Năm 2022, tiền ảo hay chứng khoán là kênh “chốt lời” hiệu quả cho các nhà đầu tư
Tiền ảo, kênh sinh lời khiến các nhà đầu tư như ngồi trên "chảo lửa".
Mặc dù không được công nhận ở Việt Nam, song kênh đầu tư tiền ảo vẫn bùng nổ. Theo khảo sát của nhiều tổ chức trên thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ đầu tư vào tiền mã hóa cao nhất.
Mức độ phổ biến tiền ảo tại các quốc gia.
Báo cáo mới đây của Chainalysis (công ty chuyên cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu blockchain) cho thấy, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về lợi nhuận thu được từ tiền mã hóa, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, riêng với Bitcoin, các nhà đầu tư Việt đã kiếm được 400 triệu USD trong năm 2020, đứng thứ 13 thế giới. Trước đó, theo khảo sát của Finder và Statista, Việt Nam cũng đứng top đầu các quốc gia về tỷ lệ người sở hữu tiền mã hóa.
Quay trở lại với năm 2021, tiền ảo được nhà đầu tư ví là kênh đầu tư "đau tim nhất".
Thị trường tiền kỹ thuật số thế giới sắp khép lại một năm 2021 ấn tượng với khoảng 2.200 tỷ USD vốn hóa thị trường, dù có phần giảm tốc trong hai tuần cuối.
Giá trị vốn hóa toàn cầu của thị trường tiền kỹ thuật số đã có thời điểm giảm 1,54% trong phiên giao dịch ngày 30/12, tức để mất hơn 25% giá trị kể từ khi xác lập mức cao kỷ lục 3.000 tỷ USD vào đầu tháng 11.
Bitcoin đã tăng 73% trong năm 2021, trong khi đó, đồng tiền kỹ thuật số lớn thứ hai thế giới là Ethereum tăng đến 455% giá trị bất chấp sự mới nổi của các đồng tiền số mới đây, từ đó nâng thị phần của Ethereum trên toàn thị trường lên 20% trong năm 2021. Binance Coin tăng 1.344% trong năm nay và chiếm khoảng 4% thị trường tiền số.
Ethereum giảm 2,8% xuống 3.690 USD trong phiên sáng 30/12, trong khi đồng Binance Coin giảm 3,7% xuống 517 USD.
Đồng Cardano giảm 4,2% xuống 1,33 USD trong phiên 30/12, qua đó đánh dấu mức tăng khoảng 637% trong năm 2021 để giữ vị trí thứ sáu trên biểu đồ tiền số.
Gần đây thông tin ngày 6/1/2021, thị trường tiền số đồng loạt lao dốc, Bitcoin rớt xuống dưới mốc 44.000 USD, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về thị trường tiền ảo năm 2022
Giá Bitcoin giảm sâu sau khi Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) công bố biên bản cuộc họp tháng 12. Các nhà hoạch định chính sách đang ngày càng lo ngại về tình trạng lạm phát gia tăng và khả năng sẽ nâng lãi suất vào tháng 3 năm 2022.
Ngay sau khi Fed công bố biên bản, Bitcoin giảm hơn 4% xuống còn 44.200 USD từ mức 46.000 USD, sau đó tiếp tục mất 5,8% và giao dịch quanh mức 43.562 USD vào lúc 8 giờ sáng.
Mặc dù là kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời tốt nhất năm, song tiền ảo cũng khẳng định là kênh đầu tư rủi ro nhất khi biến động mạnh chưa từng có. Bitcoin khởi đầu năm 2021 với mức giá gần 30.000 USD/BTC, vọt lên gần 64.000 USD/BTC giữa tháng 4/2021, lao dốc về dưới 30.000 USD/BTC vào tháng 7/2021, sau đó đột ngột vọt lên 69.000 USD ngày 10/11/2021 và hiện đứng ở mức 51.000 USD/BTC.
