẹ vào kỳ điều chỉnh ngày mai

Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.