Năm 2022, "Ngành giao thông TP.HCM phải nỗ lực 200%"
Năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, ngành giao thông TP.HCM vẫn ghi nhận được các tín hiệu vui. Tuy nhiên theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, năm 2022, Sở GTVT TP cần nỗ lực đến 200% để đẩy nhanh tiến độ các dự án, hoàn thành mục tiêu 2021-2025.
- Chênh lệch thu nhập giữa Hà Nội và TPHCM đang ở mức nào?
- Phó tổng tham mưu trưởng nói về đề nghị hết sức cân não khi chống dịch ở TPHCM
- Địa phương vượt qua các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM để chiếm ngôi về thu hút FDI
- Không phải TPHCM hay Hà Nội, đây mới là địa phương có mức thưởng Tết Nguyên đán 2022 cao nhất cả nước
Chiều 11/1, Sở GTVT TP.HCM tổ chức Tổng kết công tác năm 2021 và nhiệm vụ giải pháp trọng tâm năm 2022. Đến dự lễ có Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình cùng đại diện các sở, ban ngành liên quan.
Theo Giám đốc Sở GTVT TP Trần Quang Lâm, năm 2021 là một năm khó khăn với ngành giao thông vận tải. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp dẫn đến việc chỉ đạo, điều hành bị ảnh hưởng, phải tập trung nhiều thời gian cho công tác phòng chống dịch. Các dự án đang triển khai thi công gặp khó khăn về các loại vật liệu phải mua và vận chuyển từ các tỉnh vào TP và ảnh hưởng do thực hiện giãn cách xã hội.
Tuyến metro số 1, 2 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các chuyên gia nước ngoài chưa thể sang Việt Nam và việc nhập khẩu vật tư thiết bị ảnh hưởng làm chậm tiến độ theo kế hoạch đề ra...
"Tuy vậy năm nay ngành giao thông vẫn có một số tín hiệu vui như giảm tai nạn giao thông. Mặc dù bị giãn cách đầu tiên nhưng chúng tôi vẫn giữ được vai trò lưu chuyển hàng hóa. Thời gian chống dịch thì các thủ tục được giải quyết nhanh, nhiều quyết sách phải thức đêm để xử lý trình duyệt nhằm kịp thời có hướng dẫn cho người dân", ông Lâm cho biết.
Trong kế hoạch năm 2022, ngành giao thông TP.HCM sẽ tập trung khởi công và đưa vào khai thác 20 công trình trọng điểm gồm cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long; mở rộng đường Hoàng Hoa Thám từ cổng Doanh trại quân đội (giáp sân bay) đến đường Cộng Hòa; xây dựng mới cầu Bưng, cầu Bà Hom; mở rộng đường Đồng Văn Cống (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố 2 đến nút giao thông Mỹ Thủy); cầu Rạch Kè, cầu Rạch Kinh, cầu Chuối Nước, cầu Kênh B (nhánh 2), cầu Kênh A (nhánh 2), cầu Vàm Sát 2; hệ thống thoát nước và mở rộng đường Trần Đại Nghĩa; các dự án chống xói lở bờ sông khu vực cầu Phước Lộc, cầu Long Kiểng, cầu Giồng Ông Tố; chống sạt lở bán đảo Thanh Đa; dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2…
Ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2022, Sở Giao thông Vận tải đặt mục tiêu giải ngân kế hoạch vốn được giao đạt trên 95%; mật độ đường giao thông bình quân trên diện tích đất toàn thành phố đạt 2,32 km/km²; chiều dài đường tăng thêm khoảng 41 km, số cầu tăng thêm 18 cầu.
Ngành giao thông thành phố cũng sẽ tập trung, phấn đấu khởi công các công trình trọng điểm là đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, Quốc lộ 50, nút giao thông An Phú…
Để thực hiện mục tiêu trên, Sở Giao thông Vận tải sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả, tiến độ 3 đề án quan trọng của thành phố: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030; Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố; Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình đánh giá cao những nỗ lực của ngành giao thông TP trong năm qua, có thời điểm vừa chống dịch nhưng vẫn tham gia đóng góp ý, tham mưu những quyết sách quan trọng cho TP về các dự án trọng điểm giao thông.
Lãnh đạo UBND TP nhìn nhận năm 2022 dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp nên yêu cầu Sở GTVT thực hiện hiệu quả chủ đề năm là "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp” để tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, kế hoạch của năm.
"Năm 2022, ngành giao thông tiếp tục nỗ lực 200% để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch. Đồng thời, đơn vị khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện hữu, phối hợp với lực lượng CSGT kéo giảm tai nạn giao thông về ba mặt"- ông Bình yêu cầu.
Ngoài ra, lãnh đạo UBND TP cũng yêu Sở GTVT chủ động phối hợp với các tỉnh trong vùng kinh tế phía Nam để thực hiện các dự án kết nối vùng. Triển khai hiệu quả 3 đề án: Thu phí cảng biển, Tăng cường vận tải hành khách công cộng, hạn chế xe cá nhân; Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP giai đoạn 2020 - 2030.
HM (T/h)Kinh tế Hà Nội diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp; ở trong nước, các tỉnh thành phố phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3, Hà Nội đạt được kết quả GRDP 6,12% trong 9 tháng rất quan trọng và đáng ghi nhận.