Năm 2022, Việt Nam có 5 lý do “Đặc Biệt“ có thể thu hút được 40 tỷ USD vốn FDI
Đầu năm 2022, một dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghệ được cấp chứng nhận đầu tư ngay trong những ngày đầu năm mới, có thể nói, đã mang lại những tín hiệu vui cho thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong năm 2022, sau khi đã có một năm 2021 khá thành công, với trên 31,15 tỷ USD vốn cam kết.
Năm 2021, có 3 dự án tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư, gồm Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD tại Long An; Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD, tại Cần Thơ; Dự án tăng vốn của LG Display Hải Phòng, với 2 lần điều chỉnh, tổng vốn tăng thêm là 2,15 tỷ USD.
Để thu hút đầu tư, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan trọng. Một trong số đó là cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, quy mô lớn. Bên cạnh đó, Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn đến năm 2030 cũng đã được ban hành.
Cơ hội cho sự tăng tốc_ 5 yếu tố hấp dẫn FDI của Việt Nam
Bất chấp những tác động của dịch bệnh Covid-19, Việt Nam vẫn thu hút được 31,15 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2021, tăng 9,2% so với năm trước. Bước sang năm 2022, tình hình còn khả quan hơn. Việt Nam có thể thu hút được 40 tỷ USD vốn đăng ký và 21-22 tỷ USD vốn thực hiện.
Những hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã ký, sự hồi phục của nền kinh tế, việc các đường bay quốc tế được mở cửa trở lại khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt hơn sẽ là những "cú hích" quan trọng cho thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Thứ nhất, theo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và một số tổ chức khác, lương công nhân ở Việt Nam thấp hơn khoảng 2/3 so với Trung Quốc, nhưng chất lượng lao động tương đương với Trung Quốc.
Theo PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Thứ hai, Việt Nam có vị trí địa lý gần chuỗi cung ứng của châu Á, đặc biệt là trong ngành công nghiệp công nghệ cao.
Về lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT), trong những năm qua, chúng ta đã vươn lên vượt nhiều cường quốc về CNTT, một số lĩnh vực lọt top 10 thế giới. Về sản xuất, xuất khẩu điện thoại, chúng ta đứng thứ 2 thế giới, chiếm 13,3% thị phần năm 2019. Về xuất khẩu điện tử, Việt Nam xếp thứ 9 thế giới.
Mỗi năm, Samsung sản xuất khoảng 180 triệu các thiết bị điện tử khác nhau, từ điện thoại đến TV, tủ lạnh... Trong đó, Việt Nam chiếm 60% tổng sản lượng thiết bị của Samsung trên toàn cầu.
Trong 1, 2 năm gần đây, Samsung đã thắng 1 loạt gói thầu tỷ USD về thiết bị viễn thông, 5G. Tuy nhiên ít ai biết rằng, 90% những thiết bị đó được sản xuất ở Việt Nam. Điều này cho thấy vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hiện Samsung có khoảng hơn 2.000 kỹ sư R&D (Research and Development) đang làm việc tại Việt Nam. Công ty cũng đang xây dựng một trụ sở mới tại Hà Nội. Dự kiến trụ sở này sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2022 với khoảng 3.000 kỹ sư làm việc tại đây. Câu chuyện của Samsung là minh chứng cho thấy, vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu là rất lớn.
Thứ ba, Nhật Bản và Hàn Quốc đang đối mặt với các vấn đề cơ cấu, buộc phải đầu tư ra nước ngoài, mà Việt Nam được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn của doanh nghiệp hai nước này.
Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đối mặt với tình trạng do dân số suy giảm. Dân số Nhật Bản bắt đầu suy giảm nghiêm trọng những năm 90 của thế kỷ trước và người Nhật phản ứng với triển vọng kinh tế khiêm tốn bằng cách đầu tư mạnh mẽ vào Đông Nam Á.
Dân số Nhật Bản sẽ chưa thể cải thiện trong tương lai gần, nên các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục đầu tư ra nước ngoài trong nhiều năm tới. Dòng vốn đầu tư "cơ cấu" mạnh mẽ từ Nhật Bản vào Việt Nam hàng năm phản ánh thực tế là người Nhật phải đầu tư ra nước ngoài và Việt Nam là quốc gia hấp dẫn nhất để các công ty này rót vốn. Đó là kết quả của khảo sát về các nhà đầu tư nước ngoài Nhật Bản do Deloitte (Công ty trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính)_ công bố trong năm 2021.
Trong khi đó, vấn đề dân số của Hàn Quốc còn nghiêm trọng hơn so với Nhật Bản, nên chắc chắn, dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam trong nhiều năm tới. Hàn Quốc có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới và dân số đang già đi với tốc độ nhanh hơn so với Nhật Bản (dân số của Hàn Quốc bắt đầu suy giảm nhanh chóng vào khoảng năm 2015 - khoảng thời gian mà các khoản đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam tăng nhanh).