Tại Việt Nam, đầu tư tiền ảo dù thu hút cộng đồng rất lớn, song không phải ai cũng kiếm được lợi nhuận, rất nhiều nhà đầu tư mất trắng tài sản vì tiền ảo. Cách đây không lâu, trên một diễn đàn mạng xã hội, một nhà đầu tư từng công bố tài khoản lỗ 56 tỷ đồng cùng những lời tâm sự chua xót vì trót sa chân vào tiền ảo.
Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất của kênh đầu tư tiền ảo tại Việt Nam là có quá nhiều sàn tiền ảo trá hình, sàn tiền ảo đa cấp. Các đối tượng lợi dụng tiền ảo để lừa đảo, gây bất ổn xã hội.
Khác với thị trường tiền ảo, thị trường chứng khoán có lẽ là một kênh vẫn luôn hấp dẫn.
Tuy diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là biến chủng mới Omicron tiếp tục phủ nỗi lo lên toàn cầu khi chưa biết thời điểm nào và bằng cách nào thế giới mới có thể kết thúc. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đều đồng thuận cho rằng, năm 2022, kinh tế vĩ mô đủ "sức khỏe" để phục hồi của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục, nên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 vẫn được dự báo rất tích cực.
Quay trở lại năm 2021, chỉ số chứng khoán VN-Index vẫn chốt năm 2021 với 1.498,28 điểm - sát mốc kỷ lục lịch sử. Như vậy chỉ trong vòng một năm VN-Index đã tăng tới 394 điểm (+36%), góp phần giữ mạch tăng trưởng ba năm liền, chỉ xếp sau năm 2017 (+48%). Theo ghi nhận, hai chỉ số khác là HNX-Index và UPCoM-Index cũng ghi nhận tỷ lệ tăng đáng kể trong năm 2021, trong đó, HNX-Index (tăng 133,3%) lên 473,99 điểm còn UPCoM-Index (tăng 51%) 112,63 điểm.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Mức vốn hóa thị trường đạt 7.729 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP.
Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 vẫn tiếp tục bùng nổ. Tính chung từ 4/1/2021 đến 31/12/2021, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 25.960 tỷ đồng/phiên. Thanh khoản tăng 250% so với năm 2020, ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 2,3 tỷ USD (3/11/2021), xếp thứ 2 trong Đông Nam Á. Năm 2021, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khón tăng mạnh trong thời gian gần đây đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên.
Lần đầu tiên, chỉ trong tháng 11/2021, số tài khoản mở mới đã vượt 200.000 đơn vị. Tổng số tài khoản chứng khoán cá nhân mở mới 11 tháng năm 2021 đạt 1,3 triệu đơn vị, gấp 3,3 lần cả năm 2020. Ước tính cả năm 2021, con số này có thể đạt 1,5 triệu, cao hơn 5 năm trước cộng lại.
Theo đó, các trụ cột được coi là động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2022 là kỳ vọng sức cầu nội địa phục hồi và sẽ hoạt động hết công suất sau khi Việt Nam đạt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho hơn 70% dân số.
Xuất khẩu của Việt Nam sẽ duy trì đà tăng tích cực nhờ nhu cầu toàn cầu phục hồi. Dòng vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ phục hồi vào năm 2022, trong khi Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Lãi suất ngân có thể tăng lên nhưng tuy nhiên kéo theo đó là làm phát của nền kinh tế tăng lên. Do đó, kênh đầu tư chứng khoán vẫn đang được khuyến khích để cân bằng và phục hồi nền kinh tế.
Đặc biệt, các dự báo kỳ vọng động lực đến từ chính sách hỗ trợ từ Chính phủ trong năm 2022 sẽ mạnh hơn, hiệu quả hơn năm 2021. Cụ thể, quy mô các gói hỗ trợ tài khóa Covid-19 của Việt Nam mà Chính phủ đề xuất mới chỉ chiếm khoảng 2,85% GDP, thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế châu Á, trong khi tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam mới khoảng 45% GDP.
