Năm 2022, Sovico Group đạt lợi nhuận chưa phân phối trên 12.000 tỷ đồng
Theo báo cáo tài chính của Sovico, tổng tài sản của công ty tính đến hết năm 2022 là 165.075 tỷ đồng, tương đương gần 7 tỷ USD. Đây là một trong những doanh nghiệp đa ngành lớn nhất Việt Nam.
- Hết quý 1, chứng khoán vẫn chưa "về bờ" trong khi nhà đầu tư vàng đã "rủng rỉnh" lợi nhuận
- Vì sao nhà đầu tư không nên quá tin vào 'doanh thu và lợi nhuận tăng' trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp?
- Vì sao quỹ đầu tư bí ẩn này có tỷ suất lợi nhuận gấp 2,5 lần huyền thoại Warren Buffett trong 20 năm qua?
CTCP Tập đoàn Sovico (Sovico Group) mới đây đã công bố thông tin tài chính và kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2022.
Theo đó, năm 2022 Tập đoàn có sự tăng trưởng vốn chủ sử hữu từ 11.248 tỷ lên tới 49.237 tỷ đồng. Tổng tài sản 165.075 tỷ đồng và lợi nhuận chưa phân phối lên tới 12.113 tỷ đồng do kết quả của công tác hợp nhất các hoạt động kinh doanh, tài chính, bảo hiểm, hàng không, phát triển đô thị. Tỉ lệ nợ vay bao gồm trái phiếu/vốn chủ sở hữu chỉ trong mức 0,9 lần.
Bên cạnh lợi nhuận sau thuế hợp nhất 3.272 tỷ đồng, Tập đoàn ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế từ nguồn cổ tức của công ty thành viên được chia trong năm 2022. Cụ thể, cổ phiếu HDBank mang lại 1.447 tỷ đồng, cổ phiếu VietjetAir tương đương 1.076 tỷ đồng.
Trong quý 4//2022 Tập đoàn đã hoàn tất mua lại 54.86% cổ phần Công ty CP Sovico Real Estate trở thành công ty đầu tư nắm giữ các công ty, dự án trong lĩnh vực phát triển đô thị.
Sovico là doanh nghiệp đa ngành gắn với tên tuổi của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện là Chủ tịch HĐQT của công ty. Tập đoàn Sovico là đối tác chiến lược của Unesco, Liên hợp quốc hướng tới phát triển bền vững cho các mối quan hệ hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế tại Vietnam và toàn cầu. Sovico Group là tập đoàn đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động với mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hàng không, chuyển đổi số, năng lượng, đô thị, nghỉ dưỡng… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hội nhập kinh tế toàn cầu.
Bà Thảo sinh năm 1970, là Cử nhân Kinh tế và Tài chính, Tín dụng - Ngân hàng, Tiến sĩ Kinh tế. Ngoài chức danh chủ tịch Sovico, bà Thảo hiện còn là Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Vietjet, đồng thời, là Phó chủ tịch HĐQT thường trực HDBank, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny.
Từ một triệu phú sinh viên năm 21 tuổi tại Nga, bà Thảo về nước và bắt tay vào kinh doanh bất động sản. Năm 2013, bà lập nên hãng hàng không tư nhân giá rẻ Vietjet Air, và chỉ 3 năm sau, hãng có lãi.
Đến năm 2016, Vietjet Air vượt Vietnam Airlines về thị phần trong ngành hàng không, khi đảm nhận vận chuyển 42% lượng hành khách nội địa. CEO Vietjet được mệnh danh là "người phụ nữ làm thay đổi ngành hàng không Việt Nam".
Trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam cập nhật đến ngày 21/3, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang đứng ở vị trí thứ 3 với tổng tài sản ước tính đạt 23.019 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo danh sách xếp hạng những người giàu nhất hành tinh của tạp chí Forber, nữ tỷ phú này đứng ở vị trí 1.303 với tài sản khoảng 2,3 tỷ USD. Như vậy, so với bảng xếp hạng được đưa ra hồi năm 2022 thì bà Thảo đã giảm 319 bậc, tài sản giảm 0,8 tỷ USD.
Theo giới thiệu của Forbes, bà Thảo là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam. Bà thành lập hãng hàng không Vietjet Air và sớm gây được tiếng vang lớn với các quảng cáo có các tiếp viên hàng không mặc bikini.
Bà Thảo cũng có các khoản đầu tư vào HD Bank và bất động sản, trong đó có ba khu nghỉ dưỡng ven biển.
Vào tháng 10/2021, bà Thảo đã cam kết tài trợ 200 triệu đô la cho Đại học Linacre College của Đại học Oxford để xây dựng một trung tâm sau đại học mới và cấp học bổng sau đại học.
Mai PhươngKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.