Yếu tố thú 4, việc ngày càng nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đa dạng hóa hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc cũng góp phần làm tăng sức hút đầu tư của Việt Nam.
Điều kiện hoạt động của các công ty FDI tại Trung Quốc đang trở nên khó khăn hơn do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Trung Quốc là quốc gia lớn duy nhất trên thế giới theo đuổi chiến lược "Zero Covid". Bên cạnh đó, tình trạng thiếu điện gần đây của Trung Quốc có vẻ sẽ còn tồi tệ hơn trong tương lai do thiếu nước trầm trọng phục vụ sản xuất điện ở miền Nam nước này.
Tình trạng mất điện đột ngột ở nhiều khu vực của Trung Quốc đang thúc đẩy một số công ty nước ngoài cân nhắc đầu tư vào các quốc gia khác.
Trong những ngày gần đây, nhiều chính quyền địa phương của Trung Quốc đã hạn chế sử dụng điện, giảm tải hoặc thậm chí ngừng hoạt động sản xuất của các nhà máy. Các biện pháp hạn chế mới được triển khai trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt với tình trạng thiếu than để sản xuất điện và chính quyền khu vực đang chịu sức ép ngày càng tăng trước yêu cầu giảm lượng khí thải carbon của chính phủ.
Cuối cùng yếu tố thứ 5, tất cả các yếu tố trên giải thích vì sao dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn giữ mức ổn định trong 2 năm qua. Và các yếu tố này cũng sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI trong năm 2022.
Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2021 ước tính đạt 31,15 tỷ USD, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút hơn 18 tỷ USD.
Cơ cấu FDI theo ngành năm 2021.
Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021 ước đạt 19,74 tỷ USD.
Cụ thể, 1.738 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong năm 2021 với tổng vốn đăng ký đạt trên 15,2 tỷ USD, tăng 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Về vốn đăng ký điều chỉnh, có 985 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 9,01 tỷ USD, tăng 40,5% so với năm trước 2020.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn mua cổ phần không nhiều, song có dự án có quy mô vốn lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn-bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 2,6 tỷ USD và trên 1,4 tỷ USD...
Bên cạnh đó với 3 điểm nhấn Việt Nam đã đạt được trong năm 2021, chắc chắn sẽ là bước đệm vững chắc cho năm 2022.
Một là, Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đạt được thỏa thuận loại bỏ nguy cơ Việt Nam bị gắn mác là "nước thao túng tiền tệ" trong tương lai, giúp các công ty đa quốc gia tự tin hơn khi đầu tư vào Việt Nam.
Hai là, chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 của Việt Nam đạt tốc độ nhanh chóng, mang lại niềm tin cho các công ty nước ngoài về cam kết của Chính phủ Việt Nam để duy trì sự cân bằng thận trọng giữa sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế với chiến lược "sống chung với virus SARS CoV-2" mà Việt Nam đã theo đuổi từ tháng 10/2021.
Ba là, việc Tập đoàn LEGO thông báo đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng một trong những nhà máy lớn nhất của Công ty tại Việt Nam sẽ kích thích thêm dòng vốn FDI vào Việt Nam trong tương lai.
Quay trở lại với PGT Holdings (HNX:PGT) việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI (Chỉ số Quản lý Thu Mua _Purchasing Managers Index) trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Thêm vào đó, thông tin chứng khoán ngày 19/1/2022 phần nào cũng giúp nhà đầu tư có một tâm thế khả quan hơn những phiên giao dịch đầu tuần. VN-Index tăng 3,85 điểm (0,27%) lên 1.442,79 điểm, nhưng tuy nhiên HNX-Index giảm 11,9 điểm (2,93%) còn 409,31 điểm.
Khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu của PGT Holdings.
Song song với diễn biến của thị trường, cổ phiếu PGT cũng có một chuỗi lên điểm ấn tượng sau 2 phiên khiêm tốn về điểm số. Kết thúc phiên giao dịch hôm nay 19/1 PGT khớp lệnh thành công 65,500 cổ phiếu và giá đóng cửa 10,300 VNĐ.
PGT Holdings đang phát triển là tập đoàn với tính chất đa quốc gia trong các lĩnh vực M&A, đều thuộc nhóm ngành "hot": tư vấn đầu tư, cung ứng nguồn nhân lực, giáo dục, bất động sản, khách sạn, công nghệ thông tin. Đồng thời, sự đón đầu xu hướng tài chính số, quốc tế hoá của các lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm, tài năng cũng khiến PGT Holdings trở thành một trong những công ty mà các nhà đầu tư không nên bỏ lỡ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Hãy follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới”.