Có ý kiến cho rằng, gói hỗ trợ mới, dự kiến 3 - 4% GDP có thể sẽ giúp GDP Việt Nam năm tới sẽ tăng 7,5% và TTCK có thể sẽ chinh phục các mốc đỉnh mới, 1.800 điểm, thậm chí cao hơn.
Ngoài động lực từ khả năng phục hồi kinh tế, chứng khoán Việt còn nhận được thu hút lớn bởi nhóm nhà đầu tư trẻ và năng động. Chưa kể nhiều nhà đầu tư, bao gồm những nhà đầu tư trẻ có khẩu vị rủi ro cao, sẵn sàng mua cổ phiếu với kỳ vọng lợi nhuận cao, thay vì gửi ngân hàng.
Dự báo tăng trưởng thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) mang tính dự phóng ở thị trường Việt Nam vào khoảng 21% cho 2022 và 20% cho 2023.
Đặc biệt cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ sẽ là những mã cổ phiếu luôn hấp dẫn các nhà đầu tư rót vốn vì những giá trị tăng trưởng cao. Bàn về cơ hội kinh doanh, mã cổ phiếu của PGT Holdings (HNX: PGT) chính là một cơ hội sinh lời đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
Với lợi thế có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng, được rất nhiều nhà đầu tư kì vọng sẽ tăng trưởng "nhảy vọt" trong tương lai.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Thêm vào đó những mục tiêu đang dần được thực hiện của PGT cũng rất được quan tâm khi công bố ngày 31/12/2021, PGT Holdings đã thông qua tăng vốn điều lệ cho công ty con công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát thêm 6,550,000,000 VNĐ. Theo ghi nhận vốn điều lệ hiện tại của Vĩnh Đại Phát là 19,000,000,000 VNĐ, sau khi được tăng vốn là 25,550,000,000 VNĐ.
Ngày 5/1/2022, PGT Holdings tiếp tục thông qua tăng vốn điều lệ cho công ty con công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát thêm 6,400,000,000 VNĐ nữa. Tăng số vốn điều lệ hiện tại từ 25,550,000,000 VNĐ lên thành 31,950,000,000 VNĐ. Chính vì thế số vốn điều lệ của Vĩnh Đại Phát đã lên đến trên mức tiêu chuẩn niêm yết mà sàn HNX yêu cầu là 30,000,000,000VND. PGT Holdings tin rằng năm 2022, sẽ từng bước thực hiện được kế hoạch chuẩn bị cho việc bắt đầu niêm yết lên sàn.
Bên cạnh đó, ngày 7/1/2022 PGT Holdings đã công bố thông tin chào bán cổ phiếu quỹ trong tháng 1/2022. Cụ thể 230, 296 cổ phiếu sẽ được PGT Holdings chào bán dự kiến giao dịch ngày 14/01/2022, ngày dự kiến kết thúc giao dịch 11/02/2022. Số tiền thu được sẽ giúp PGT cơ cấu lại nguồn vốn và giúp hoạt động kinh doanh được phát triển hơn nữa
Đúng như những gì thông tin PGT Holdings đã cung cấp cho các nhà đầu tư, năm 2022 PGT sẽ có những bước đột phá cả về chất và lượng của cổ phiếu đầy tiềm năng. Những dự án ấp ủ M&A sẽ dần được hé lộ. Điều đó chứng minh một lần nữa, PGT Holdings luôn minh bạch trong mọi thông tin công bố tới các nhà đầu tư từ thông tin tài chính đến những dự án đã và đang được thực hiện. Để từ đó bức tranh về hoạt động kinh doanh của công ty được các nhà đầu tư tìm hiểu và rót vốn sinh lời hiệu quả.
Hãy follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Từ 15h hôm nay (5/12), giá xăng RON 95 giảm 294 đồng/lít, bán ra ở mức 20.563 đồng/lít - mức tương đương hồi tháng 5/2021, trong khi đó giá bán lẻ xăng RON 92 tăng nhẹ.